'Phát triển hợp đồng điện tử là tất yếu'

Nhàđầutư
Ông Lê Đức Anh, Giám đốc Trung tâm Tin học và Công nghệ số, Bộ Công Thương cho biết, Việt Nam đang có môi trường rất thuận lợi để phát triển hợp đồng điện tử, đặc biệt khi có sự tham gia của các Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử từ năm nay.
ĐÌNH VŨ
16, Tháng 06, 2022 | 14:29

Nhàđầutư
Ông Lê Đức Anh, Giám đốc Trung tâm Tin học và Công nghệ số, Bộ Công Thương cho biết, Việt Nam đang có môi trường rất thuận lợi để phát triển hợp đồng điện tử, đặc biệt khi có sự tham gia của các Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử từ năm nay.

hoi-nghi-hddt

Hội nghị Phát triển hợp đồng điện tử Việt Nam. Ảnh: Bộ Công Thương

Ngày 16/6, Bộ Công Thương đã tổ chức Hội nghị Phát triển hợp đồng điện tử tại Việt Nam - Triển khai Nghị định 85/2021 quy định chi tiết về hoạt động cung cấp dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử.

Phát biểu khai mạc Hội nghị, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân cho biết, ngày 25/9/2021, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 85/2021 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 52/2013 về thương mại điện tử, quy định chi tiết về hoạt động cung cấp dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử.

Như vậy, trong thời gian tới (trong năm 2022), người dân, doanh nghiệp có thể sử dụng hợp đồng điện tử thay thế hoàn toàn cho hợp đồng truyền thống với giải pháp chứng thực của các Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử được cấp đăng ký bởi Bộ Công Thương.

Thứ trưởng nhấn mạnh, việc phát triển hợp đồng điện tử tại Việt Nam cần phải đáp ứng đủ các tiêu chí như: phát triển thị trường, ứng dụng thực tế, đáp ứng nhu cầu thiết yếu để hoàn tất quy trình ứng dụng thương mại điện tử, công nghệ thông tin trong hoạt động của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp quản lý hiệu quả, giảm thiểu được việc lãng phí giấy tờ, tiết kiệm thời gian và tạo môi trường điều hành chuyên nghiệp.

Đặc biệt, Thứ trưởng Bộ Nguyễn Sinh Nhật Tân cho rằng, hợp đồng điện tử giúp kết nối các nền tảng công nghệ, hạ tầng số tin cậy của Chính phủ đến các doanh nghiệp, tổ chức, người dùng thông qua các giao dịch thương mại.

Song song với hoàn thiện hành lang pháp lý để cấp đăng ký cho các doanh nghiệp, tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số đã giao Trung tâm Tin học và Công nghệ số nghiên cứu, phối hợp với các doanh nghiệp CNTT, viễn thông, hạ tầng số, để xây dựng các giải pháp hỗ trợ bên thứ 3 như ngân hàng, kiểm toán, cơ quan giải quyết tranh chấp, cơ quan thuế, các đơn vị liên quan khác có thể kiểm tra, xác thực được giá trị như bản gốc của hợp đồng điện tử.

"Như vậy, bên thứ 3 sẽ không chủ động biết được nội dung hợp đồng điện tử đã ký nhưng khi bên thứ 3 được cung cấp tài liệu hợp đồng điện tử đã được ký và chứng thực, thì việc tra cứu, xác minh giá trị như bản gốc của hợp đồng điện tử sẽ được thực hiện dễ dàng", Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân nói.

Báo cáo tình hình triển khai, thực hiện Nghị định 85/2021 của Chính phủ, ông Lê Đức Anh, Giám đốc Trung tâm Tin học và Công nghệ số cho biết: Hiện cơ quan quản lý phân loại hoạt động điện tử theo 3 mức độ. Một là các bên tham gia hợp đồng đều sử dụng Chữ ký số; Hai là kết hợp giữa chữ ký số và các hình thức định danh điện tử (eKYC); Ba là 2 bên giao kết có sự đảm bảo của các Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử (CeCA).

Theo Giám đốc Trung tâm tin học và Công nghệ số, hiện phổ biến nhất là hình thức một. Tuy nhiên, khi áp dụng hình thức hợp đồng điện tử thứ 3 (có sự đảm bảo của các Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử CeCA) được đánh giá sẽ phát triển tốt trong thời gian tới do có nhiều lợi thế và tiện ích.

Cụ thể, tầm quan trọng của CeCA thể hiện rõ nét khi có sự tham gia của  bên thứ 3, ví dụ khi ngân hàng cần xác thực chữ ký số trên hoá đơn điện tử có thật hay không (do nhân viên ngân hàng không thể có đủ nghiệp vụ để xác nhận). Vì chưa có sự phát triển của CeCA nên hiện nay đa số chữ ký số được áp dụng trong nội bộ, còn khi có sự tham gia của bên thứ 3 gần như sẽ ký số trước rồi sau đó phải tiếp tục ký bản giấy.

Ngoài ra, theo ông Lê Đức Anh, mỗi giao dịch hợp đồng điện tử sẽ có gắn kèm với các quy chế về giải quyết tranh chấp, khiếu nại, xử lý các yếu tố phát sinh trong quá trình giao kết và thực thi hợp đồng. Điều này giúp cho doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân, các bên thứ 3 có một cơ quan trung gian đủ tin cậy để giải quyết các vấn đề phát sinh khi thực hiện giao kết, hợp đồng dưới dạng điện tử.

CeCA là tổ chức chứng thực hợp đồng điện tử, cung cấp môi trường ký, sau khi các doanh nghiệp ký hợp đồng, CeCA ký sẽ đẩy lên Trục phát triển hợp đồng điện tử Việt Nam của Bộ Công thương. Từ đó các CeCA có thể chia sẻ cho nhau và cung cấp dịch vụ đến khách hàng cuối cùng.

Theo ông Lê Đức Anh, hiện việc phát triển hoá đơn điện tử ở Việt Nam khá thuận lợi khi thống kê cho thấy, đến cuối 2021 đã có tới 42% doanh nghiệp đã có sử dụng hợp đồng điện tử trong hoạt động kinh doanh. Và số hoá hoạt động thương mại được cho là tất yếu.

Ông Lê Đức Anh cho biết, mô hình phát triển hợp đồng điện tử của Việt Nam khá giống Trung Quốc. Theo số liệu thống kê được, đến cuối năm 2019, trung bình 1 năm triển khai đã có hơn 6 tỷ hợp đồng điện tử được sử dụng. 

Đại diện Bộ Công Thương cho phép, hiện đã có 17 đơn vị đăng ký và sẽ ký kết, tham gia kết nối với Trục phát triển hợp đồng điện tử Việt Nam của Bộ Công Thương. Song song với đó, Bộ Công Thương sẽ sớm cấp phép đăng ký cho các đơn vị trung gian theo quy định của pháp luật.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ