Rủi ro thị trường tài chính của Việt Nam ở mức 'trung bình cao'

Nhàđầutư
Trong năm 2022, môi trường kinh tế-tài chính toàn cầu nói chung và Việt Nam nói riêng đối mặt với nhiều biến động như đại dịch COVID-19, xung đột Nga - Ukraine, lạm phát trên thế giới gia tăng, chuỗi trừng phạt kinh tế khốc liệt và tiềm ẩn nhiều rủi ro….
TẢ PHÙ
11, Tháng 06, 2022 | 09:17

Nhàđầutư
Trong năm 2022, môi trường kinh tế-tài chính toàn cầu nói chung và Việt Nam nói riêng đối mặt với nhiều biến động như đại dịch COVID-19, xung đột Nga - Ukraine, lạm phát trên thế giới gia tăng, chuỗi trừng phạt kinh tế khốc liệt và tiềm ẩn nhiều rủi ro….

Tại hội thảo khoa học quốc gia "Định hình lại hệ thống tài chính toàn cầu và chiến lược của Việt Nam lần 2" (diễn ra ngày 10/6), các chuyên gia, nhà hoạch định chính sách đã đưa ra các nhận định, đánh giá những tác động của bối cảnh thế giới với hệ thống tài chính toàn cầu và Việt Nam.

TS. Nguyễn Đức Kiên, Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng nhận định môi trường kinh tế - tài chính toàn cầu phải đối mặt với nhiều biến động như đại dịch COVID-19, xung đột Nga - Ukraine, lạm phát trên thế giới gia tăng, chuỗi trừng phạt kinh tế khốc liệt và tiềm ẩn nhiều rủi ro…. Bên cạnh đó, TS. Nguyễn Đức Kiên đánh giá, từ năm 2022, 3 yếu tố mới mang tính căng bản, có mối liên hệ chặt chẽ, và tác động trực tiếp đến kinh tế - tài chính là: Cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn, lạm phát gia tăng, kinh tế Trung Quốc tăng trưởng chậm.

NDT - bac kien

TS. Nguyễn Đức Kiên, Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng. Ảnh: UEH.

"Với Việt Nam, chúng ta đã xử lý tương đối tốt, với tiêu chí ‘việc có lợi cho dân, chúng ta sẵn sàng làm’. Việt Nam tiếp tục xác định phải ổn định kinh tế vĩ mô để ổn định tình hình tài chính. Trong đó, kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể sẽ giúp ổn định kinh tế vĩ mô, giảm sốc; kinh tế nhà nước đi trước mở đường trong các lĩnh vực qua trọng một cách linh hoạt, chủ động; xác định 5 tiêu chí các ngành sản xuất đột phá; đánh giá hiệu quả các phương thức huy động vốn, giải quyết việc làm và đào tạo tay nghề….", TS. Nguyễn Đức Kiên nói.

Trong khi đó, TS. Cấn Văn Lực chia sẻ 8 yếu tố tác động và làm cho mức độ rủi ro tài chính toàn cầu tăng lên. Cụ thể, đó là, Nga nợ các ngân hàng Trung ương (NHTW) châu Âu khoảng 135 tỷ USD. Ý, Pháp và Áo là 3 chủ nợ lớn của Nga có khả năng chịu rủi ro vỡ nợ. Nợ toàn cầu đã tăng lên mức kỷ lục 256% GDP năm 2021.

Ngoài ra, các NHTW đang ở thế tiến thoái lưỡng nan. Rủi ro vỡ nợ tăng khi lãi suất tăng: Srilanka tuyên bố vỡ nợ (T4/2022); 70 quốc gia (chủ yếu các quốc gia thu nhập thấp, nghèo) trong tình trạng nguy hiểm nợ như Pakistan, Ghana, El Salvador, Tunisia, Ai Cập…. Tỷ lệ vỡ nợ trái phiếu doanh nghiệp Trung Quốc ở mức kỷ lục 23.3 tỷ USD năm 2021 (40% là DNNN); dự báo tăng 10-30% năm 2022 (trong đó, tỷ lệ vỡ nợ TPDN bất động sản tăng 28-32%)…

Thứ ba, xu hướng tăng lãi suất là chủ đạo, tác động lên mặt bằng lãi suất, tỷ giá, lạm phát, dòng vốn…Thứ tư, rủi ro dịch chuyển dòng vốn đầu tư. Dòng tiền sẽ chảy về chỗ lãi suất cao và rủi ro chấp nhận được.

Bên cạnh đó, một số yếu tố khác là điều kiện tài chính toàn cầu thắt chặt hơn và đắt đỏ hơn, dòng tiền rẻ không còn nữa; chứng khoán biến động mạnh khi VN-Index từ đầu năm đến nay đã mất khoảng 14-15% điểm; Fintech, tiền kỹ thuật số phát triển nhanh, khiến rủi ro bất ổn tài chính tăng; và tội phạm tài chính ngày càng gia tăng.

TS. Cấn Văn Lực đánh giá mức độ rủi ro thị trường tài chính của Việt Nam ở mức "trung bình cao", khả năng chống chịu ở mức "trung bình khá". Ông Lực cho rằng, trong năm 2022, Việt Nam cần chú trọng ổn định kinh tế vĩ mô, trong đó có câu chuyện về lạm phát, rủi ro hệ thống tài chính, nhất là thị trường chứng khoán và bất động sản - không có nghĩa là siết chặt nhưng phải lành mạnh hoá.

Mặt khác, cần phải kiến tạo để thị trường phát triển, nhất là với những thể chế liên quan đến phát triển kinh tế số, tài chính và ngân hàng số.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ