Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Cả hệ thống y tế phải 'chia lửa' cho Đà Nẵng
THÀNH VÂN
16:43 28/07/2020
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng, hiện nay Đà Nẵng vẫn đang là ổ dịch. Cả hệ thống, trước hết là hệ thống y tế phải “chia lửa” với Đà Nẵng, không phân biệt giữa địa phương với Trung ương, giữa địa phương với địa phương.
Ngày 28/7, tại Trung tâm quản lý, điều hành trực tuyến hỗ trợ chuyên môn chẩn đoán, điều trị COVID-19. Cuộc họp được kết nối với các điểm cầu: Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, Bệnh viện Nhiệt đới TPHCM, Bệnh viện Phổi Trung ương, Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện đa khoa Đà Nẵng, Bệnh viện Việt Nam – Thuỵ Điển, Bệnh viện Đồng Nai, Sở Y tế Đà Nẵng, Bệnh viện Trung ương Huế.
Tại cuộc họp, lãnh đạo Bệnh viện Đà Nẵng đã báo cáo tình hình điều trị các bệnh nhân nhiễm COVID-19. Sơ bộ có 3 ca nặng: bệnh nhân 416 chạy ECMO sau 3 ngày các chỉ số đã cải thiện, khả năng cai ECMO trong những ngày tới; bệnh nhân 418 tiền sử mắc nhiều bệnh nền, trường hợp này tiếp tục được theo dõi, chưa có chỉ định ECMO, cả hai trường hợp này đã hết sốt. Trường hợp thứ 3 mắc nhiều bệnh nền như suy thận mãn giai đoạn cuối, xơ gan, suy tim… hiện các thông số tạm ổn định, chưa phải chạy ECMO.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam họp trực tuyến với các bệnh viện về công tác phòng chống dịch bệnh. Ảnh VGP/Đình Nam
Bệnh viện Đà Nẵng đã tiến hành phân luồng điều trị, giải toả bệnh nhân, đảm bảo điều kiện về cách ly, điều trị cho các ca bệnh COVID-19. Các bệnh nhân chạy thận nhân tạo tại Bệnh viện Đà Nẵng đã được cách ly, phân luồng chạy thận.
Hiện Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Chợ Rẫy đang tích cực hỗ trợ cho Bệnh viện Đà Nẵng về công tác phân luồng bệnh nhân, cách ly, giám sát nhiễm khuẩn, hồi sức tích cực cho các bệnh nhân nặng. Bên cạnh các bác sĩ giỏi, Bệnh viện Đà Nẵng còn nhận được sự hỗ trợ về máy móc, thiết bị y tế hiện đại như máy chạy ECMO, máy thở…
Để đảm bảo năng lực điều trị, TP. Đà Nẵng đã khẩn trương thiết lập trung tâm điều trị COVID-19 tại Bệnh viện Phổi Đà Nẵng, tiếp nhận và điều trị các bệnh nhân có triệu chứng nhẹ và vừa.
Để giảm tải cho Đà Nẵng, Bệnh viện Trung ương Huế đã chuẩn bị cơ sở vật chất để tiếp nhận bệnh nhân COVID-19 có triệu chứng nặng tại Đà Nẵng, đặc biệt là những người có nhiều bệnh nền, phải chạy thận nhân tạo.
Bệnh nhân 416 mắc COVID-19 ở Đà Nẵng khả năng cai ECMO trong những ngày tới.
Phát biểu tại cuộc họp, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam lưu ý trong công tác điều trị phải hết sức tập trung bởi căn bệnh này rất nguy hiểm, lơ là một chút là diễn biến xấu rất nhanh. Phải nỗ lực cao nhất, không để có bệnh nhân tử vong.
“Chúng ta không bất ngờ trước tình hình dịch bệnh ở Đà Nẵng nhưng trong chống dịch bao giờ cũng phải lường đến tình huống xấu, tính đến cả tình huống xấu nhất để tình huống đấy không bao giờ xảy ra”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh.
Đến thời điểm hiện nay, mặc dù các tỉnh khác như Quảng Nam, Quảng Ngãi, Huế, đặc biệt Hà Nội, TP.HCM… không phải không có nguy cơ có những người liên quan đến ổ dịch ở Đà Nẵng, nhưng hiện nay Đà Nẵng vẫn đang là ổ dịch. Cả hệ thống, trước hết là hệ thống y tế phải “chia lửa” với Đà Nẵng, không phân biệt giữa địa phương với Trung ương, giữa địa phương với địa phương.
Trước hết, Bệnh viện Trung ương Huế phải sẵn sàng đón nhận những bệnh nhân dương tính có bệnh nền. Bộ Y tế tăng cường các đội cơ động của các bệnh viện đầu ngành hỗ trợ cho Bệnh viện Trung ương Quảng Nam để sẵn sàng công tác cách ly, điều trị bệnh nhân COVID-19.
Phó Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ Y tế điều động các lực lượng, sử dụng các công nghệ xét nghiệm để tìm ra nguồn bệnh nhanh nhất có thể.
“Tất cả các biện pháp chống dịch phải làm rất đồng bộ, không chỉ y tế mà các lực lượng khác và toàn xã hội. Chúng ta phải hiệp đồng chặt chẽ, vận hành nhịp nhàng như một cỗ máy, từ khâu quản lý xuất nhập cảnh, rà soát các đối tượng có nguy cơ cho đến tiếp nhận bệnh nhân đến khám, chữa bệnh, thực hiện các biện pháp bảo hộ, hướng dẫn khi có các triệu chức, tổ chức xét nghiệm, cách ly… Chỉ cần một mắt xích, một con ốc vít bị lỏng, thì cả cỗ máy sẽ bị ảnh hưởng, thậm chí có thể gây hậu quả nghiêm trọng”, Phó Thủ tướng cho hay.
Thực hiện giãn cách xã hội toàn thành phố
Trước tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, khó lường, ngày 28/7, UBND TP. Đà Nẵng có văn bản quyết định thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ (Chỉ thị 16) kể từ 13 giờ ngày 28/7 trên địa bàn huyện Hòa Vang.
Theo đó, UBND TP.Đà Nẵng yêu cầu UBND huyện Hòa Vang chủ trì, phối hợp với lực lượng Công an giám sát và chịu trách nhiệm về việc thực hiện nghiêm túc giãn cách xã hội trên địa bàn.
Đà Nẵng chính thức phong toả 3 bệnh viện và nhiều khu phố.
Lực lượng chức năng đẩy mạnh tuyên truyền và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm; phối hợp chặt chẽ với ngành y tế và các cơ quan chức năng triển khai hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn quản lý, đặc biệt là trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội.
Chủ tịch UBND huyện Hòa Vang có trách nhiệm trực tiếp chỉ đạo triển khai thực hiện và chịu trách nhiệm về việc hiệu quả triển khai công tác phòng, chống dịch COVID-19 theo các nội dung mà UBND thành phố đã chỉ đạo.
Trước đó, ngày 27/7, UBND TP. Đà Nẵng đã có công văn chỉ đạo về việc triển khai thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ trong vòng 15 ngày, bắt đầu từ 00 giờ ngày 28/7 tại địa bàn các quận: Hải Châu, Thanh Khê, Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn, Cẩm Lệ và Liên Chiểu.
Hơn 200 du khách bị mắc kẹt ở Đà Nẵng
Giám đốc Sở Du lịch TP Đà Nẵng Trương Thị Hồng Hạnh trưa nay cho biết, thành phố đang nỗ lực hỗ trợ hết sức cho du khách bị kẹt lại do lệnh cách ly xã hội và ngừng các chuyến bay từ Đà Nẵng đến các nơi khác vào sáng cùng ngày.
Hơn 200 du khách bị mắc kẹt ở Đà Nẵng.
Theo Sở du lịch TP Đà Nẵng, hiện chỉ còn khoảng hơn 200 du khách đang bị kẹt tại thành phố chưa thể dời đi do lệnh cách ly, mọi hoạt động vận tải, hàng không, đường sắt đường bộ đã ngừng hoạt động từ Đà Nẵng đến các nơi khác vào sáng cùng ngày.
Để hỗ trợ người dân, du khách, Sở Du lịch đã bố trí các khách sạn cho toàn bộ những người này lưu trú thực hiện cách ly theo đúng chỉ đạo. Với giá phòng hỗ trợ tối thiểu từ 200.000-300.000 đồng/cho hai người/ngày.
Ngày 26/3, Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (VAFIE) đã tổ chức Diễn đàn sản xuất thông minh toàn cầu Việt Nam 2025 nhằm thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực sản xuất thông minh.
Hưởng ứng "Tháng Thanh niên", Ban Chấp hành Chi đoàn Tạp chí Nhà đầu tư đã phát động phong trào "Văn phòng xanh" với sự tham gia của toàn bộ đoàn viên và cán bộ, nhân viên.
Việc ký kết các văn kiện hợp tác diễn ra sau khi sau khi hai nước nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện nhân chuyến thăm Singapore của Tổng Bí thư Tô Lâm hồi đầu tháng.
Để đạt được mục tiêu 24 khu công nghiệp, 47 cụm công nghiệp đến năm 2030, trong vòng 5 năm tới Vĩnh Phúc phải phát triển thêm 5 khu công nghiệp, 31 cụm công nghiệp
Đại sứ Singapore tại Việt Nam Jaya Ratnam cho rằng, các dự án công nghiệp, năng lượng mới giữa Singapore - Việt Nam sẽ thu hút đầu tư, tạo việc làm theo cấp số nhân, thể hiện ý nghĩa to lớn của mối Quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện mà hai bên vừa đạt được.
Từ ngày 25/3/2025, tòa soạn Tạp chí Nhà đầu tư chuyển trụ sở làm việc đến địa chỉ số 5B phố Hồ Xuân Hương, phường Nguyễn Du, quận Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội.
Theo Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình, Việt Nam đang nghiên cứu nhiều biện pháp để thúc đẩy tăng trưởng, trong đó có xây dựng và vận hành Trung tâm tài chính quốc tế.
Cầu Tứ Liên có chiều dài toàn tuyến khoảng 3km với điểm đầu tại nút giao với đường Nghi Tàm, quận Tây Hồ và điểm cuối tại nút giao với trục TC13, huyện Đông Anh.
Theo UBND quận Hoàn Kiếm (Hà Nội), cột mốc Km0 sẽ được đặt tại trung tâm sân khánh tiết, phía trước tượng đài Lý Thái Tổ, giáp đường Đinh Tiên Hoàng, quận Hoàn Kiếm.
Nhadautu.vn trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Lễ trao Giải thưởng "Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2024", tối 23/3/2025.
UBND tỉnh Quảng Ninh đã quyết định thành lập Cụm công nghiệp hỗ trợ tại phường Hà Khẩu, TP. Hạ Long, nhằm phục vụ ngành công nghiệp hỗ trợ, đặc biệt là sản xuất các bộ phận, phụ tùng ô tô và xe có động cơ khác.
Chủ tịch nước Lương Cường bày tỏ, Bình Phước - một nơi từng là chiến trường ác liệt, xuất phát điểm về kinh tế - xã hội thấp, đến nay đã trở thành một tỉnh phát triển năng động của vùng Đông Nam Bộ, quy mô nền kinh tế tăng gấp 92 lần so với thời điểm mới giải phóng.