'Pháo đài kinh tế' của Nga liệu có trụ vững trước các lệnh trừng phạt liên hồi của phương Tây?
Các nước phương Tây, đứng đầu là Hoa Kỳ, trong tuần rồi và đầu tuần này đã liên tiếp áp đặt các lệnh trừng phạt lên nước Nga. Nhưng nhiều chuyên gia và các nhà kinh tế trên thế giới đang đưa ra câu hỏi rằng những lệnh trừng phạt này liệu có thực sự làm khó được nền kinh tế của Nga?
Kể từ năm 2014, khi Hoa Kỳ và các đồng minh phương Tây áp đặt các lệnh trừng phạt đối với Moscow sau khi nước này sáp nhập Crimea vào lãnh thổ của mình và sau vụ bắn rơi chiếc máy bay số hiệu 17 của Hãng hàng không Malaysia, Tổng thống Nga đã cố gắng xây dựng một nền kinh tế có khả năng chống chịu với nhiều lệnh trừng phạt khắc nghiệt.
Nga đã chuẩn bị trước

Cảnh sát Nga siết chặt an ninh tại Quảng trường Đỏ ở Moscow hôm thứ Năm, 24/2. Ảnh AFP/Getty Images
Phương Tây trong tuần này đã công bố liên tiếp các lệnh trừng phạt kinh tế với Nga sau khi quân đội nước này tấn công Ukraine. Các hình phạt nhắm vào trung tâm của hệ thống tài chính Nga sẽ đặt "pháo đài kinh tế" của Nga vào vòng thử thách thực sự.
Hôm thứ Bảy tuần rồi, Hoa Kỳ, Liên minh châu Âu, Vương quốc Anh và Canada cho biết họ sẽ trục xuất một số ngân hàng Nga khỏi SWIFT, dịch vụ nhắn tin tài chính toàn cầu, và đóng băng tài sản của Ngân hàng Trung ương Nga.
Lo ngại trước những hệ lụy của các lệnh trừng phạt, chứng khoán Nga giảm giá trị tới 33% vào hôm thứ Năm tuần rồi. Kể từ đó, thị trường chứng khoán của Nga đã phần nào phục hồi, nhưng đồng rúp tiếp tục giao dịch gần mức thấp kỷ lục so với đồng USD và đồng euro.
Theo số liệu của Ngân hàng Thế giới, nền kinh tế trị giá 1,5 nghìn tỷ USD của Nga là nền kinh tế lớn thứ 11 thế giới, chỉ sau Hàn Quốc. Kể từ năm 2014, tổng sản phẩm quốc nội của nó hầu như không tăng trưởng và người dân Nga trở nên nghèo hơn. Giá trị của đồng rúp cũng sụt giảm, khiến cho giá trị của nền kinh tế Nga mất đi tới 800 tỷ USD.
Trong cùng thời gian, Moscow đã cố gắng đưa nền kinh tế dựa chủ yếu vào vào dầu mỏ của mình ra khỏi sự lệ thuộc vào đồng USD, hạn chế các chi tiêu của chính phủ và gia tăng dự trữ ngoại tệ.
Các nhà hoạch định kinh tế của Putin đã tìm cách thúc đẩy sản xuất một số mặt hàng trong nước trong lúc chặn việc nhập khẩu các sản phẩm tương đương từ nước ngoài vào.
Cùng lúc, Moscow đã tích lũy được khoản dự trữ quốc tế lên tới 630 tỷ USD, một khoản tiền khổng lồ so với hầu hết các quốc gia khác.
David Lubin, nhà kinh tế học thuộc tập đoàn Citi và một đối tác tại Chatham House cho biết, mô hình "pháo đài kinh tế" đòi hỏi một nguồn dự trữ ngoại tệ lớn để có thể chi tiêu khi các lệnh trừng phạt có hiệu lực.
Ông gần đây từng viết: “Nga đã theo đuổi mô hình này bằng cáchh triển khai nguồn dự trữ ngoại tệ".
Ngân hàng Trung ương Nga hôm thứ Năm cho biết họ đang can thiệp vào thị trường tiền tệ để hỗ trợ đồng rúp. Và hôm thứ Sáu, họ cho biết họ đang tăng cung tiền cho các máy ATM để đáp ứng nhu cầu tiền mặt ngày càng tăng.
Hãng thông tấn Nga TASS đưa tin, một số ngân hàng đã thấy lượng tiền rút ra tăng lên đáng kể, đặc biệt là ngoại tệ, từ khi Nga chính thức tấn công Ukraine.
Trong lúc xây dựng kho chiến lược cho chiến tranh, chiến lược khắc khổ của ông Putin cũng đã hạn chế tăng trưởng kinh tế, đầu tư và năng suất, đồng thời ưu tiên các công ty nhà nước hơn doanh nghiệp tư nhân.
Thu nhập của những người Nga trung bình đã giảm xuống mức kém nhất vào đầu những năm 2010, và nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài chỉ ở một mức rất khiêm tốn.
Nga cũng đã thất bại trong việc đa dạng hóa các sản phẩm chủ lực của mình là dầu và khí đốt, khiến nước này chịu nhiều tác động từ sự biến động của giá hàng hóa trên toàn cầu.
Trừng phạt liên tiếp

Tổng thống Mỹ Joe Biden thông báo lệnh trừng phạt kinh tế với Nga hôm thứ Năm, 24/2. Ảnh Getty Images
Sau khi quân đội Nga tấn công Ukraine, Tổng thống Mỹ Joe Biden hôm thứ Năm tuần rồi đã công bố các biện pháp trừng phạt nhằm gây thiệt hại cho nền kinh tế Nga.
Các đòn trừng phạt của Mỹ nhằm vào hai tổ chức tài chính lớn nhất của Nga là Sberbank và VTB, đồng thời ngăn các tổ chức này xử lý các khoản thanh toán thông qua hệ thống tài chính của Mỹ.
Các công ty nhà nước của Nga sẽ không được phép huy động vốn thông qua các thị trường Mỹ. Các biện pháp trừng phạt liên quan tới gần 80% tài sản ngân hàng ở Nga.
Hoa Kỳ cũng đang cố gắng ngăn cản các công ty quân sự và công nghiệp của Nga bằng cách ngăn họ mua các công nghệ quan trọng liên quan tới chip máy tính tiên tiến.
Liên minh châu Âu, Vương quốc Anh, Nhật Bản, Australia và các quốc gia khác cũng đã công bố các biện pháp trừng phạt của riêng họ đối với các công ty và cá nhân của nước Nga.
Các quan chức Hoa Kỳ, Anh và EU đã đi xa hơn vào hôm thứ Sáu và đưa ra các lệnh trừng phạt chho chính ông Putin.
Hôm thứ Bảy. Hoa Kỳ, Liên minh châu Âu, Vương quốc Anh và Canada cho biết trong một tuyên bố chung rằng họ sẽ loại bỏ một số ngân hàng Nga khỏi SWIFT, một mạng nhắn tin bảo mật cao kết nối hàng nghìn tổ chức tài chính trên khắp thế giới.
"Chúng tôi đang phối hợp với các nhà chức trách châu Âu để tìm hiểu chi tiết về các thực thể sẽ phải tuân theo các lệnh trừng phạt và chúng tôi chuẩn bị tuân thủ theo các qui định pháp lý mới", SWIFT, công ty có trụ sở tại Bỉ, đưa ra lời tuyên bố.
Liên minh phương Tây cho biết họ cũng sẽ thực hiện các bước để ngăn Ngân hàng Trung ương Nga tung số tiền dự trữ quốc tế của mình nhằm tăng giá trị của đồng rúp.
Ursula von der Leyen, Chủ tịch Ủy ban châu Âu, cho biết trong một tuyên bố rằng các biện pháp này sẽ "làm tê liệt tài sản của Ngân hàng Trung ương Nga".
Tuy nhiên, phương Tây không cho biết ngân hàng nào của Nga sẽ bị loại khỏi SWIFT, cũng như việc họ sẽ nhắm mục tiêu vào ngân hàng trung ương như thế nào.
Nhưng một quan chức cấp cao của chính quyền Biden nói với các phóng viên rằng các biện pháp này sẽ khiến "Nga phải chịu các đau đớn cho dù nền kinh tế của Nga luôn được là một 'huyền thoại', như nhưng gì được biết từ trước đến nay".
"Kho dự trữ ngoại hối của Nga trị giá hơn 600 tỷ USD chỉ có sức mạnh nếu ông Putin có thể sử dụng nó, và nếu không có khả năng mua đồng rúp từ các tổ chức tài chính phương Tây, thì Ngân hàng Trung ương của Putin sẽ mất khả năng bù đắp các thiệt hại do các biện pháp trừng phạt gây ra", quan chức này nói.
Gói trừng phạt có quy mô lớn chưa từng có, khi nội dung các biện pháp trừng phạt được công bố hôm thứ Bảy.
Hiệu quả sẽ thế nào?
Iikka Korhonen, người đứng đầu Viện nghiên cứu các nền kinh tế mới nổi của Ngân hàng Phần Lan và cũng là chuyên gia về hệ thống tài chính ngân hàng của Nga nói với CNN Business vào thứ Sáu: "Nga vẫn đang chuẩn bị những gì cần thiết cho nền kinh tế của mình, và giá dầu thế giới ở mức 100 USD/thùng đang mang lại nguồn thu khổng lồ cho nhà nước Nga".

Đồng rúp của Nga đã sụt giảm giá trị nghiêm trọng sau khi Nga tấn công Ukraine. Ảnh Reuters
"Họ có thể xoay sở trong một thời gian, nhưng điều này càng kéo dài đồng nghĩa với việc tốc độ tăng trưởng kinh tế của Nga sẽ chậm lại", Korhonen nói.
Các nước phương Tây đang tìm cách trừng phạt Moscow nhưng không có nghĩa là điều này không gây thiệt hại lớn cho nền kinh tế của chính họ.
Giá khí đốt tự nhiên tăng vọt ở châu Âu và việc cắt nguồn cung từ Nga có thể khiến giá khí đốt tăng ngày một cao hơn. Xuất khẩu dầu thô của Nga giảm cũng sẽ làm giá dầu và xăng trên thế giới tăng cao.
SWIFT được coi là một công cụ đặc biệt nhưng việc loại bỏ hoàn toàn Nga khỏi SWIFT sẽ khiến các tổ chức tài chính khó khăn hơn nhiều trong việc gửi tiền vào hoặc chuyển tiền ra khỏi nước này, gây ra cú sốc bất ngờ cho các công ty Nga và khách hàng nước ngoài của họ, đặc biệt là những người mua dầu và khí đốt của Nga bằng đồng USD.
Nhưng chỉ nhắm mục tiêu vào một số ngân hàng nhất định của Nga có thể cho phép việc thanh toán tiếp tục được thực hiện đối với dầu và khí đốt xuất khẩu của Nga.
Một số người cho rằng phương Tây nên sẵn sàng trả một cái giá rất cao về mặt kinh tế khi trừng phạt nước Nga.
Tyler Kustra, trợ lý giáo sư về chính trị và quan hệ quốc tế tại Đại học Nottingham ở Anh, cho biết: "Chúng ta không có 5 năm để làm suy thoái dần dần nền kinh tế Nga. Chúng ta cần làm điều đó ngay bây giờ".
- Cùng chuyên mục
Thủ tướng: Hoan nghênh các doanh nghiệp Thụy Điển tăng cường đầu tư vào Việt Nam
Thủ tướng nhất trí hai bên hợp tác, tạo thuận lợi cho hàng hóa của mỗi bên thâm nhập thị trường của nhau, đặc biệt là các mặt hàng nông sản.
Sự kiện - 12/05/2025 22:25
'Miễn thuế 3 năm cho doanh nghiệp công nghệ là quá ngắn'
Cho rằng quy định miễn thuế thu nhập đối với doanh nghiệp khởi nghiệp trong lĩnh vực chuyển đổi số, khoa học công nghệ không quá 3 năm là quá ngắn, các đại biểu Quốc hội đề nghị kéo dài thời gian hơn, thậm chí là 5 năm để khuyến khích đầu tư.
Sự kiện - 12/05/2025 16:04
Hải Phòng khởi công, khánh thành 12 dự án có tổng mức đầu tư 'khủng'
Chiều 11/5, UBND TP. Hải Phòng tổ chức sự kiện đồng loạt khởi công, khánh thành 12 công trình trọng điểm tại Trung tâm Chính trị - Hành chính mới thuộc khu đô thị Bắc Sông Cấm, TP. Thủy Nguyên.
Sự kiện - 12/05/2025 07:30
Thủ tướng: Cơ bản xóa nhà tạm, nhà dột nát trên cả nước trước 31/10/2025
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh quyết tâm cơ bản xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước trước ngày 31/10/2025, sớm hơn 2 tháng so với mục tiêu ban đầu đã đề ra; trong đó ưu tiên bố trí nguồn lực để hỗ trợ nhà ở cho thân nhân liệt sĩ (xong trước ngày 27/7) và người có công với cách mạng (xong trước ngày 2/9).
Sự kiện - 12/05/2025 06:40
Tập đoàn TH khánh thành Nhà máy chế biến sữa top đầu ở Nga
Nhà máy chế biến sữa tươi sạch TH tại tỉnh Kaluga có công suất 1.000 tấn/ngày, trong đó giai đoạn 1 là 500 tấn/ngày, thuộc top nhà máy có công suất chế biến hàng đầu Liên bang Nga.
Sự kiện - 11/05/2025 17:17
Tổng Bí thư Tô Lâm: Doanh nhân phải thực sự trở thành 'chiến sỹ' trên mặt trận kinh tế
Một trong những nhiệm vụ cấp bách thực hiện thắng lợi Nghị quyết số 68 mà Tổng Bí thư Tô Lâm yêu cầu đó là xây dựng đội ngũ doanh nhân thật sự trở thành "chiến sỹ" trên mặt trận kinh tế, tham gia thực chất trong hoạch định chính sách. Bảo vệ, hỗ trợ, khuyến khích, tôn vinh đội ngũ doanh nhân có lòng yêu nước, tinh thần dân tộc, ý thức tuân thủ pháp luật, có khát vọng vươn lên làm giàu cho mình và góp phần làm giàu cho đất nước.
Sự kiện - 11/05/2025 16:39
Nghị quyết 68-NQ/TW: Trang sử mới của kinh tế tư nhân
Hiếm có Nghị quyết nào vừa được ban hành đã nhận được sự quan tâm, đón nhận của xã hội với nhiều cảm xúc, kỳ vọng như Nghị quyết 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân vừa được Bộ Chính trị ban hành hôm 4/5/2025
Sự kiện - 11/05/2025 07:59
Việt Nam, Nga trao nhiều văn kiện hợp tác về năng lượng, khoa học-công nghệ, y tế
Các văn kiện hợp tác được trao dưới sự chứng kiến của Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin sau hội đàm của hai nhà lãnh đạo.
Sự kiện - 11/05/2025 07:28
Kỷ nguyên mới không chờ doanh nghiệp thích ứng
Như một lời hiệu triệu, kêu gọi, ông Mạc Quốc Anh – Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa TP. Hà Nội nhấn mạnh: “Kỷ nguyên mới không chờ đợi chúng ta kịp thích ứng; nó chỉ gọi tên những ai dám ước mơ lớn và hành động quyết liệt…”
Sự kiện - 11/05/2025 07:28
'Cần bỏ thủ tục công bố hợp quy vì gây tốn kém cho doanh nghiệp'
Các đại biểu Quốc hội cho rằng, cần phải bãi bỏ toàn bộ các thủ tục về công bố hợp quy vì loại thủ tục này không phát huy hiệu quả trong thực tế, gây phiền hà, phát sinh chi phí cho doanh nghiệp.
Sự kiện - 10/05/2025 13:17
[Café Cuối tuần] Câu chuyện về các sắc thuế
Các sắc thuế, hóa ra, không chỉ là những con số khô khan, mà là câu chuyện về cuộc sống, công bằng, và những lựa chọn chính sách.
Sự kiện - 10/05/2025 10:24
'Trung Quốc sẵn sàng mở cửa thị trường tiêu dùng lớn thứ hai thế giới cho hàng hóa Việt Nam'
Trung Quốc sẽ đẩy nhanh hợp tác về đường sắt, kết nối giao thông, đẩy nhanh tiến độ xây dựng cửa khẩu thông minh, theo Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam Hà Vĩ.
Sự kiện - 10/05/2025 08:11
Hà Nội khai trương Trung tâm Báo chí Thủ đô
Trung tâm Báo chí Thủ đô Hà Nội hướng tới tích hợp các giải pháp công nghệ hiện đại như trí tuệ nhân tạo (AI) trong giám sát xu hướng, phân tích thông tin trên không gian mạng…
Sự kiện - 09/05/2025 17:24
Đại biểu Quốc hội: Cần đánh giá thận trọng việc đánh thuế nước ngọt
Một số ý kiến cho rằng việc đánh thuế nước ngọt có thể vô tình thúc đẩy tiêu dùng các sản phẩm đồ uống sản xuất thủ công không chính thức, vốn là những sản phẩm khó kiểm soát về chất lượng và an toàn thực phẩm.
Sự kiện - 09/05/2025 16:52
Sắp diễn ra chương trình 'Nhịp cầu kết nối Việt - Trung Hải Phòng 2025'
Chương trình "Nhịp cầu kết nối Việt - Trung Hải Phòng 2025" nhằm tăng cường quan hệ hợp tác hữu nghị giữa Việt Nam và Trung Quốc trên nhiều lĩnh vực.
Sự kiện - 09/05/2025 11:28
'Sắp xếp đơn vị hành chính ảnh hưởng lớn toàn bộ quy hoạch'
Việc sắp xếp đơn vị hành chính sẽ có ảnh hưởng lớn đến toàn bộ các quy hoạch của hệ thống quy hoạch quốc gia. Do đó cần sửa Luật Quy hoạch để phù hợp với thực tiễn.
Sự kiện - 09/05/2025 11:04
- Đọc nhiều
-
1
Đề nghị Bộ Công an tiếp nhận sai phạm tại KCN Thốt Nốt
-
2
'Siêu' đô thị mới của vùng Đông Nam Bộ sau sáp nhập
-
3
Mặt bằng TP.HCM giá neo cao, nhiều nhà bán lẻ, chủ nhà hàng 'tháo chạy'
-
4
35 dự án ở Quảng Nam nợ hơn 2.000 tỷ tiền sử dụng đất, thuê đất
-
5
Sáp nhập với Kon Tum, Quảng Ngãi muốn sớm mở đường cao tốc
Đáng đọc
- Đáng đọc
Chuyên gia: Không nên quá ‘hoảng loạn’ với con số thuế 46% từ Mỹ
Tài chính - Update 1 month ago
'Bối cảnh mới mở ra những cơ hội đầu tư chưa từng có'
Tài chính - Update 1 month ago
Phát triển kinh tế tư nhân - đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng
Sự kiện - Update 1 month ago