Quy hoạch bến xe tại Hà Nội: Vì sao nhiều năm Transerco không thực hiện?

Nhàđầutư
Hàng loạt bến xe nằm trong quy hoạch điều chỉnh được Thủ tướng phê duyệt. Tuy nhiên, đến nay những bến xe được chờ đợi này vẫn “bất động”. Dư luận đắt câu hỏi, phải chăng UBND TP Hà Nội giao cho đơn vị không đủ năng lực thực hiện là Tổng Cty Vận tải Hà Nội - Transerco?
PHAN CHÍNH - THANH DÂN
12, Tháng 05, 2017 | 06:39

Nhàđầutư
Hàng loạt bến xe nằm trong quy hoạch điều chỉnh được Thủ tướng phê duyệt. Tuy nhiên, đến nay những bến xe được chờ đợi này vẫn “bất động”. Dư luận đắt câu hỏi, phải chăng UBND TP Hà Nội giao cho đơn vị không đủ năng lực thực hiện là Tổng Cty Vận tải Hà Nội - Transerco?

Gây khó cho địa phương

Ngày 17/10 2012, UBND TP Hà Nội có Văn bản số 8228/UBND-QHXDGT gửi các sở, ngành, quận, huyện liên quan về việc xây dựng bến xe khách tại các điểm đầu mối vào trung tâm thành phố. Theo đó, UBND TP chấp thuận với đề xuất của Sở Quy hoạch - Kiến trúc và giao Tổng Công ty Vận tải Hà Nội (Transerco) nghiên cứu lập dự án đầu tư xây dựng 3 bến xe khách liên tỉnh tại Thường Tín, Gia Lâm và Hoài Đức (huyện Đan Phượng) để di dời, giảm tải cho các bến xe nội đô.

Theo Transerco, hiện nay hệ thống bến, bãi đỗ xe công cộng, xe khách liên tỉnh ở Hà Nội chưa khớp nối đồng bộ với hệ thống giao thông công cộng chung. Tình trạng quá tải thường xuyên xảy ra, ảnh hưởng đến giao thông đô thị. Trên thực tế, việc các bến xe nằm trong khu vực trung tâm đã gây không ít bức xúc trong dư luận, đặc biệt là tình trạng xe xuất bến đi "rùa bò" đón khách. Thêm vào đó, sự thiếu ý thức của hành khách tại bến hoặc đứng ngồi bắt xe dọc đường cũng làm xấu đi hình ảnh Thủ đô nghìn năm văn hiến.

Về quy mô các bến, Tổng Giám đốc Transerco Nguyễn Phi Thường từng đề cập, để đáp ứng nhu cầu phục vụ hành khách ngày càng cao, mỗi bến xe liên tỉnh phải rộng từ 8-10ha, thay vì chỉ 3-5ha theo đề xuất của liên ngành. Vốn đầu tư xây dựng sẽ do Transerco huy động theo chủ trương xã hội hóa đầu tư hạ tầng bến bãi, điểm đỗ xe của thành phố.

Thời gian thực hiện dự án xây dựng bến xe lúc bây giờ được dự kiến đến năm 2016 sẽ hoàn thành. UBND TP Hà Nội yêu cầu phải hoàn thành công tác chuẩn bị đầu tư trong quý III/2013, triển khai xây dựng trong quý IV/2013. Hết quý III/2013, nếu Transerco chưa hoàn thành công tác chuẩn bị đầu tư dự án, sẽ thu hồi giao đơn vị khác thực hiện và không bồi hoàn kinh phí chuẩn bị đầu tư.

Thế nhưng thời điểm 2016 đã qua đi, những dự án xây dựng bến xe khách liên tỉnh vẫn nằm im trên giấy. Theo quan sát của PV Nhà Đầu tư tại khu vực quy hoạch xây dựng các bến xe mới  mà UBND TP Hà Nội giao cho Transerco nghiên cứu lập dự án đến nay vẫn chưa có động tĩnh gì. Có nơi chính quyền địa phương chưa rõ bến xe mới được xây dựng ở đâu, quy mô, thiết kế thế nào?

bx11

Ông Đỗ Văn Hùng - Phó Chủ tịch UBND xã Duyên Thái (Thường Tín, Hà Nội) trao đổi với phóng viên (Ảnh: Thanh Dân)

Trả lời Nhà Đầu tư hôm 25/4, ông Đỗ Văn Hùng - Phó Chủ tịch UBND xã Duyên Thái cho biết: “Bến xe Duyên Thái được quy hoạch 6,5ha, sau đó mở rộng diện tích lên đến 13ha, toàn bộ diện tích chủ yếu là đất ruộng trồng lúa. Sau buổi làm việc cuối cùng với Transerco cách đây khoảng hơn 2 năm, đến nay, chính quyền xã vẫn chưa thấy có động thái gì từ phía doanh nghiệp này”.

“Bà con tận dụng quãng thời gian này tiếp tục canh tác nên chính quyền buộc lòng hỗ trợ bà con xây dựng một con đường bê tông dài gần 1km cắt ngang dự án để thuận tiện cho hoạt động sản xuất. Hy vọng tới đây, Transerco sẽ đẩy nhanh tiến độ để sớm hoàn thành dự án bến xe Duyên Thái, đưa vào hoạt động  phục vụ nhu cầu đi lại của người dân”, ông Hùng nói.

Ông Hùng cũng cho biết thêm: “Dự án có từ mấy năm trước, nên trong quá trình phát triển nông thôn mới, xã Duyên Thái đã gặp rất nhiều khó khăn bởi dự án này. Vì nếu không làm đồng bộ thì không đủ tiêu chí để được công nhận xã nông thôn mới, làm thì lại sợ sau này dự án triển khai phá đi lại lãng phí”.

Trao đổi với chúng tôi, bà Nguyễn Thị N. ở thôn Phúc Am, xã Duyên Thái (Thường Tín, Hà Nội) bày tỏ: “Người dân trong thôn cũng nghe phong thanh có quy hoạch dự án xây dựng bến xe, nhưng đến giờ vẫn chả thấy ai làm. Nhiều nhà thắc mắc tỏ ra lo lắng, nhất là về việc đền bù số diện tích đất ở đây”.

“Đa phần người dân chúng tôi không thể yên tâm canh tác, gần đây chính quyền xã có vận động các hộ gia đình tập trung sản xuất. Đồng thời phối hợp với bà con làm đường bê tông để tiện cho việc đi lại”, bà N nói thêm.

Tại xã Đức Thượng (Hoài Đức, Hà Nôi), nơi được quy hoạch làm bến xe khách để giảm áp lực cho bến xe Mỹ Đình. Sau nhiều năm chuyển động, đến nay bến xe vẫn chỉ là một cánh đồng xanh tốt, không có bất cứ một động thái nào cho thấy có dự án bến xe tại đây.

Một cán bộ xã Đức Thượng (xin giấu tên) bộc bạch: “Chỉ biết là có dự án thế thôi, cách đây khoảng 3 năm có một đoàn khảo sát về làm việc, họ cũng đã đến vị trí đất giáp ranh giữa địa bàn xã và thị trấn Phùng để khảo sát và chọn làm bến xe”.

"Tuy nhiên gần đây, xã nhận được thông tin mới là TP Hà Nội đã quy hoạch công viên cây xanh hồ điều hòa tại địa điểm này, đến giờ tôi vẫn không hiểu là diện tích đất ở đây sẽ làm gì, chứ đừng nói là có bến xe ở đây", vị cán bộ này nói.

PV Nhà Đầu tư đã đi tìm hiểu thực tế tại vị trí được cho là sẽ xây dựng bến xe, ở đây không một ai biết, họ vẫn đang trồng hoa, trồng rau và canh tác bình thường. Như vậy, có thể khẳng định là đến nay Transerco vẫn chưa có bất kỳ động thái nào triển khai dự án này.

Một bến xe khác nằm trong quy hoạch ở xã Cổ Bi (Gia Lâm, Hà Nôi) vẫn còn “án binh bất động”. Theo quy hoạch, tổng diện tích bến xe này dự kiến rộng hơn 100.000m2, đảm nhiệm vận tải hành khách từ nội đô Hà Nội đi 6 tỉnh phía Đông và Đông Bắc. Mỗi ngày, sẽ có gần 3.000 chuyến xe xuất bến, phục vụ hơn 40.000 lượt khách.

Thế nhưng hiện nay, không nhiều người dân ở đây biết là sắp có bến xe được xây dựng tại địa phương. Trong khi đó, cán bộ xã cho biết cũng đã làm việc với đoàn khảo sát của Transerco và đã thống nhất vị trí đặt bến xe. Tuy nhiên, sau buổi làm việc đó (cách đây vài năm - PV) vẫn chưa thấy thông tin gì. Gần đây, lại rộ lên việc xây dựng bến xe, nên xã cũng đã phát phiếu thăm dò ý kiến của người dân trong công tác giải phóng mặt bằng.

Transerco không đủ năng lực xây dựng bến xe mới?

Việc đầu tư, xây dựng bến xe khách mới để di dời những bến xe ở trung tâm ra phía ngoài, tạo sự thông thoáng cho khu vực đầu mối là rất cần thiết, đặc biệt trong bối cảnh thành phố phát triển, mở rộng, góp phần giảm tải ùn tắc giao thông đô thị.

BX

Bến xe Phùng (Đan Phượng) chỉ có diện tích đủ khoảng 5 chiếc xe buýt đỗ một lúc, trong khi đó bến xe mới chưa được xây dựng (Ảnh:  Phan Chính) 

Nhìn lại các bến xe hiện có, bến Mỹ Đình chưa hợp lý khi nằm trong khu vực đang phát triển đô thị mạnh. Bến xe Nước Ngầm được đầu tư xây dựng quá gần bến Giáp Bát và không có nhiều tác dụng trong việc giảm ùn tắc, gây lộn xộn giao thông tại khu vực này. Trong khi đó, bến xe Yên Nghĩa đầu tư xây mới lại quá đìu hiu.

Sở Quy hoạch - Kiến trúc khẳng định, các bến liên tỉnh hiện nay như Mỹ Đình, Giáp Bát, Gia Lâm đang gây áp lực không nhỏ lên hệ thống giao thông đô thị. Việc quy hoạch, giãn các bến xe ra ngoài trung tâm và chuyển đổi chức năng bến xe khách liên tỉnh hiện có làm bãi đỗ xe, bến trung chuyển vận tải hành khách công cộng là cấp thiết. Chưa kể, để các bến xe liên tỉnh phát huy tốt khả năng sau khi xây mới, cần thiết phải có hệ thống hạ tầng, vận tải công cộng đồng bộ, giúp hành khách tiếp cận thuận lợi. Công tác nghiên cứu, đầu tư, vì thế cũng cần bài bản, đồng bộ.

Trên thực tế, UBND TP Hà Nội đã chỉ đạo quy hoạch, di dời các bến xe ra ngoài trung tâm từ nhiều năm trước, nhưng đến nay chỉ đạo của UBND TP vẫn chưa được thực hiện.

Bài toán đầu tư, xây dựng, di dời các bến xe ra khỏi trung tâm tưởng như đơn giản, nhưng không dễ dàng, nếu thực sự đặt lợi ích xã hội lên trên. Dư luận sốt ruột đặt câu hỏi phải chăng việc đầu tư xây dựng 3 bến xe khách liên tỉnh đến nay vẫn “dẫm chân tại chỗ” là do năng lực của Transerco.

Ngày 2/1/2017, Hà Nội đã áp dụng Chương trình điều chuyển luồng tuyến các tuyến xe vận tải hành khách liên tỉnh. Theo đó, thành phố đã điều chuyển hơn 20.000 lượt chuyến xe/tháng, với 691 lốt xe thuộc 3 bến xe nằm Mỹ Đình, Giáp Bát và Nước Ngầm. Tuy nhiên, việc điều chuyển này đã gây phản ứng khá mạnh từ các nhà xe, thậm chí có thời điểm các nhà xe đã... đình công. Sau đó, với sự vận động, tác động từ nhiều phía, đa phần các nhà xe đã chấp hành việc điều chuyển của cơ quan chức năng thành phố, chỉ còn lại 11 nhà xe vẫn chưa chấp hành như danh sách đã nêu trên.

Thăm dò ý kiến: Theo bạn UBND TP Hà Nội có nên tiếp tục giao cho Transerco thực hiện xây dựng các bến xe vệ tinh để giảm tải cho các bến xe nội thành hay không?

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25185.00 25187.00 25487.00
EUR 26723.00 26830.00 28048.00
GBP 31041.00 31228.00 3224.00
HKD 3184.00 3197.00 3304.00
CHF 27391.00 27501.00 28375.00
JPY 160.53 161.17 168.67
AUD 16226.00 16291.00 16803.00
SGD 18366.00 18440.00 19000.00
THB 672.00 675.00 704.00
CAD 18295.00 18368.00 18925.00
NZD   14879.00 15393.00
KRW   17.79 19.46
DKK   3588.00 3724.00
SEK   2313.00 2404.00
NOK   2291.00 2383.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ