Phát triển năng lượng tái tạo: Cần gỡ “nút thắt ” tài chính

Nhàđầutư
Việt Nam được đánh giá là quốc gia có nhiều tiềm năng để phát triển năng lượng tái tạo nhưng do nhiều rào cản, nhất là cơ chế chính sách và quy hoạch nên đến nay đầu tư vào lĩnh vực này vẫn còn khá khiêm tốn.
PHAN CHÍNH
02, Tháng 05, 2017 | 10:37

Nhàđầutư
Việt Nam được đánh giá là quốc gia có nhiều tiềm năng để phát triển năng lượng tái tạo nhưng do nhiều rào cản, nhất là cơ chế chính sách và quy hoạch nên đến nay đầu tư vào lĩnh vực này vẫn còn khá khiêm tốn.

Nguy cơ thiếu điện

Theo Quy hoạch điện VII, nhu cầu điện toàn quốc được dự báo sẽ tăng bình quân gần 10%/năm trong giai đoạn từ nay đến năm 2020 và 7,2-8,1% trong giai đoạn 10 năm tiếp theo. Quá trình rà soát và cập nhật tiềm năng, trữ lượng tài nguyên và khả năng cung cấp nhiên liệu cho phát điện cho thấy, các nguồn điện năng hiện tại sẽ được khai thác tối đa nhưng vấn thiếu hụt so với nhu cầu. Sau năm 2020, Việt Nam sẽ chuyển thành nước nhập khẩu năng lượng lớn và mức độ phụ thuộc vào năng lượng nhập khẩu.

dien_nang_luong_mat_troi_1

Điện mặt trời sẽ là phương án giải quyết tình trạng thiếu điện 

Bộ Công Thương cho biết, tính đến nay, một số nguồn năng lượng tái tạo đã và đang được khai thác cho sản xuất điện, với tổng công suất 1.300 MW. Điện mặt trời cũng được xác định là một nguồn đáng kể, nhưng hiện chủ yếu mới là dự án thí điểm, không nối lưới, chưa có dự án thương mại do trở ngại lớn về giá thành, suất đầu tư lớn đáng ghi nhận trong PCI 2016 là sự cải thiện điểm số PCI của cả 5 thành phố trực thuộc Trung ương. Trong đó, Hà Nội và Hải Phòng lần đầu tiên PCI đã vượt ngưỡng 60 điểm, bước vào nhóm có chất lượng điều hành Tốt, lần lượt ở vị trí 14 và 21 trên bảng xếp hạng.

Bên cạnh đó, Bộ Công Thương cũng đã đề ra chiến lược giúp giảm chi phí đầu tư cho điện gió. Cụ thể, cần tăng nội địa hóa trong đầu tư điện gió, theo đó các phần như thân cột, thiết bị điều khiển và xây dựng thì Việt Nam có thể làm được còn my phát, tua bin thì có thể nhập khẩu. Bên cạnh đó, phải có mức lãi suất cho vay hấp dẫn hơn dành cho các dự án năng lượng tái tạo.

Theo Chiến lược phát triển năng lượng tái tạo quốc gia sửa đổi, đến năm 2020, Việt Nam đặt mục tiêu phát triển 800 MW điện gió và tăng lên 6.000 MW vào năm 2030. Hiện tại, Việt Nam đang có khoảng 160 MW điện gió; trong khi đó, tiềm năng điện gió trên đất liền vào khoảng 7.000 MW và ngoài khơi là 10.000 MW.

Cơ chế mới hỗ trợ phát triển điện mặt trời

Mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 11/2017/QĐ-TTg về cơ chế khuyến khích phát triển các dự án điện mặt trời tại Việt Nam, bên mua điện có trách nhiệm mua toàn bộ sản lượng điện từ các dự án nối lưới với giá mua điện tại điểm giao nhận điện là 2.086 đồng/kWh.

Cũng theo Quyết định này, dự án điện mặt trời được miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố định cho dự án, thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu phục vụ sản xuất của dự án là nguyên liệu, vật tư, bán thành phẩm trong nước chưa sản xuất được. Bên cạnh đó, công trình đường dây và trạm biến áp để đấu nối với lưới điện được miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, tiền thuê mặt nước theo quy định của pháp luật hiện hành áp dụng cho dự án thuộc lĩnh vực ưu đãi đầu tư.

Các dự án trên mái nhà được thực hiện cơ chế bù trừ điện năng sử dụng hệ thống công tơ hai chiều. Trong một chu kỳ thanh toán, lượng điện phát ra từ các dự án trên mái nhà lớn hơn lượng điện tiêu thụ sẽ được chuyển sang chu kỳ thanh toán kế tiếp. Khi kết thúc năm hoặc khi kết thúc hợp đồng mua điện, lượng điện phát dư sẽ được bán cho bên mua điện với giá theo quy định. Chi phí mua điện từ các dự án điện mặt trời được tính toán và đưa đầy đủ trong thông số đầu vào của phương án giá bán điện hàng năm của Tập đoàn Điện lực Việt Nam.

Giá điện chưa hấp dẫn được nhà đầu tư?

Phát triển NLTT là xu thế tất yếu đối với Việt Nam. Tuy nhiên, nhà đầu tư nước ngoài vẫn không hào hứng đầu tư vào các dự án điện NLTT ở Việt Nam vì lo ngại tính minh bạch và giá bán điện thiếu tính cạnh tranh. Hiện tại, có nhiều ý kiến cho rằng giá điện Việt Nam đang quá rẻ so với khu vực.

Bà Vũ Chi Mai, cán bộ cao cấp của Tổ chức Hợp tác Quốc tế Đức (GIZ), đơn vị trực tiếp tham gia tư vấn về xây dựng giá điện cạnh tranh cho Bộ Công thương cho rằng, Việt Nam cần phải quy hoạch lại giá điện theo giá thị trường. Theo bà Mai, giá bán điện Việt Nam hiện nay không thể nói là quá cao được, nếu so với mặt bằng chung của giá bán điện trên thế giới. Ngay như so với khu vực Đông Nam Á thôi, giá bán điện vẫn thấp hơn nhiều. Ví dụ giá bán điện của Philippines là 20 cent thì Việt Nam chỉ bằng 1/3, tức là từ 6 – 9,35 cent.

"Việt Nam là quốc gia có lợi thế về thủy điện, tuy nhiên chúng ta cũng phải thấy rằng thủy điện hiện nay của Việt Nam không còn khả năng để phát triển nữa. Do vậy, cần thêm những nguồn năng lượng khác nữa. Mà những nguồn năng lượng khác này tất nhiên sẽ có giá khác, chi phí sẽ cao hơn so với thủy điện. Rõ ràng là người tiêu dùng khi thấy được các vấn đề về sức khỏe, môi trường thì họ sẽ thay đổi cách nghĩ ngay thôi", bà Mai đánh giá.

Theo bà Mai, điều quan trọng nữa là cần minh bạch hóa giá bán điện và tạo ra một thị trường giá bán điện mang tính cạnh tranh. Làm sao để cho người dân hiểu bản chất của giá điện. Cũng nhờ minh bạch hóa mà Nhà nước mới biết cái gì cần hỗ trợ và cái gì không cần hỗ trợ vì Nhà nước không thể lúc nào cũng hỗ trợ được.

Bà Mai cho rằng, người dân sẽ phải đặt mình giữa hai lựa chọn: hoặc là một bên sức khỏe tốt, năng lượng sạch, môi trường thân thiện, phát triển bền vững và một bên là sử dụng điện từ thủy điện. “Có thể bây giờ giá điện từ thủy điện còn rẻ, song đổi lại phải đối mặt với những thảm họa như lũ lụt ở miền Trung vừa rồi hoặc như mấy nhà máy điện than, khi xảy ra những trục trặc, sự cố gì đó thì người dân lại phải đối mặt với những tác động như ô nhiễm môi trường, sức khỏe suy giảm, vậy chọn bên nào?”, bà khép lại câu chuyện.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25175.00 25177.00 25477.00
EUR 26671.00 26778.00 27961.00
GBP 31007.00 31194.00 32152.00
HKD 3181.00 3194.00 3297.00
CHF 27267.00 27377.00 28214.00
JPY 159.70 160.34 167.58
AUD 16215.00 16280.00 16773.00
SGD 18322.00 18396.00 18933.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18215.00 18288.00 18819.00
NZD   14847.00 15342.00
KRW   17.67 19.30
DKK   3582.00 3713.00
SEK   2293.00 2380.00
NOK   2270.00 2358.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ