Sau khi đồng rupi mất giá kỷ lục, Indonesia vạch đối sách bảo vệ giá trị đồng nội tệ

Nhàđầutư
Sau khi rớt giá kỷ lục trong vòng 3 năm qua so với đồng đô la Mỹ, nhà đầu tư nước ngoài tháo chạy khỏi thị trường chứng khoán, đồng rupi của Indonesia được hứa hẹn sẽ không mất giá thêm nữa.
NGỌC TRÂM
31, Tháng 08, 2018 | 07:00

Nhàđầutư
Sau khi rớt giá kỷ lục trong vòng 3 năm qua so với đồng đô la Mỹ, nhà đầu tư nước ngoài tháo chạy khỏi thị trường chứng khoán, đồng rupi của Indonesia được hứa hẹn sẽ không mất giá thêm nữa.

Dong rupi Indonesia

Chính quyền Indonesia cam kết sẽ không để đồng rupi không rớt giá thêm trong thời gian tới 

Đồng rupi của Indonesia là đồng tiền mất giá nhiều nhất ở châu Á trong năm nay khi các nhà đầu tư rút chạy khỏi các thị trường mới nổi có thâm hụt ngân sách và cán thanh toán cân vãng lai. Thứ Tư tuần này, 1 đô la Mỹ đổi được 16,64 rupi, đây là mức cao nhất kể từ hồi tháng 10/2015. Hồi đầu năm nay 1 đô la Mỹ chỉ đổi được 13,565 rupi.  

Bộ trưởng Thương mại Indonesia Enggartiasto Lukita cho rằng việc Cục Dự trữ liên bang Mỹ tăng lãi suất và một vài chính sách của Tổng thống Trump đã giúp nâng giá trị của đồng bạc xanh và qua đó thu hút các nhà đầu tư đổ về nền kinh tế lớn nhất thế giới này.

“Điều này là tốt cho Mỹ nhưng lại ảnh hưởng tới tất cả các quốc gia khác”, ông này nói và cho biết Indonesia sẽ tiếp tục sử dụng cả chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa để giữ cho đồng tiền nước này ổn định trở lại.

Giờ đây chính phủ Indonesia coi việc bảo vệ giá trị đồng rupi là một trong những ưu tiên hàng đầu của mình. Từ tháng 5 cho tới nay ngân hàng trung ương nước này đã nâng lãi suất 4 lần và dùng quỹ dự trữ ngoại hối của mình để mua đồng rupi. Đồng thời chính phủ Indonesia cũng công bố thi hành một số biện pháp khác nhằm giải tỏa sức ép lên đồng rupi, chẳng hạn như đánh thuế lên một số mặt hàng nhập khẩu mà trong nước sản xuất được.

Việc đánh thuế nhập khẩu nhằm hạn chế nhập khẩu và qua đó làm giảm nhu cầu ngoại tệ. Đồng thời động thái này cũng sẽ giúp giảm thâm hụt cán cân thanh toán vãng lai – một trong những lý do khiến các nhà đầu tư nước ngoài tháo chạy khỏi thị trường Indonesia.

Bộ trưởng Thương mại Indonesia cho rằng động thái rút khỏi thị trường Indonesia của nhà đầu tư nước ngoài chủ yếu là do chính sách thắt chặt tiền tệ nói chung của các ngân hàng trung ương trên thế giới.

Ông Enggartiasto cho biết Tổng thống Joko Widodo thậm chí còn cam kết cắt giảm thâm hụt ngân sách bất chấp việc năm tới là năm tổng tuyển cử. “Thông thường các lãnh đạo thường gia tăng mức bội chi ngân sách trong thời gian này để lấy phiếu của cử tri”, ông này cho biết.

Hồi đầu tháng này Tổng thống Jokowi tuyên bố cắt giảm thâm hụt ngân sách về mức 1,84% GDP trong năm 2019 từ mức 2,12% của năm nay trong khi vẫn tăng cường chi tiêu công.

Mối ngờ vực vẫn còn đó

Bất chấp những tuyên bố của các quan chức Indonesia, giới phân tích vẫn tiếp tục nghi ngờ khả năng của Indonesia trong việc tăng thu ngân sách để từ đó có thể tăng chi tiêu công.

“Mặc dù thâm hụt ngân sách đang giảm dần nhưng những số liệu lịch sử về việc thu ngân sách kém khả quan cho thấy: sẽ là quá sớm để cho rằng thu ngân sách của nước này sẽ có xu hướng tăng”, ông Zhu Huani, một nhà kinh tế học tại ngân hàng Mizuho nhận định.  

Nhận định này trùng khớp với nhận định của hãng định mức tín nhiệm Moody’s. Moody’s cho rằng nợ chính phủ của Indonesia sẽ không được cải thiện nếu mục tiêu thu ngân sách không đạt được.

Hiện trong số nợ quốc gia của Indonesia có tới 41% là nợ nước ngoài. Điều này có nghĩa rằng nếu Indonesia không thể thuyết phục được cộng đồng đầu tư nước ngoài rằng họ có thể kiểm soát được tình hình tài chính của họ thì đồng rupi có nguy cơ còn giảm giá hơn nữa trong thời gian tới. Điều này sẽ làm cho nợ nước ngoài tăng lên, nếu tính bằng đồng nội tệ.   

Moody’s nhận định: “Củng cố niềm tin thị trường thông qua kỷ luật ngân sách là tối quan trọng đối với uy tín quốc gia của Indonesia vào lúc này”.

(Theo CNBC)

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25155.00 25475.00
EUR 26606.00 26713.00 27894.00
GBP 30936.00 31123.00 32079.00
HKD 3170.00 3183.00 3285.00
CHF 27180.00 27289.00 28124.00
JPY 158.79 159.43 166.63
AUD 16185.00 16250.300 16742.00
SGD 18268.00 18341.00 18877.00
THB 665.00 668.00 694.00
CAD 18163.00 18236.00 18767.00
NZD   14805.00 15299.00
KRW   17.62 19.25
DKK   3573.00 3704.00
SEK   2288.00 2376.00
NOK   2265.00 2353.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ