Rủi ro từ nguồn gỗ Campuchia
Chiếm tỷ lệ nhỏ, song nguồn gỗ nguyên liệu từ Campuchia đang đặt ngành gỗ trước nhiều rủi ro, trong bối cảnh Việt Nam đạt thỏa thuận liên quan tới chuỗi cung ứng gỗ hợp pháp với EU.
Nguồn cung rủi ro
Hiệp định đối tác tự nguyện về thực thi luật lâm nghiệp, quản trị rừng và thương mại lâm sản (VPA/FLEGT) được ký hồi tháng 10, đưa ra những quy định nhằm giải quyết tình trạng khai thác gỗ bất hợp pháp và thúc đẩy thương mại gỗ và các sản phẩm gỗ hợp pháp của Việt Nam không chỉ xuất khẩu mà cả tiêu thụ trong nước.
Nhìn ở góc độ chuỗi cung ứng gỗ toàn ngành, ông Huỳnh Văn Hạnh, Phó Chủ tịch Hiệp hội chế biến gỗ TPHCM (Hawa) cho hay, hiện nay gỗ rừng trồng trong nước đã thỏa mãn được 75% nguồn nguyên liệu gỗ để chế biến và xuất khẩu, gồm sản phẩm đồ gỗ, dăm gỗ, các chi tiết đồ gỗ khác.
“Chúng ta chỉ nhập 25% gỗ nguyên liệu. Nguồn gỗ này có nhiệm vụ làm phong phú nguồn cung, cũng như góp phần làm tăng chất lượng, mẫu mã sản phẩm khi xuất khẩu”, ông Hạnh nói.
Việt Nam nhập khẩu gỗ nguyên liệu từ hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ, nhưng chỉ một số nguồn cung có độ rủi ro cao, trong đó có nguồn từ Campuchia, nước có tỷ lệ phá rừng bị đánh giá cao thứ 5 thế giới. Theo thống kê của Liên Hiệp Quốc, độ che phủ rừng của Campuchia, đã giảm mạnh từ 73% vào năm 1990, giảm xuống 57% vào năm 2010.
Theo quan sát của vị Phó chủ tịch Hawa, sau khi Lào cấm xuất khẩu gỗ, nhập khẩu gỗ từ thị trường Campuchia đang có xu hướng tăng trưởng, trong đó có cả gỗ rừng trồng và gỗ tự nhiên.
Thống kê của Hiệp hội gỗ và lâm sản Việt Nam (Viforest) cho thấy, tổng kim ngạch nhập khẩu gỗ tròn và gỗ xẻ từ thị trường Campuchia sau khi chững lại năm 2016, đã có dấu hiệu tăng nhiệt. Cụ thể, trong năm 2017, tổng kim ngạch nhập khẩu gỗ tròn và gỗ xẻ từ thị trường Campuchia đạt khoảng 213 triệu đô la Mỹ, tăng khoảng 18% so với năm 2016.
Ông Tô Xuân Phúc, chuyên gia phân tích chính sách, Tổ chức Forest Trends cho hay, chuỗi cung gỗ nguyên liệu từ Campuchia sang Việt Nam là chuỗi cung “phức tạp” và “có độ rủi ro cao”.
Rủi ro cao mà ông Phúc nói ở đây chính là việc Việt Nam vẫn chưa có một cơ chế kiểm soát hiệu quả gỗ từ Campuchia vào nước ta, chứng từ về nguồn gốc gỗ là do phía Campuchia cấp và rất khó xác thực được tính chính xác của giấy tờ này.
Gỗ Campuchia vận nhập vào Việt Nam chủ yếu thông qua cửa khẩu Lệ Thanh, đang có xu hướng tăng. Bà Lê Thị Thanh Huyền, Phó Cục trưởng Cục Hải quan Gia Lai - Kon Tum, cho rằng, chưa đủ căn cứ để chứng minh nguồn gốc gỗ Campuchia là hợp pháp nếu dựa vào hồ sơ xuất nhập khẩu gỗ từ phía Campuchia.
Cơ chế giảm rủi ro
Nhận thấy được tính rủi ro về nguồn gỗ Campuchia, mới đây, Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư 44 quy định về việc tạm ngừng kinh doanh tạm nhập, tái xuất gỗ tròn, gỗ xẻ từ rừng tự nhiên từ Lào và Campuchia, có hiệu lực từ 1-1-2019. Thông tư này quy định tạm ngừng hoạt động kinh doanh tạm nhập từ Lào và Campuchia để tái xuất sang nước thứ ba đối với gỗ tròn, gỗ xẻ từ rừng tự nhiên.
Song, thông tư này chỉ áp dụng đối với hình thức tạm nhập tái xuất. Vì vậy, các sản phẩm gỗ tròn và gỗ xẻ nhập khẩu vào Việt Nam theo hình thức thương mại bình thường; hoặc gỗ tròn và gỗ xẻ nhập khẩu vào Việt Nam sau đó đưa vào chế biến, phục vụ tiêu thụ trong nước và xuất khẩu không thuộc phạm vi điều chỉnh của Thông tư này. Như vậy, rủi ro nguồn gốc gỗ từ Campuchia vẫn hiện hữu.
Ngành gỗ Việt Nam có được thành công trên thị trường quốc tế như hôm nay không phải từ nguồn cung gỗ Campuchia mà từ nhiều nguồn cung gỗ hợp pháp khác, những nguồn cung sạch từ Mỹ, Canada, Châu Âu.
“Tại sao Việt Nam vẫn phải duy trì nguồn cung gỗ rất nhỏ từ Campuchia, trong khi nguồn gỗ này đang làm hoen ố hình ảnh ngành gỗ Việt Nam?”, ông Tô Xuân Phúc đặt vấn đề.
Cung cấp một góc nhìn từ phía Campuchia, ông Lang Ouch, nhà hoạt động vì môi trường và đã đoạt giải Goldman Environmental Prize vì đóng góp của ông trong việc bảo vệ rừng, cho hay, để VPA/FLEGT thực thi hiệu quả, Chính phủ Việt Nam và Campuchia nên phối hợp để giải quyết vấn đề gỗ nguyên liệu.
Hơn nữa, đây không phải là vấn đề riêng của Việt Nam và Campuchia, cần có sự hỗ trợ từ EU để cùng đảm bảo nguồn gỗ nguyên liệu hợp pháp từ Campuchia sang Việt Nam.
Ngành gỗ đang hướng tới chỉ tiêu tăng xuất khẩu đạt mức 20 tỉ USD vào năm 2025. Theo ông Huỳnh Văn Hạnh, việc ký kết Hiệp định VPA/FLEGT không chỉ nhằm đảm bảo gỗ xuất khẩu từ Việt Nam là hợp pháp mà đây còn là quyết tâm để bảo vệ chính ngành gỗ, ngăn ngừa tệ nạn ăn cắp rừng, phá hoại rừng
Để giải quyết rủi ro từ nguồn gỗ Campuchia, Hawa kiến nghị Chính phủ hai nước cần phối hợp để ngăn chặn không cho tình trạng nhập khẩu gỗ rừng trồng Campuchia vận chuyển sang Việt Nam. “Nước ta chỉ nên khuyến khích nhập tất cả gỗ từ rừng trồng”, ông Hạnh nói.
Trên thực tế, khi tham gia VPA/FLEGT, sản phẩm gỗ của Việt Nam phải đáp ứng được toàn bộ các yêu cầu của thị trường quốc tế, với yếu tố bắt buộc là sản phẩm này phải hợp pháp từ Việt Nam.
Theo ông Phúc, Việt Nam cần có những biện pháp để phối hợp với phía Campuchia quản lý nguồn gỗ này. “Việt Nam phải có đủ bằng chứng tin cậy về nguồn gốc gỗ hợp pháp, không chỉ là bằng chứng trên giấy tờ, nó phải được kiểm chứng độc lập bởi bên thứ ba”, ông Phúc nói.
Chính phủ Việt Nam cần đề nghị Chính phủ Campuchia nhìn nhận trực tiếp vào vấn đề quản lý nguồn cung gỗ Campuchia xuất sang Việt Nam, vị chuyên gia từ tổ chức Forest Trends khuyến cáo.
Ngoài ra, Chính phủ có thể thành lập nhóm hành động, bao gồm các bộ ngành có liên quan đến tính hợp pháp của gỗ. Dựa trên cơ sở đó, nhóm hành động này sẽ đưa ra những yêu cầu chính thức cho Chính phủ Campuchia và đề nghị Chính phủ Campuchia hợp tác.
(Theo TBKTSG)
- Cùng chuyên mục
3 lý do không thể bỏ lỡ Bãi Kem khi đến Phú Quốc mùa này
Mùa này, Bãi Kem ở bờ đông đẹp bậc nhất trong các bãi tắm ở Phú Quốc, với nắng vàng, nước xanh, sóng lặng, cát mềm mịn và trắng muốt như kem. Hơn thế nữa, Bãi Kem còn sở hữu hệ sinh thái nghỉ dưỡng và vui chơi nhộn nhịp từ sáng đến đêm. Khách Tây khách ta đều nói, đến Bãi Kem là đủ cho một kỳ nghỉ Phú Quốc trọn vẹn.
Thị trường - 12/08/2024 13:54
Hà Nội yêu cầu không để xảy ra việc phá hoại công trình tượng đài, tranh hoành tráng
UBND TP. Hà Nội giao Công an TP. Hà Nội chỉ đạo các đơn vị cơ sở tăng cường công tác quản lý, có phương án đảm bảo an ninh, an toàn đối với tượng đài, tranh hoành tráng trên địa bàn, không để xảy ra việc phá hoại, hủy hoại công trình.
Pháp luật - 11/11/2023 18:23
TNCons Vietnam được vinh danh trong top 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam
Doanh thu tăng trưởng trên 30%/năm, đảm bảo tiến độ và chất lượng thi công… là những yếu tố giúp TNCons Vietnam trở thành 1 trong số 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam.
Video - 09/01/2023 09:00
Loạt xe điện và xe hybrid tại Vietnam Motor Show 2022
Điểm nhấn của Vietnam Motor Show 2022 đến từ những dòng xe điện, xe hybrid (hỗn hợp) thân thiện với môi trường.
Thị trường - 28/10/2022 13:47
Đường lên Sơn Trà sạt lở, Đà Nẵng khuyến cáo không tham quan bán đảo
Tuyến đường Hoàng Sa lên bán đảo Sơn Trà (quận Sơn Trà, TP. Đà Nẵng) bị sạt lở nghiêm trọng, ngành chức năng khuyến cáo người dân trong những ngày tới đây không lên tham quan bán đảo.
Thị trường - 16/10/2022 07:15
Lợi nhuận khả quan, TPBank tiếp tục thuộc Top 50 công ty niêm yết tốt nhất trên thị trường, theo Forbes
Nhờ quản trị tốt hoạt động ngân hàng, TPBank đạt kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm khả quan với lợi nhuận trước thuế đạt gần 3.800 tỷ đồng. Thêm nữa, TPBank liên tiếp được VNR xếp hạng Top 4 ngân hàng tư nhân uy tín nhất và lọt Top 50 công ty niêm yết tốt nhất thị trường theo xếp hạng của Forbes.
Video - 13/07/2022 14:00
EVNNPT ứng dụng công nghệ mới quản lý, vận hành lưới điện
Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT) đã sử dụng các thiết bị công nghệ hiện đại, trí tuệ nhân tạo (AI) kiểm tra, quản lý, vận hành đường dây, hệ thống điện. Việc này giúp nâng cao năng suất lao động, hạn chế sự cố và giúp tiết kiệm thời gian.
Video - 26/04/2022 13:22
Chỉ định thầu cao tốc Bắc - Nam: 'Công tâm chọn mặt gửi vàng vì lợi ích chung'
Nêu quan điểm về quyết định chỉ định thầu các dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam phía Đông của Chính phủ, TS. Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam cho rằng đó là sự quyết liệt cần thiết để “biến điều không thể thành có thể, biến khó thành dễ” nhằm sớm đưa công trình vào sử dụng.
Video - 16/02/2022 16:29
Đại gia Trương Thị Kim Soan vừa bị bắt là ai?
Nữ doanh nhân Trương Thị Kim Soan là một mắt xích trong hệ sinh thái của một tập đoàn bất động sản lớn ở khu vực phía Nam.
Tài chính - 30/08/2021 18:13
Sân bay Vân Đồn an toàn phòng dịch, hoạt động trở lại từ ngày 3/3
Sau khi được các cơ quan chức năng xác nhận an toàn phòng dịch, ngày 3/3, Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn sẽ hoạt động trở lại, đón những hành khách trên chuyến bay đầu tiên TP.HCM - Vân Đồn.
Video - 02/03/2021 18:24
[Video] Cao tốc ngầm dọc sông Tô Lịch kết hợp chống ngập được đơn vị Nhật Bản 'chào hàng' Hà Nội thế nào?
Đề xuất lập quy hoạch hệ thống cống, kết hợp với cao tốc ngầm dọc sông Tô Lịch của Công ty Cổ phần Tập đoàn Môi trường Nhật Việt JVE như thế nào?. Theo đơn vị này, đề xuất trên nhằm giải quyết các vấn đề ô nhiễm môi trường nước, ùn tắc giao thông nội đô và ngập úng khi mưa bão.
Sự kiện - 24/02/2021 07:36
[Video] Khơi thông sông Cổ Cò: Khơi dậy tiềm năng phát triển kinh tế-xã hội cho Quảng Nam và Đà Nẵng
Việc khơi thông sông Cổ Cò có ý nghĩa như thế nào về mặt tự nhiên cũng như phát triển kinh tế xã hội của Quảng Nam và Đà Nẵng? Đây có phải là cơ hội cho các nhà đầu tư bất động sản và du lịch phát triển các dự án ven sông, ven biển kết nối Đà Nẵng – Quảng Nam?
Video - 08/01/2021 14:09
Vì sao kiến trúc trở thành ‘bệ đỡ’ đưa sân bay quốc tế Vân Đồn lên tầm thế giới?
Sân bay quốc tế Vân Đồn dù còn non trẻ nhưng ngày càng khẳng định được sự khác biệt, vươn tầm thế giới với hàng loạt giải thưởng uy tín, trong đó, kiến trúc mang đậm dấu ấn văn hóa bản địa chính là một trong những “bệ đỡ” quan trọng đưa sân bay trở thành "Sân bay khu vực hàng đầu thế giới 2020".
Video - 15/12/2020 14:54
Học sinh sáng chế ứng dụng giao thông thông minh
Ứng dụng có khả năng phân tích tình trạng giao thông, cảnh báo tắc đường cho cảnh sát và các phương tiện khác, sản phẩm do 2 học sinh trường THPT Bình Mỹ sáng chế.
Sự kiện - 07/01/2020 07:29
Con số bất ngờ lý giải tại sao Trung Quốc lại muốn thỏa thuận thương mại
Thuế quan của Mỹ đã gây ra những thiệt hại không nhỏ đến hoạt động xuất khẩu của nước này ở ngay chính thời điểm mà lực cầu vốn đã yếu ớt trên toàn cầu.
Video - 09/12/2019 15:27
Mức đầu tư giai đoạn 1 của Long Thành đã vượt dự toán hơn 1 tỉ USD
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho biết, mức đầu tư giai đoạn 1 của sân bay Long Thành hiện nay đã vượt khoảng 1 tỉ USD so với dự toán ban đầu khi Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư dự án.
Thời sự - 25/11/2019 06:47
- Đọc nhiều
Đáng đọc
- Đáng đọc
Bộ Tài chính Mỹ: Việt Nam không thao túng tiền tệ
Thị trường - Update 5 day ago
Tỷ phú muốn 'rót' tiền vào dự án của bà Trương Mỹ Lan là ai?
Đầu tư - Update 1 day ago
Đại gia Rolls Royce Ninh Bình vừa bị khởi tố là ai?
Tài chính - Update 2 week ago
Đại gia Nguyễn Cao Trí 'thao túng' cựu cán bộ Thanh tra Chính phủ ra sao?
Pháp luật - Update 2 week ago
- Mục khác