'Phải khống chế việc lợi dụng tăng lương để tăng giá và độc quyền'

VŨ PHẠM
07:54 27/06/2024

Việc tăng lương từ ngày 1/7 đáp ứng mong mỏi của nhiều đối tượng liên quan. Tuy nhiên, các đại biểu Quốc hội đề nghị Chính phủ phải biện pháp kiểm soát lạm phát, ổn định giá cả thị trường, khống chế việc lợi dụng tăng lương để tăng giá và độc quyền, không để "tát nước theo mưa".

Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 7, Quốc hội vừa mới tiến hành thảo thảo luận tại hội trường về cải cách tiền lương, điều chỉnh lương hưu, trợ cấp, bảo hiểm xã hội, phụ cấp ưu đãi người có công và trợ cấp xã hội từ ngày 1/7/2024.

Theo Tờ trình của Chính phủ, đối với khu vực doanh nghiệp, Chính phủ kiến nghị điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng theo quy định của Bộ luật Lao động (tăng 6% áp dụng từ ngày 1/7); quy định cơ chế tiền lương đối với doanh nghiệp Nhà nước (áp dụng từ ngày 1/1/2025 để phù hợp với năm tài chính của doanh nghiệp).

Đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang (khu vực công), thực hiện cải cách chính sách tiền lương theo lộ trình, từng bước, hợp lý, thận trọng, khả thi. Chính phủ kiến nghị Quốc hội giao Chính phủ triển khai thực hiện các nội dung đã rõ, đủ điều kiện để thực hiện, gồm: Hoàn thiện chế độ nâng lương; bổ sung chế độ tiền thưởng; quy định nguồn kinh phí thực hiện chế độ tiền lương; hoàn thiện cơ chế quản lý tiền lương và thu nhập; giao Chính phủ điều chỉnh mức lương cơ sở từ 1,8 triệu đồng lên 2,34 triệu đồng/tháng (tăng 30%) từ ngày 1/7 (chưa bãi bỏ mức lương cơ sở và hệ số lương hiện nay)...

Quoc-hoi

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải cho biết, cải cách tiền lương trong bối cảnh hiện nay là thiết thực. Ảnh: QH

Kiểm soát lạm phát khi tăng lương

Từ đoàn ra nghị trường, đa số các đại biểu Quốc hội đều bày tỏ thống nhất rất cao với tờ trình của Chính phủ.

Tham gia ý kiến, đại biểu Phạm Văn Hòa (đoàn Đồng Tháp) cho biết, mức lương cơ sở tăng từ 1,8 triệu đồng lên 2,34 triệu đồng là mức lương cao nhất từ trước đến nay, ngoài việc cải thiện đời sống của người hưởng lương và trợ cấp còn đảm bảo được an sinh xã hội, đảm bảo được cuộc sống tối thiểu của người hưởng lương từ ngân sách.

Báo cáo của Bộ Tài chính cho thấy, tổng nhu cầu kinh phí điều chỉnh mức lương cơ sở lần giai đoạn 2024-2026 là khoảng 913.000 nghìn tỷ đồng, đảm bảo đủ nguồn để thực hiện. Do đó, đại biểu Hòa đề nghị Chính phủ chỉ đạo ổn định giá cả thị trường, chống lạm phát, nhất là những mặt hàng tiêu dùng không thể để "tát nước theo mưa" của thị trường, khi mỗi lần Nhà nước tăng lương cơ sở thì thị trường tăng giá theo, ảnh hưởng đến đời sống của đông đảo của người dân lao động.

Empty

Đại biểu Phạm Văn Hòa. Ảnh: QH

Đồng quan điểm, đại biểu Tạ Văn Hạ (đoàn Quảng Nam) cho rằng, bên cạnh tăng lương vẫn tiếp tục phải đẩy mạnh hơn nữa cải cách tinh giản bộ máy biên chế. Đời sống tăng nhưng cũng cần tinh gọn bộ máy và tinh giản biên biên chế để thực hiện mục tiêu này.

Đại biểu nêu, cùng với việc tăng lương và trước khi tăng lương, giá đã tăng trước một đoạn. Tăng lương, giá tiếp tục tăng nên cần phải có giải pháp để bình ổn giá, nhất là các mặt hàng tiêu dùng.

"Thực tế, tôi ngạc nhiên vì có những mặt hàng tiêu dùng tăng lên rất nhiều lần, thậm chí gấp đôi. Do đó, cần phải quan tâm, không có đồng lương tăng được một chút, tất cả các mặt hàng tiêu dùng tăng nhanh hơn. Chúng ta khống chế ở mặt tâm lý, khống chế ở việc lợi dụng tăng lương để tăng giá và độc quyền… Còn tăng do các điều kiện sản xuất tăng, đầu vào sản xuất tăng cũng phải chấp nhận", đại biểu nói.

Chưa hết, đại biểu lưu ý, khi lương tăng thì cũng nên nghiên cứu thuế giảm trừ gia cảnh. Mức sống tăng lên, chi phí đắt lên thì giảm trừ gia cảnh cũng phải tăng.

"Chúng ta tăng 30% lương, ít nhất giảm trừ gia cảnh cũng phải tăng được 30% hoặc phải đến 50% tôi cho là hợp lý. Giảm trừ gia cảnh hiện nay tôi nghĩ cũng cần phải quan tâm", đại biểu cho hay.

Empty

Đại biểu Trần Hoàng Ngân. Ảnh: QH

20 năm, 14 lần tăng lương cơ sở

Cho ý kiến, đại biểu Trần Hoàng Ngân (đoàn TP.HCM) nêu, 20 năm qua, chúng ta đã 14 lần tăng mức lương cơ sở, trong đó năm 2005, tăng 20,7% thì lạm phát giảm từ 9,5% xuống 8,4%; năm 2006, tăng lương cơ sở 28,57% thì lạm phát giảm từ 7,5% xuống 6,3%; năm 2012, tăng lương cơ sở 26,5% lạm phát giảm từ 18,6% xuống còn 9,2%; năm 2016, tăng lương cơ sở 5,2% lạm phát giảm từ 6,6% xuống 2,7% và năm 2023 tăng lương cơ sở 20,8% lạm phát chỉ còn là 3,25%.

Chỉ có 2 lần việc tăng lương cơ sở làm tăng lạm phát đó là năm 2008 khi tăng lương cơ sở 20%, lạm phát tăng từ 6,3% lên 23% và năm 2011 khi tăng lương cơ sở lên 13,7%, lạm phát đã tăng từ 9,2% lên 18,6%. Tuy nhiên, năm 2008, 2011 việc lạm phát này không chỉ do tăng lương cơ sở mà do lạm phát thế giới, do giá dầu thế giới tăng cộng với tỷ giá trong nước tăng.

Vì vậy, đại biểu Ngân đề nghị Chính phủ cần quan tâm một số nội dung. Trong đó, chính sách tiền tệ chủ động linh hoạt theo lạm phát mục tiêu 4% và phải giữ cho được ổn định tỷ giá; Phải điều chỉnh các hàng hóa, dịch vụ Nhà nước quản lý như điện, học phí, giá dịch vụ khám, chữa bệnh phải giãn ra không cùng một lúc và cách xa ngày 1/7/2024.

Phải chuẩn bị nguồn hàng, đảm bảo cung hàng hóa không để thiếu hàng, thúc đẩy sản xuất; Đặc biệt là phải kiểm soát lạm phát tâm lý, lạm phát tin đồn, lạm phát "domino", "tát nước theo mưa" và phải tăng cường kiểm tra, thanh tra, xử phạt nghiêm minh những vấn đề liên quan đến pháp luật về giá.

Empty

Đại biểu Dương Minh Ánh. Ảnh: QH

Chính sách tiền lương cho nhà giáo vẫn nằm "trên giấy"

Theo đại biểu Dương Minh Ánh, (đoàn TP. Hà Nội), việc cải cách tiền lương từ 1/7 đã đáp ứng được một phần sự mong mỏi của cử tri. Nhưng, do vẫn tiếp tục áp dụng thang bảng lương, chế độ phụ cấp như hiện hành nên một số bộ phận công chức, viên chức khu vực công, trong đó có công chức, viên chức ngành giáo dục vẫn còn rất nhiều tâm tư và băn khoăn.

Đại biểu cho biết, từ năm 2013, sau khi Trung ương ban hành Nghị quyết 29 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đến nay, nhiều chính sách lớn về đổi mới giáo dục đã được ban hành, yêu cầu về nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo cả về chất và lượng ngày càng cao, tạo áp lực không nhỏ lên vai các nhà giáo.

Chính sách tiền lương đối với nhà giáo đã được nêu trong Nghị quyết 29, trong đó, lương giáo viên được ưu tiên xếp cao nhất trong bảng lương hệ thống lương hành chính sự nghiệp, nhưng, sau 11 năm đến nay vẫn nằm nguyên trên giấy, chưa được triển khai.

"Trong suốt thời gian qua, các nhà giáo vẫn luôn cố gắng cống hiến hết mình cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo, luôn động viên nhau hãy chờ đợi và hy vọng rồi một ngày nào đó sẽ có sự thay đổi lớn về chính sách tiền lương đối với nhà giáo. Đây không chỉ là vấn đề về tiền lương đối với các nhà giáo mà còn thể hiện sự tôn vinh của xã hội đối với nghề nhà giáo được coi là nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý như cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nói", đại biểu phân tích.

Đại biểu Ánh nhận định, đến thời điểm hiện nay, các nhà giáo vẫn sẽ tiếp tục điệp khúc "câu đợi, câu chờ" cho đến khi có chính sách cải cách tiền lương mới ban hành.

Vì vậy, đại biểu đề nghị với Quốc hội, Chính phủ khi nghiên cứu chính sách cải cách tiền lương tới đây cần thể chế hóa các chủ trương của Đảng bằng luật hoặc các văn bản dưới luật về chính sách tiền lương, chế độ phụ cấp nghề đối với các nhà giáo.

Giải trình, làm rõ trước Quốc hội, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái nhìn nhận, như các đại biểu nêu ở trên, tăng lương lần này phải quan tâm đến kiểm soát được giá, chỉ số giá tiêu dùng (CPI)... Hiện nay, chủ yếu là tâm lý, còn nhu cầu do tăng lương cũng có nhưng không cao, cung cầu hàng hóa cũng đáp ứng được, nhất là mặt hàng thiết yếu.

"Ngay từ khi chuẩn bị Chính phủ đã có chỉ đạo, đặc biệt Ban Chỉ đạo điều hành giá và vừa rồi Thủ tướng đã có công điện. Tiếp thu ý kiến của các đại biểu, chúng tôi sẽ tiếp tục chỉ đạo quyết liệt hơn và mong muốn đại biểu tiếp tục quan tâm để đóng góp cho Chính phủ", Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

  • Cùng chuyên mục
Việt Nam là quốc gia duy nhất trong ASEAN chưa mở cửa dịch vụ phân phối thuốc cho nhà đầu tư nước ngoài

Việt Nam là quốc gia duy nhất trong ASEAN chưa mở cửa dịch vụ phân phối thuốc cho nhà đầu tư nước ngoài

Góp ý dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược, đại biểu Trần Khánh Thu nhấn mạnh, Việt Nam hiện đang là quốc gia duy nhất trong khu vực ASEAN chưa mở cửa cho dịch vụ phân phối thuốc cho nhà đầu tư nước ngoài theo các Hiệp định thương mại tự do của WTO, CPTPP, EVFTA.

Sự kiện - 27/06/2024 07:53

Chính thức hợp nhất Than Cọc Sáu và Than Đèo Nai

Chính thức hợp nhất Than Cọc Sáu và Than Đèo Nai

Thực hiện Đề án cơ cấu lại Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) đến năm 2025, sau một thời gian chuẩn bị, Công ty CP Than Đèo Nai và Công ty CP Than Cọc Sáu đã chính thức hợp nhất thành Công ty CP Than Đèo Nai - Cọc Sáu -TKV.

Sự kiện - 27/06/2024 07:00

Amazon lần đầu đạt mức định giá 2 nghìn tỷ USD nhờ sự trỗi dậy của trí tuệ nhân tạo

Amazon lần đầu đạt mức định giá 2 nghìn tỷ USD nhờ sự trỗi dậy của trí tuệ nhân tạo

Amazon.com Inc lần đầu tiên đạt 2 nghìn tỷ USD giá trị thị trường vào thứ Tư, trở thành công ty thứ năm của Mỹ vượt qua mốc đó nhờ sự lạc quan về trí tuệ nhân tạo và khả năng cắt giảm lãi suất trong năm nay đã thúc đẩy nhu cầu về các cổ phiếu liên quan đến công nghệ, theo Reuters.

Thị trường - 27/06/2024 06:42

Cựu Giám đốc Công an tỉnh Hải Phòng Đỗ Hữu Ca được giảm 3 năm tù

Cựu Giám đốc Công an tỉnh Hải Phòng Đỗ Hữu Ca được giảm 3 năm tù

Tại phiên tòa phúc thẩm diễn ra ngày 26/6, sau khi nghị án, hội đồng xét xử đã quyết định giảm án cho ông Đỗ Hữu Ca 3 năm tù so với bản án sơ thẩm liên quan tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

Pháp luật - 27/06/2024 06:30

'Nghẽn' mặt bằng, dự án đô thị xanh Thừa Thiên Huế ngổn ngang trước ngày bàn giao

'Nghẽn' mặt bằng, dự án đô thị xanh Thừa Thiên Huế ngổn ngang trước ngày bàn giao

Theo kế hoạch, dự án Xây dựng chương trình phát triển đô thị loại II (các đô thị xanh) tiểu dự án thành phần Thừa Thiên Huế sẽ được bàn giao trong tháng 6/2024, nhưng đến nay "đại dự án" này vẫn còn ngổn ngang.

Đầu tư - 27/06/2024 06:30

Vì sao sức mua trên thị trường bất động sản chưa nhiều cải thiện?

Vì sao sức mua trên thị trường bất động sản chưa nhiều cải thiện?

Dù được cho là thời điểm tốt để mua nhà và thị trường bất động sản đã có nhiều tín hiệu tích cực. Song "khẩu vị" mua nhà hiện nay của khách hàng đã thay đổi, quan trọng nhất vẫn là sản phẩm không phù hợp với "túi tiền" của đại đa số.

Đầu tư - 27/06/2024 06:30

'Ông Trump sẽ khiến cuộc khủng hoảng lạm phát ở Mỹ trở nên tồi tệ hơn'?

'Ông Trump sẽ khiến cuộc khủng hoảng lạm phát ở Mỹ trở nên tồi tệ hơn'?

Lạm phát vẫn là kẻ thù chung số 1 trong nền kinh tế Mỹ hiện nay. Người Mỹ đã chán ngấy chi phí sinh hoạt ngày một tăng cao và cựu Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump nói rằng ông sẽ giúp hạn chế được điều này nếu ông được tái đắc cử.

Phong cách - 27/06/2024 06:24

Trường quốc tế Marianapolis - Biên Hoà Campus trở thành ứng viên tổ chức Neasc

Trường quốc tế Marianapolis - Biên Hoà Campus trở thành ứng viên tổ chức Neasc

Trường quốc tế SNA Marianapolis tại TP. Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai vừa nhận được thông báo chính thức trở thành ứng viên của Hiệp hội các trường học và cao đẳng New England (NEASC).

Doanh nghiệp - 26/06/2024 16:06

Đại học Hoa Sen: Lấy uy tín và chất lượng làm 'kim chỉ nam'

Đại học Hoa Sen: Lấy uy tín và chất lượng làm 'kim chỉ nam'

Đó là khẳng định của PGS.TS Võ Thị Ngọc Thúy, Hiệu trưởng Trường Đại học Hoa Sen (TP.HCM) khi nói về chiến lược phát triển của nhà trường trong giai đoạn 2024 đến 2030.

Doanh nghiệp - 26/06/2024 16:04

Thị trường sữa bớt khó, Vinasoy kỳ vọng doanh thu khởi sắc

Thị trường sữa bớt khó, Vinasoy kỳ vọng doanh thu khởi sắc

4 tháng đầu năm 2024, Công ty CP Sữa đậu nành Việt Nam (Vinasoy) đạt sản lượng 67 triệu lít, giảm 1% so với cùng kỳ, doanh thu khoảng1.130 tỷ đồng, giảm 4%. Doanh nghiệp đứng đầu thị phần sữa đậu nành Việt Nam kỳ vọng tăng trưởng doanh thu nửa cuối năm nhờ 2 sản phẩm mới cùng sự khởi sắc của thị trường.

Thị trường - 26/06/2024 14:59

Tạp chí Nhà đầu tư trao 56 suất học bổng cho học sinh nghèo vượt khó tại Thanh Hóa

Tạp chí Nhà đầu tư trao 56 suất học bổng cho học sinh nghèo vượt khó tại Thanh Hóa

Ngày 25/6, Quỹ tấm lòng vàng của Tạp chí Nhà đầu tư đã trao 56 suất học bổng cho học sinh nghèo vượt khó tại xã Xuân Lộc, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa.

Sự kiện - 26/06/2024 14:55

Đà Nẵng 'tung chiêu' kích cầu du lịch mùa hè

Đà Nẵng 'tung chiêu' kích cầu du lịch mùa hè

Để thu hút và kích thích khách du lịch, đặc biệt là khách trong nước đến với TP. Đà Nẵng trong mùa hè, ngành du lịch thành phố đã tung các sản phẩm, dịch vụ mới và các gói combo đặc biệt hấp dẫn dành cho du khách. 

Thị trường - 26/06/2024 14:31

Phân bón không chịu thuế GTGT – khi nào và ai được lợi, còn khi nào chịu thiệt

Phân bón không chịu thuế GTGT – khi nào và ai được lợi, còn khi nào chịu thiệt

Theo Luật số 71/2014/QH13 sửa đổi bổ sung một số điều của các luật về thuế thì mặt hàng phân bón thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT. Hiện Quốc hội đang xem xét đề xuất chuyển phân bón về diện chịu thuế GTGT với thuế suất 5%, tuy nhiên, đang có nhiều ý kiến trái chiều. Vậy bản chất vấn đề là thế nào?

Doanh nghiệp - 26/06/2024 14:02

Bà Nguyễn Thanh Hải làm Trưởng Ban Công tác đại biểu thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Bà Nguyễn Thanh Hải làm Trưởng Ban Công tác đại biểu thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Bà Nguyễn Thanh Hải, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội khóa XV tỉnh Thái Nguyên được bầu giữ chức Trưởng Ban Công tác đại biểu thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XV.

Sự kiện - 26/06/2024 14:01

Biến động tại loạt công ty chứng khoán

Biến động tại loạt công ty chứng khoán

Việc mua, bán công ty chứng khoán vẫn đang âm thầm diễn ra trên thị trường khi nhiều công ty đã thay tên đổi chủ thời gian qua.

Tài chính - 26/06/2024 13:02

Lãnh đạo Tập đoàn Đèo Cả: Sẽ chọn thời điểm tốt nhất để đưa cổ phiếu lên sàn

Lãnh đạo Tập đoàn Đèo Cả: Sẽ chọn thời điểm tốt nhất để đưa cổ phiếu lên sàn

Hoạt động kinh doanh của Tập đoàn Đèo Cả những năm gần đây khởi sắc, riêng năm 2023 lãi tăng 53%. Tập đoàn đặt mục tiêu năm nay lợi nhuận tiếp tục tăng lên mốc cao mới 733 tỷ đồng.

Tài chính - 26/06/2024 13:01