'Phác hoạ' hệ sinh thái Hải Hà Petro
Nắm một hệ sinh thái khổng lồ với nhiều đại lý, kho xăng dầu, song Hải Hà Petro gây bất ngờ khi thua lỗ trong 5 năm liên tiếp (2018-2022). Thậm chí, doanh nghiệp này còn đứng đầu danh sách chậm nộp thuế của tỉnh Thái Bình với tổng số tiền lên đến hơn 2.174 tỷ đồng, cập nhật đến tháng 7/2023.

Hải Hà Petro của vợ chồng nữ doanh nhân Trần Tuyết Mai là doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu lớn ở khu vực phía Bắc. Ảnh: Internet
Từ xăng dầu đến đại gia đa ngành
Kinh doanh xăng dầu trước đây được nhìn nhận là một lĩnh vực “màu mỡ”, dù thị phần chủ yếu nằm trong tay một vài doanh nghiệp lớn. Ngoài những đơn vị nổi danh như Petrolimex, PV Oil, Mipec, ở khu vực phía Bắc, một ông lớn hàng đầu không thể không nhắc đến là Công ty TNHH Vận tải Thủy bộ Hải Hà (Hải Hà Petro).
Hải Hà Petro được thành lập năm 2003, trụ sở chính tại thị trấn Diêm Điền, Thái Thụy, Thái Bình. Đầu năm 2012, công ty được Bộ Công Thương cấp giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu xăng dầu.
Sau khoảng 2 thập kỷ hình thành và phát triển, vốn điều lệ Hải Hà Petro tại tháng 6/2023 đạt gần 454,3 tỷ đồng, cơ cấu cổ đông gồm 3 cá nhân họ Trần gồm ông/bà: Trần Tuyết Mai (69%), Trần Thị Thu Hằng (21,3%) và Trần Văn Chín (9,7%). Trong đó, bà Trần Tuyết Mai kiêm nhiệm các vị trí Chủ tịch HĐTV và Người đại diện theo pháp luật.
Với ngành nghề chính là kinh doanh xăng dầu, Hải Hà Petro nắm trong tay hệ thống 22 cửa hàng xăng dầu và hàng trăm khách hàng là thương nhân phân phối, tổng đại lý, đại lý mua bán trực tiếp trên cả nước.
Cùng với đó, doanh nghiệp cũng sở hữu tổng kho xăng dầu với diện tích đất 66.664 m2, tổng sức chứa 63.000 m3 (bao gồm 2 giai đoạn với tổng cộng 11 bồn chứa xăng dầu) tại xã Thái Thượng, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình.
Hải Hà Petro hồi tháng 8/2017 đã có công văn đề nghị bổ sung dự án Kho xăng dầu Hải Hà – Nghi Sơn quy mô 52.600 m3 (giai đoạn 1 là 12.600 m3) tại khu kinh tế Nghi Sơn, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa vào quy hoạch hệ thống sản xuất và hệ thống phân phối xăng dầu giai đoạn 2010-2020, định hướng đến năm 2025. 2 tháng sau đó Bộ Công thương đã cử cán bộ tham gia Hội đồng thẩm định xem xét đề nghị này của doanh nghiệp.
Tháng 6/2019, Hải Hà Petro khởi công xây dựng kho cảng xăng dầu Hải Hà - Quảng Trị với quy mô gần 32.000 m2, tổng mức đầu tư gần 270 tỷ đồng. Công trình này dự kiến đầu tư xây dựng hệ thống đường ống, kho bồn bể chứa xăng dầu có tổng sức chứa 30.200 m3 và đầu tư xây dựng cầu cảng xuất nhập xăng dầu tiếp nhận tàu có trọng tải 5.000 DWT.
Ngoài ra, Hải Hà Petro còn nắm hệ thống vận chuyển xăng dầu với Cảng xăng dầu Hải Hà, chiều dài 55m, tại xã Thái Thượng, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình; 15 xe chuyên dụng vận tải xăng dầu có tải trọng từ 8m3 đến 35m3; và hệ thống 16 tàu chuyên dụng vận tải xăng dầu có tải trọng các loại từ 598 tấn đến 4.813 tấn, với sức chứa luân chuyển 26.000 tấn.
Hệ sinh thái Hải Hà Petro còn bao gồm Công ty TNHH Xăng dầu Hải Hà Thái Bình – thương nhân đầu mối nhập khẩu xăng dầu tại tỉnh Thái Bình. Đơn vị này thành lập vào tháng 9/2017 với vốn điều lệ ban đầu 18 tỷ đồng, trong đó Hải Hà Petro sở hữu 52% vốn, phần vốn còn lại do bà Trần Tuyết Mai nắm giữ. Trong 2 tháng cuối năm 2020, cơ cấu cổ đông Hải Hà Thái Bình "thay máu" với ông Nguyễn Mạnh Linh (52%) và bà Trần Thị Thu Hằng (48%) sở hữu toàn bộ vốn. Như đã đề cập, bà Hằng còn là cổ đông nắm 21,3% vốn Hải Hà Petro.
Hay, đó còn là nhóm các doanh nghiệp thuộc sở hữu của vợ chồng ông Tô Ngọc Tùng (SN 1984) – trưởng nam của bà Tuyết Mai. Trước hết, đó là Công ty TNHH Hải Hà An Bình (thành lập tháng 6/2012), hoạt động chính trong lĩnh vực vận tải đường bộ. Tại ngày 13/3/2017, số vốn điều lệ của An Bình là 8 tỷ đồng, trong đó, Hải Hà Petro nắm giữ 37,5%, ông Tô Ngọc Tùng (37,5%) và bà Nguyễn Thị Thùy Linh (25%). Tính đến tháng 3/2023, vốn điều lệ công ty đạt 15 tỷ đồng, cơ cấu cổ đông gồm: Ông Tô Ngọc Tùng (56,667%) và bà Nguyễn Thị Thùy Linh (43,333%).
Hải Hà An Bình sở hữu nhiều chi nhánh tại Đồng Nai, Đắk Lắk, Đắk Nông… hoạt động trong lĩnh vực bán lẻ nhiên liệu động cơ trong các cửa hàng chuyên doanh, vận tải, dịch vụ lưu trú ngắn ngày...
Vợ chồng ông Tô Ngọc Tùng còn nắm chi phối Công ty TNHH Vận tải biển Tùng Linh (vốn 120 tỷ đồng – cập nhật đến tháng 5/2023) với tỷ lệ lần lượt là 52% và 21%. Dữ liệu cho thấy ông Vũ Hồng Khoa – tân Chủ tịch HĐQT Pharbaco ("mắt xích" khác cùng nhóm) cũng là cổ đông sở hữu 9% vốn tại Tùng Linh.
Hồi tháng 8/2022, Tùng Linh và Hải Hà Petro đã ký thỏa thuận mua bán tàu thương mại Hải Hà 588, Hải Hà 668, Hải Hà 618. Đây là 3 trong số 16 tàu chuyên dụng vận tải xăng dầu của Hải Hà Petro.
Một cái tên khác là doanh nhân Tô Thành Phú (SN 1995), ông là Người đại diện theo pháp luật của Hải Hà An Bình chi nhánh Hưng Yên, Ninh Bình; chi nhánh Công ty TNHH Đầu tư Xây dựng Vận tải Hải Minh Hưng tại Hưng Yên; và một số pháp nhân như CTCP Mỹ Long Thành, Công ty TNHH MTV Nghĩa Hải, CTCP Thương mại Phát Lộc…
Ông còn là Giám đốc/Người đại diện theo pháp luật tại Công ty TNHH MTV Đại Hải Hà Petro. Đây là công ty thành lập vào giữa năm 2019 với chủ sở hữu ban đầu là thứ nam của bà Mai – ông Tô Thành Hưng, song vị doanh nhân này đã thoái hết vốn vào tháng 12/2019.
Ngoài xăng dầu, Hải Hà Petro còn mở rộng sang lĩnh vực y tế khi sở hữu 80,49% vốn CTCP Dược phẩm Trung ương I – Pharbaco (UPCOM: PBC) thông qua: Công ty TNHH Đầu tư Xây dựng Vận tải Hải Minh Hưng (12,31%), Công ty TNHH MTV Đại Hải Hà Petro (13,64%), CTCP Vật tư Nông nghiệp Pháp Vân (18,18%), Hải Hà Petro (36,36%).
Bên cạnh các lĩnh vực kể trên, Hải Hà Petro còn lấn sân sang lĩnh vực bất động sản với việc đầu tư nghiên cứu quy hoạch dự án Khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng vui chơi giải trí, khu cảng dịch vụ cảng, khu công nghiệp xã Thái Thượng có quy mô diện tích 993ha vào tháng 3/2020. Hay, mới đây nhất là dự án tòa nhà TM Hải Hà Petro tại đường Nguyễn Đức Cảnh, tổ dân phố số 6, thị trấn Diêm Điền, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình.
Đáng chú ý, thông qua hàng loạt thành viên, nhóm này còn thực hiện việc kinh doanh, khai thác quyền sử dụng đất tại nhiều tỉnh thành trên cả nước như: Bắc Giang, Quảng Trị, Lạng Sơn, Thái Nguyên, huyện Thanh Trì (TP. Hà Nội)….
Hải Hà Petro làm ăn thế nào?
Với việc liên tục mở rộng quy mô kinh doanh, doanh thu Hải Hà Petro giai đoạn 2020-2022 liên tục tăng trưởng qua các năm, với mức tăng bình quân đạt 54,8%/năm. Tính riêng năm 2022, doanh thu Hải Hà Petro đạt 31.694 tỷ đồng, tăng gần 43% so với cùng kỳ năm trước, và cũng là con số cao nhất của công ty trong 7 năm trở lại đây.
Dù vậy, trừ đi giá vốn và chi phí, mức lỗ của Hải Hà Petro cũng liên tục tăng. Theo đó, công ty lỗ ròng 787 tỷ đồng năm 2020, lỗ 1.113 tỷ đồng năm 2021 và tiếp tục lỗ 2.049 tỷ đồng năm 2022.

Ảnh: Khánh An.
Việc thua lỗ trong các năm qua đã đẩy Hải Hà Petro rơi vào tình cảnh bị "ăn mòn" vốn chủ sở hữu. Tính đến cuối năm 2022, vốn chủ sở hữu công ty âm đến 4.692 tỷ đồng. Đây là con số rất cao so với năm 2021 (-1.470 tỷ đồng) và năm 2020 (-693 tỷ đồng).
Thậm chí, Hải Hà Petro (cập nhật đến tháng 7/2023) còn đứng đầu danh sách chậm nộp thuế của tỉnh Thái Bình với tổng số tiền lên đến hơn 2.174 tỷ đồng.
Hải Hà Petro cho biết việc kinh doanh gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng từ dịch bệnh COVID-19, căng thẳng địa chính trị làm gián đoạn chuỗi cung ứng, các hoạt động sản xuất, kinh doanh, các dịch vụ vận tải, giá cước và các chi phí bị tăng cao, gia tăng lạm phát…. Hồi năm 2020, doanh nghiệp này cũng từng đề xuất tỉnh Thái Bình quan tâm, tạo điều kiện tháo gỡ khó khăn đồng thời cam kết từ sẽ nộp đủ số thuế đã kê khai trong năm 2020.
Tuy nhiên, thực tế tình hình kinh doanh của Hải Hà Petro đã liên tục lỗ từ năm 2018 (trước thời điểm đại dịch COVID-19). Theo đó, công ty lỗ 268 tỷ đồng năm 2018 và tiếp tục lỗ 223,7 tỷ đồng năm 2019.
Đáng chú ý, dù lỗ nặng, song Hải Hà Petro vẫn liên tục mở rộng kinh doanh sang nhiều lĩnh vực, đặc biệt là thương vụ M&A Pharbaco từ đại gia Ngô Nhật Phương, hay thực hiện dự án bất động sản TM Hải Hà Petro tại đường Nguyễn Đức Cảnh, tổ dân phố số 6, thị trấn Diêm Điền, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình.
Như Nhadautu.vn đã đề cập trong kỳ trước, bản thân Pharbaco đã trở thành "nguồn" cấp vốn cho nhóm Hải Hà Petro để thực hiện dự án TM Hải Hà Petro. Ở một nghiệp vụ cụ thể, công ty này vào đầu năm 2023 đã phát sinh khoản phải thu dài hạn 137,4 tỷ đồng với Hải Hà Petro. Đây là số tiền mà Pharbaco đã ủy thác công ty của bà Mai thực hiện góp vốn đầu tư dự án xây dựng tòa nhà TM Hải Hà Petro tại đường Nguyễn Đức Cảnh, tổ dân phố số 6, thị trấn Diêm Điền, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình.
- Cùng chuyên mục
Gia tăng áp lực đáo hạn trái phiếu
Sau giai đoạn lắng dịu, áp lực đáo hạn trái phiếu doanh nghiệp đang nóng trở lại trong tháng 5/2025, với nhiều doanh nghiệp đã hoàn thành trả nợ gốc lẫn lãi. Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp chậm trả, đặt dấu hỏi về khả năng thực hiện nghĩa vụ nợ.
Tài chính - 08/06/2025 09:00
Cuộc chơi mới của HAGL
Xử lý được 2 nút thắt nợ và lỗ lũy kế, HAGL mạnh dạn đề ra chiến lược dài hơn cho 5 năm, mở thêm 2 mảng mới trồng dâu tằm và cà phê chè.
Tài chính - 07/06/2025 06:45
Chứng khoán Việt cán mốc 10 triệu tài khoản
Việt Nam ghi nhận số lượng tài khoản chứng khoán tăng thêm nhiều trong tháng 4 và 5, thời điểm diễn ra biến cố thuế quan khiến thị trường biến động mạnh.
Tài chính - 06/06/2025 21:45
Nhiều doanh nghiệp địa ốc trả cổ tức cao
Việc chia cổ tức bằng tiền cao, kết hợp kỳ vọng vào sự hồi phục của nhóm ngành là động lực giúp nhiều mã cổ phiếu địa ốc tăng điểm tốt trong 1 tháng trở lại đây.
Tài chính - 06/06/2025 12:24
Bầu Đức khuyên giữ cổ phiếu HAGL thêm vài tháng nữa
Ông Đoàn Nguyên Đức cho biết nếu thực hiện được phương án phát hành cổ phiếu hoán đổi nợ, HAGL sẽ được miễn, giảm khoảng 1.400 tỷ nợ và ghi nhận lợi nhuận.
Tài chính - 06/06/2025 11:17
HHS thành công huy động 800 tỷ, tiến tới hợp nhất CRV
CRV sở hữu nhiều dự án lớn bước vào giai đoạn hái quả ngọt, việc hợp nhất được giới phân tích kỳ vọng sẽ giúp HHS cải thiện tài chính, ghi nhận doanh thu và lợi nhuận tương lai.
Tài chính - 06/06/2025 10:40
TPBank liên tục lọt top bảng xếp hạng uy tín trong nước và quốc tế
Tiên phong theo số hóa, TPBank liên tục lọt top 10 trong các bảng xếp hạng trong nước và quốc tế về ngân hàng uy tín và tốt nhất Việt Nam theo bình chọn của khách hàng.
Tài chính - 05/06/2025 14:52
Ngân hàng Việt đang quan tâm thế nào đến sinh trắc học?
Từ nhiều năm nay, công nghệ sinh trắc học của ngành tài chính ngân hàng đã đạt được nhiều thành tựu vượt bậc nhằm đảm bảo an toàn và bảo mật cho các giao dịch tài chính cá nhân. TIN MỚI
Tài chính - 05/06/2025 13:55
Lãnh đạo KIDO tiết lộ tham vọng lớn với bất động sản
Lãnh đạo KIDO đánh giá chính sách có nhiều tín hiệu lạc quan gỡ khó cho bất động sản, tạo thuận lợi cho tập đoàn phát triển dự án trên quỹ đất hiện hữu.
Tài chính - 05/06/2025 13:45
Gemadept sẽ tung nghìn tỷ mua lại cổ phiếu nếu giá giảm mạnh
Khi giá cổ phiếu rớt về dưới 1,5 lần giá trị sổ sách, Gemadept sẽ thực hiện mua lại tối đa 21 triệu cổ phiếu để bảo vệ quyền lợi của công ty và cổ đông.
Tài chính - 05/06/2025 07:00
VPG làm ăn thế nào trước khi chủ tịch bị khởi tố?
Dưới thời ông Nguyễn Văn Bình, bên cạnh lĩnh vực chế biến và kinh doanh khoáng sản, VPG còn là cái tên nổi bật trong mảng bất động sản với những bước đi ấn tượng, doanh thu thuần của công ty này có năm vượt 16.000 tỷ đồng.
Tài chính - 04/06/2025 12:28
VN-Index có thể đạt 1.500 điểm
Ông Phan Dũng Khánh, Giám đốc Tư vấn Đầu tư Maybank Investment Bank cho rằng mức định giá của TTCK Việt Nam đang khá hấp dẫn và VN-Index có thể quay lại mức đỉnh lịch sử 1.500 điểm trong cuối năm nay.
Tài chính - 03/06/2025 16:52
GEG tăng mạnh, hàng chục triệu cổ phiếu thuộc TTC AgriS chờ bán ra
TTC AgriS có kế hoạch thoái vốn khỏi Điện Gia Lai để tập trung cho hoạt động kinh doanh cốt lõi. Doanh nghiệp sở hữu hơn 56 triệu cổ phiếu GEG với giá gốc 13.300 đồng/cp.
Tài chính - 03/06/2025 13:11
Thị trường chứng khoán cần một 'cú hích' như thế nào?
Bà Trần Thị Khánh Hiền, Giám đốc Khối Nghiên cứu MBS đánh giá, dù còn nhiều thách thức từ bên ngoài nhưng ở trong nước, các chính sách hỗ trợ nền kinh tế tăng trưởng đang được triển khai quyết liệt, dòng tiền vào thị trường chứng khoán dồi dào cho thấy VN-Index sẽ có sức bật lên trong trung và dài hạn.
Tài chính - 03/06/2025 11:08
Gần 50% số tiền các ngân hàng cam kết cho dự án nhà ở xã hội đã được giải ngân
Trong tổng số khoảng 7.800 tỷ đồng các ngân hàng cam kết cho các dự án nhà ở xã hội được đưa vào danh mục, doanh số giải ngân đã đạt gần 50%, trong đó chủ yếu là các chủ đầu tư.
Tài chính - 03/06/2025 10:20
Nghiên cứu giao bổ sung chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cho các ngân hàng
Chính phủ yêu cầu NHNN nghiên cứu giao bổ sung chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cho các ngân hàng trong bối cảnh dư nợ tín dụng toàn hệ thống đến giữa tháng 4 đạt hơn 16,23 triệu tỷ đồng, tăng 3,95% so với cuối năm 2024.
Tài chính - 02/06/2025 20:55
- Đọc nhiều
Đáng đọc
- Đáng đọc
Tổng Bí thư Tô Lâm: 'Bộ tứ trụ cột' để giúp đất nước cất cánh
Sự kiện - Update 3 week ago
Thủ tướng: Cần truyền cảm hứng cho doanh nhân cống hiến vì đất nước
Sự kiện - Update 3 week ago
Chuyên gia: Không nên quá ‘hoảng loạn’ với con số thuế 46% từ Mỹ
Tài chính - Update 2 month ago