Phó Bí thư Hà Nội: Đối thoại giúp khơi thông 'điểm nghẽn' hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội

BẢO LÂM
12:00 28/10/2022

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến cho rằng, thông qua tiếp xúc, đối thoại, lắng nghe ý kiến của nhân dân, giúp Thành ủy Hà Nội xây dựng và thực hiện các cơ chế, chính sách tháo gỡ khó khăn, khơi thông "điểm nghẽn", có ý nghĩa lớn trong phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô.

Sáng 28/10, Thành ủy Hà Nội tổ chức hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện Quyết định số 2200-QĐ/TU ngày 25/5/2017 của Thành ủy về "Quy chế tiếp xúc, đối thoại trực tiếp giữa người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cấp với Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân trên địa bàn TP. Hà Nội".

Phó Trưởng ban Dân vận Trung ương Nguyễn Lam, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến; các Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy: Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP. Hà Nội Nguyễn Lan Hương, Trưởng ban Dân vận Thành ủy Nguyễn Doãn Toản, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND TP. Hà Nội Phùng Thị Hồng Hà; Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Chử Xuân Dũng cùng đại diện lãnh đạo các quận, huyện, sở, ngành... dự hội nghị.

Hàng ngàn lượt người tham gia đối thoại

Báo cáo do Phó Trưởng ban Thường trực Ban Dân vận Thành ủy Hà Nội Trịnh Huy Thành trình bày cho thấy, sau 5 năm triển khai thực hiện, Quy chế tiếp xúc đối thoại đã từng bước đi vào cuộc sống, trở thành hoạt động nền nếp, thường xuyên của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cấp từ thành phố đến cơ sở, góp phần tạo chuyển biến tích cực, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị thành phố, củng cố niềm tin của nhân dân Thủ đô với cấp ủy, tổ chức Đảng, chính quyền.

h-4

Các đại biểu tham dự hội nghị.

Trong 2 năm ảnh hưởng của dịch COVID-19, hoạt động tiếp xúc, đối thoại đã được thực hiện theo hình thức trực tiếp và trực tuyến; thu hút hàng trăm nghìn lượt người tham dự và tham gia ý kiến góp ý. Tỷ lệ trả lời, giải quyết đạt trên 96% ở cấp huyện; cấp xã là 83,7%.

Từ năm 2017 đến nay, cấp thành phố đã tổ chức được 18 hội nghị tiếp xúc, đối thoại giữa lãnh đạo Thường trực Thành ủy, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội với Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội, cán bộ, đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân trên địa bàn Thủ đô. Đã có hơn 2.500 lượt người tham gia hội nghị tiếp xúc, đối thoại trực tiếp của các đồng chí Thường trực Thành ủy với gần 300 ý kiến góp ý, kiến nghị đã được tiếp thu, giải quyết.

Hoạt động tiếp xúc, đối thoại được thực hiện bằng nhiều cách làm sáng tạo, như: Sử dụng phiếu xin ý kiến rộng rãi đến các đại biểu đại diện nhân dân địa phương trước khi tổ chức hội nghị tiếp xúc, đối thoại; huyện về xã, xã về thôn để thực hiện đối thoại với phương châm “trọng dân, gần dân, hiểu dân, học dân và có trách nhiệm với nhân dân"…

Qua đó, thể hiện sự chủ động của cấp ủy, chính quyền trong nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của nhân dân, dự báo chính xác tình hình, nhất là xác định trước các nguy cơ tiềm ẩn phức tạp, để đối thoại, tháo gỡ, không để phát sinh “điểm nóng”…

h-3

Phó Trưởng ban Thường trực Ban Dân vận Thành ủy Hà Nội Trịnh Huy Thành trình bày báo cáo tại hội nghị

Tại hội nghị, đại diện lãnh đạo các quận, huyện đã có nhiều bài tham luận nhằm chia sẻ những kinh nghiệm hay, bài học quý trong việc triển khai Quyết định số 2200-QĐ/TU của Thành ủy Hà Nội.

Bí thư Quận ủy Tây Hồ Lê Thị Thu Hằng cho biết, 5 năm qua, người đứng đầu cấp ủy, chính quyền từ quận đến phường đã trao đổi, làm rõ và trả lời trực tiếp tại hội nghị 2.052/2.646, đạt 77,5% ý kiến, kiến nghị, đề xuất của nhân dân.

Quận Tây Hồ cũng chỉ đạo lựa chọn những vấn đề liên quan thiết thực đến đời sống dân sinh, cần sự góp ý, chia sẻ, đồng thuận của nhân dân như: Công tác quản lý đất đai, trật tự xây dựng - đô thị, giải phóng mặt bằng, vệ sinh môi trường để thực hiện đối thoại...

Nhờ thực hiện có hiệu quả Quyết định số 2200-QĐ/TU, trong hai năm 2021, 2022 chỉ số cải cách hành chính của quận Tây Hồ đứng thứ 5/30 quận, huyện, thị xã. 9 tháng năm 2022, quận Tây Hồ đã đạt và vượt 17/21 chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội, thu ngân sách đã vượt 41% dự toán năm…

Bí thư Quận uỷ Ba Đình Hoàng Minh Dũng Tiến cho biết, qua 5 năm thực hiện, quận đã tổ chức 8 hội nghị định kỳ cấp quận với sự tham gia của 1.733 đại biểu tham dự. Nhiều kiến nghị của nhân dân đã được các cơ quan chức năng tham mưu xử lý giải quyết hiệu quả như: Dự án đường vành đai 1, dự án đường Liễu Giai – Núi Trúc, Núi Trúc – Sơn Tây. Ngành giáo dục - đào tạo quận đã tổ chức 334 hội nghị đối thoại với đội ngũ cán bộ, giáo viên, cha mẹ học sinh… Đến nay, 49/49 trường học công lập trên địa bàn đã đưa nội dung đối thoại vào nhiệm vụ thường xuyên của năm học, tạo bầu không khí dân chủ trong hội đồng sư phạm của nhà trường.

Đối thoại giúp khơi thông "điểm nghẽn"

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến biểu dương, ghi nhận, đánh giá cao những cố gắng, nỗ lực của cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và tổ chức chính trị - xã hội các cấp trong triển khai thực hiện Quyết định số 2200-QĐ/TU thời gian qua.

Bà Nguyễn Thị Tuyến nhận định, thông qua tiếp xúc, đối thoại, lắng nghe ý kiến của nhân dân, Thành ủy đã lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt trong việc xây dựng và thực hiện các cơ chế, chính sách tháo gỡ khó khăn, khơi thông "điểm nghẽn", có ý nghĩa lớn trong phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô.

Thành ủy Hà Nội cũng đã lựa chọn những vấn đề khó khăn, vướng mắc để ban hành các nghị quyết chuyên đề và các chỉ thị rất trúng và đúng, đáp ứng kịp thời những đòi hỏi cấp thiết từ thực tiễn phát triển của thành phố như tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, công tác an sinh xã hội, giải phóng mặt bằng, triển khai dự án, giải quyết vấn đề dân sinh bức xúc như vệ sinh môi trường, nước sạch…

Tuy nhiên, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội cũng chỉ rõ một số hạn chế. Đó là việc một số cấp ủy Đảng, chính quyền chưa coi trọng công tác tuyên truyền về nội dung Quyết định số 2200-QĐ/TU; việc tổ chức đối thoại có lúc còn hình thức, vẫn có tâm lý né tránh, ngại va chạm đối với các nội dung phức tạp…

tuyen1

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến phát biểu tại hội nghị.

Nhấn mạnh tại Nghị quyết số 15-NQ/TƯ ngày 5/5/2022 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã nêu rõ mục tiêu đến năm 2030: Thủ đô Hà Nội là thành phố "Văn hiến - Văn minh - Hiện đại", Phó Bí thư Thường trực Thành ủy đề nghị các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội từ thành phố đến cơ sở cần tiếp tục triển khai thực hiện tốt hơn nữa Quyết định số 2200-QĐ/TU, tăng cường phát huy dân chủ, cụ thể hóa phương châm "Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng".

Trong đó, cần tăng cường công tác tuyên truyền, quán triệt thực hiện Quyết định số 2200-QĐ/TU của Thành ủy gắn với việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI, XII), Kết luận số 21-KL/TƯ ngày 25/10/2021 về công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng.

Bên cạnh đó, cần tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, tổ chức Đảng, chính quyền trong việc tạo điều kiện để Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội các cấp và nhân dân trực tiếp tham gia tiếp xúc, đối thoại; đề cao tinh thần trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền trong tổ chức điều hành, trả lời các đề xuất, kiến nghị của nhân dân.

Thời gian tới thành phố sẽ triển khai dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô với khối lượng giải phóng mặt bằng rất lớn, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội đề nghị người đứng đầu cấp ủy, chính quyền phải nắm chắc chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; thống nhất quan điểm, quy trình, quy định của pháp luật để trả lời nhân dân, nhất là những quy định về bồi thường, giải phóng mặt bằng, việc thực hiện các chế độ, chính sách.

Bà Nguyễn Thị Tuyến cũng đề nghị các cấp, các ngành đổi mới, đa dạng hóa các hình thức, cách thức tổ chức tiếp xúc, đối thoại, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, đẩy mạnh cải cách hành chính và phát huy dân chủ.

Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động; đẩy mạnh hoạt động kiểm tra, giám sát, tạo điều kiện để người dân tham gia ý kiến xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, hội viên và nhân dân.

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy tin tưởng, mong muốn, với những kết quả đạt được sau 5 năm thực hiện Quyết định số 2200-QĐ/TU, những nội dung cốt lõi của quyết định này sẽ tiếp tục được lan tỏa rộng rãi trong cả hệ thống chính trị của Thủ đô.

Dịp này, 10 tập thể và 10 cá nhân tiêu biểu, có thành tích xuất sắc trong thực hiện Quyết định số 2200-QĐ/TU đã được nhận bằng khen của Ban Thường vụ Thành ủy.

  • Cùng chuyên mục
Hàng loạt sàn giao dịch bất động sản 'rút lui' khỏi Phú Yên

Hàng loạt sàn giao dịch bất động sản 'rút lui' khỏi Phú Yên

Đã có tới 6/7 sàn giao dịch bất động sản (BĐS) ở Phú Yên tạm dừng hoạt động hoặc không còn hoạt động. Nguyên nhân chính vẫn là thị trường đang rơi vào tình trạng trầm lắng, nguồn cung không nhiều.

Đầu tư - 16/05/2024 06:30

Hà Nội tìm nhà đầu tư cho siêu dự án 35.183 tỷ đồng

Hà Nội tìm nhà đầu tư cho siêu dự án 35.183 tỷ đồng

Dự án khu đô thị thông minh - sinh thái tại các xã Tàm Xá, Vĩnh Ngọc, Xuân Canh, huyện Đông Anh, TP. Hà Nội có diện tích khoảng 268 ha, với tổng mức đầu tư 35.183 tỷ đồng.

Bất động sản - 16/05/2024 06:30

Lãi suất rục rịch tăng

Lãi suất rục rịch tăng

Dù đã có khoảng 14 ngân hàng tăng lãi suất trong nửa đầu tháng 5 với mức tăng từ 0,1 – 0,5 điểm %/năm nhưng đa số các nhận định cho rằng, mức tăng sẽ không lớn do nhu cầu tín dụng chưa đủ mạnh.

Tài chính - 16/05/2024 06:30

SHS đặt mục tiêu lợi nhuận hơn ngàn tỷ đồng, chào bán 813 triệu cổ phiếu

SHS đặt mục tiêu lợi nhuận hơn ngàn tỷ đồng, chào bán 813 triệu cổ phiếu

SHS đã thông qua mục tiêu tổng doanh thu năm 2024 đạt 1.844,7 tỷ đồng, tăng 25,9% so với năm trước. Lợi nhuận trước thuế dự kiến tăng trưởng 51,3% so với năm trước, đạt 1.035,3 tỷ đồng.

Tài chính - 16/05/2024 06:30

NHNN: Doanh nghiệp dè dặt đấu thầu vàng vì lo không cạnh tranh nổi SJC

NHNN: Doanh nghiệp dè dặt đấu thầu vàng vì lo không cạnh tranh nổi SJC

NHNN cho biết, qua 6 phiên đấu thầu bán vàng miếng SJC, chỉ có 3 phiên đấu thầu thành công với khối lượng 14.900 lượng vàng, chủ yếu do các tổ chức lo ngại rủi ro biến động giá và không có lượng khách hàng đến mua vàng miếng SJC như tại Công ty SJC. 

Tài chính - 15/05/2024 17:47

Khởi công xây dựng Trường Tiểu học Bình Đông do Hòa Phát tài trợ

Khởi công xây dựng Trường Tiểu học Bình Đông do Hòa Phát tài trợ

Ngày 13/5, tại tỉnh Quảng Ngãi, Công ty CP Thép Hòa Phát Dung Quất và các nhà thầu đã tổ chức Lễ khởi công xây dựng Trường Tiểu học Bình Đông, với tổng kinh phí đầu tư dự kiến hơn 40 tỷ đồng.

Doanh nghiệp - 15/05/2024 17:28

CEO SHS: Chưa có văn bản chính thức mô tả hệ thống KRX

CEO SHS: Chưa có văn bản chính thức mô tả hệ thống KRX

Chia sẻ tại AGM năm 2024, ông Nguyễn Chí Thành – CEO SHS đánh giá chưa nên triển khai hệ thống giao dịch mới khi chưa vận hành đồng bộ các bộ phận.

Tài chính - 15/05/2024 16:45

Chủ tịch VSC Bùi Minh Hưng từ nhiệm

Chủ tịch VSC Bùi Minh Hưng từ nhiệm

Sau khi từ nhiệm vai trò Chủ tịch HĐQT, ông Bùi Minh Hưng vẫn tiếp tục hỗ trợ và đồng hành cùng Viconship trên một cương vị mới là Chủ tịch Hội đồng chiến lược kinh doanh.

Tài chính - 15/05/2024 16:45

Ai sở hữu Cây xanh Công Minh?

Ai sở hữu Cây xanh Công Minh?

Cây xanh Công Minh đã tham gia 228 gói thầu tại khắp các tỉnh thành với tỷ lệ trúng thầu cao, với tổng giá trị trúng thầu lên đến 1.991 tỷ đồng, trong đó giá trị trúng thầu với vai trò độc lập là 1.201 tỷ đồng.

Tài chính - 15/05/2024 15:28

Nhiều cơ hội cho ngành lương thực, thực phẩm của Việt Nam

Nhiều cơ hội cho ngành lương thực, thực phẩm của Việt Nam

Ngành lương thực, thực phẩm Việt Nam đang xuất hiện nhiều cơ hội mới từ tiềm năng xuất khẩu, tham gia các FTA hỗ trợ giảm thuế, tận dụng công nghệ tối ưu chuỗi giá trị.

Thị trường - 15/05/2024 15:27

TS.Võ Trí Thành: Đà Nẵng sẽ trở thành đô thị đáng sống đẳng cấp Châu Á

TS.Võ Trí Thành: Đà Nẵng sẽ trở thành đô thị đáng sống đẳng cấp Châu Á

Theo Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược thương hiệu và cạnh tranh Võ Trí Thành, sự dẫn dắt của những doanh nghiệp top đầu sẽ sớm đưa Đà Nẵng trở thành thành phố đáng đến, đáng sống, đáng đầu tư vươn tầm khu vực, trở thành "Singapore thứ hai của châu Á".

Doanh nghiệp - 15/05/2024 14:35

Dấu ấn nửa thập kỷ làm đẹp Sầm Sơn của Sun Group

Dấu ấn nửa thập kỷ làm đẹp Sầm Sơn của Sun Group

Những bãi biển mùa hè chật kín du khách là hình ảnh "thương hiệu" của Sầm Sơn. Nhưng "thủ phủ du lịch miền Bắc" chưa từng mơ tới các lễ hội hút trọn "biển người" vui chơi xuyên đêm. Ngày nay, viễn cảnh ấy đã thành hiện thực, với sự đồng hành của nhà đầu tư chiến lược Sun Group nửa thập kỷ qua.

Doanh nghiệp - 15/05/2024 14:34

'Ông trùm' vụ Thuduc House bị công an TP.HCM truy nã

'Ông trùm' vụ Thuduc House bị công an TP.HCM truy nã

"Cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự" với lãi suất 180%/năm, thu lợi bất chính hàng tỷ đồng, Trịnh Tiến Dũng vừa bị công an TP.HCM phát lệnh truy nã. Đối tượng này cũng đang bị Bộ Công an truy nã do liên quan đến vụ án sai phạm tại Công ty nhà Thủ Đức (Thuduc House).

Pháp luật - 15/05/2024 13:09

Lợi thế gạo Việt Nam tại quốc gia nhập khẩu gạo hàng đầu thế giới

Lợi thế gạo Việt Nam tại quốc gia nhập khẩu gạo hàng đầu thế giới

Bộ Nông nghiệp Mỹ đánh giá Philippines sẽ là nước nhập khẩu gạo hàng đầu thế giới, với lượng nhập khẩu trong năm nay tăng lên 4,1 triệu tấn, tăng 5,1% so với mức 3,9 triệu tấn vào năm ngoái. Báo cáo cũng nhận định Việt Nam sẽ vẫn là một trong những nhà xuất khẩu gạo hàng đầu tới Philippines.

Thị trường - 15/05/2024 12:50

Đằng sau phán quyết cuối cùng của tòa án Mỹ đối với các tỷ phú tiền điện tử (P.2)

Đằng sau phán quyết cuối cùng của tòa án Mỹ đối với các tỷ phú tiền điện tử (P.2)

Bỏ ngoài tai lời khuyên của các cố vấn, Bankman-Fried đã rầm rộ truyền thông về sự sụp đổ của đế chế tiền điện tử. Nhiều tuyên bố trong số đó đã xuất hiện như những bằng chứng trong phiên tòa xét xử của Chính phủ Hoa Kỳ chống lại ông trùm tiền điện tử này vào các tháng 10 và tháng 11 năm 2023.

Phong cách - 15/05/2024 12:37

Xiaomi trở thành công ty xe điện mới nổi lớn thứ 8 tại Trung Quốc sau khi ra mắt thành công SU7

Xiaomi trở thành công ty xe điện mới nổi lớn thứ 8 tại Trung Quốc sau khi ra mắt thành công SU7

Theo dữ liệu của ngành sản xuất ô tô, nhà sản xuất điện thoại thông minh Trung Quốc Xiaomi (1810.HK) đã trở thành hãng xe điện mới nổi lớn thứ tám của đất nước này sau khi bán được hơn 7.000 chiếc thuộc mẫu xe điện đầu tiên (sedan SU7), vào tháng 4 vừa qua, Reuters đưa tin.

Thị trường - 15/05/2024 11:34