SCB bổ nhiệm Quyền Tổng giám đốc với ông Hoàng Minh Hoàn

Nhàđầutư
Hội đồng quản trị (HĐQT) Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) vừa bổ nhiệm ông Hoàng Minh Hoàn - Phó Tổng Giám đốc phụ trách Khối Quản trị tài chính & Nguồn vốn lên làm Quyền Tổng giám đốc kể từ ngày 29/7.
HẢI ĐĂNG
29, Tháng 07, 2020 | 15:28

Nhàđầutư
Hội đồng quản trị (HĐQT) Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) vừa bổ nhiệm ông Hoàng Minh Hoàn - Phó Tổng Giám đốc phụ trách Khối Quản trị tài chính & Nguồn vốn lên làm Quyền Tổng giám đốc kể từ ngày 29/7.

Ngân hàng Sài Gòn (SCB) vừa có thông tin về việc thay đổi nhân sự cấp cao. Theo đó, Hội đồng quản trị SCB đã quyết định bổ nhiệm ông Hoàng Minh Hoàn - Phó Tổng Giám đốc phụ trách Khối Quản trị tài chính & Nguồn vốn lên làm Quyền Tổng giám đốc kể từ ngày 29/7/2020 thay cho ông Võ Tấn Hoàng Văn – người đã điều hành SCB trong suốt 7 năm qua.

Sau khi từ nhiệm, ông Võ Tấn Hoàng Văn tiếp tục là thành viên Hội đồng quản trị SCB nhiệm kỳ 2017-2022.

Ông Hoàng Minh Hoàn – Quyền Tổng Giám đốc của SCB đã có 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, nắm giữ các vị trí quản lý cấp cao tại các ngân hàng.

Tại SCB, ông Hoàng Minh Hoàn đã từng đảm nhận các vị trí Giám đốc Khối Tiền tệ, Giám đốc Tài chính, Phó Tổng Giám đốc phụ trách Khối Quản trị Tài chính & Nguồn vốn.

SCB (2)

Ông Hoàng Minh Hoàn – Quyền Tổng Giám đốc của SCB

Với bề dày kinh nghiệm cùng kiến thức chuyên môn sâu rộng, sự am hiểu về SCB, ông Hoàng Minh Hoàn được tin tưởng sẽ là người kế nhiệm xứng đáng để điều hành SCB trong giai đoạn 2020-2030 - giai đoạn chuyển đổi mạnh mẽ và phát triển bền vững của SCB.

Mới đây ngày 27/7, SCB và McKinsey & Company Vietnam cũng đã chính thức ký kết hợp tác. Theo SCB, việc hợp tác này là bước đi chiến lược của Ngân hàng trong giai đoạn chuyển đổi.

McKinsey sẽ giúp SCB củng cố, chắt lọc và khai thác các cơ hội, tiềm năng kinh doanh của ngành ngân hàng trong kỷ nguyên số mới, tư vấn các giải pháp toàn diện nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh với mục tiêu duy trì tốc độ tăng trưởng cao, nâng cao dịch vụ và trải nghiệm khách hàng...

McKinsey cũng đồng thời tư vấn SCB lựa chọn nhà đầu tư chiến lược nước ngoài phù hợp với chiến lược hoạt động và mục tiêu đa dạng hóa cổ đông của Ngân hàng.

Trước đó, ngày 29/5/2020, SCB đã tổ chức đại hội đồng cổ đông thường niên. Tại đại hội, các cổ đông đã thông qua phương án đăng ký giao dịch trên hệ thống UpCOM trong năm 2020-2021 và phương án tăng vốn điều lệ thêm 5.000 tỷ đồng. Nếu thành công, dự kiến đến cuối năm 2020, vốn điều lệ của SCB sẽ đạt 20.232 tỷ đồng.

Trong năm 2020, SCB đặt mục tiêu tổng tài sản đạt 637.166 tỷ đồng, tăng 12,19% so với cuối năm 2019. Trong đó, cho vay khách hàng đạt 377.283 tỷ đồng, tăng 13%; huy động thị trường 1 là 553.092 tỷ đồng, tăng 13,3%.

SCB dự kiến trong năm 2020 sẽ ghi nhận thu nhập thuần từ hoạt động dịch vụ 1.800 tỷ đồng, tăng 40% so với năm 2019, tăng doanh số bảo hiểm 70% so với năm 2019; tiếp cận 30.000 khách hàng trên nền tảng số; đẩy mạnh phát hành mới thẻ tín dụng quốc tế lên 50.000 thẻ…

Bên cạnh đó, SCB sẽ triển khai các giải pháp đồng bộ để đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng mới, thu hồi nợ xấu, và xử lí tài sản theo lộ trình đã  được NHNN phê duyệt tại Đề án cơ cấu lại SCB gắn với xử lí nợ xấu giai đoạn 2019-2020, tầm nhìn đến năm 2030.

Thông tin với cổ đông tại đại hội, ông Đinh Văn Thành, Chủ tịch HĐQT SCB nhấn mạnh rằng mục tiêu của SCB đã phải thay đổi theo xu hướng toàn cầu do bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19.

"Tuy nhiên, dịch COVID-19 không làm quá trình tái cơ cấu SCB chậm đi. Trái lại, càng tạo bối cảnh tốt hơn trong thay đổi cơ cấu về định hướng, mục tiêu cho cả thị trường nói chung, và SCB nói riêng mà từ trước đến nay chưa có tiền lệ", ông Thành nói.

Đối với việc niêm yết trên sàn chứng khoán, ngân hàng dự kiến sẽ lên sàn vào năm 2022, bởi lúc này SCB sẽ có điều kiện tốt hơn trong việc "chốt" room ngoại khi năng lực tài chính cũng như sức cạnh tranh của SCB vững mạnh. Nhưng với đề án tái cơ cấu giai đoạn hai được NHNN phê duyệt thì việc thu hút thêm cổ đông cũng như kế hoạch niêm yết của SCB rõ hơn và triển khai trong năm 2020.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 24810.00 24830.00 25150.00
EUR 26278.00 26384.00 27554.00
GBP 30717.00 30902.00 31854.00
HKD 3125.00 3138.00 3240.00
CHF 26952.00 27060.00 27895.00
JPY 159.41 160.05 167.39
AUD 16033.00 16097.00 16586.00
SGD 18119.00 18192.00 18729.00
THB 669.00 672.00 700.00
CAD 17923.00 17995.00 18523.00
NZD   14756.00 15248.00
KRW   17.51 19.08
DKK   3529.00 3658.00
SEK   2286.00 2374.00
NOK   2265.00 2354.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ