PGS.TS Trần Đình Thiên: Không tận dụng được khối FDI doanh nghiệp Việt không lớn được

Nhàđầutư
Phát biểu tại hội thảo đổi mới doanh nghiệp nhà nước và phát triển kinh tế tư nhân, PGS.TS Trần Đình Thiên, Viện trưởng Kinh tế Việt Nam cho biết, nếu chúng ta không tận dụng được tối đa sức mạnh, lợi thế của khối FDI thì doanh nghiệp Việt Nam mãi cũng không thể lớn được
NGUYỄN THOAN
31, Tháng 05, 2017 | 08:08

Nhàđầutư
Phát biểu tại hội thảo đổi mới doanh nghiệp nhà nước và phát triển kinh tế tư nhân, PGS.TS Trần Đình Thiên, Viện trưởng Kinh tế Việt Nam cho biết, nếu chúng ta không tận dụng được tối đa sức mạnh, lợi thế của khối FDI thì doanh nghiệp Việt Nam mãi cũng không thể lớn được

vi-sao-viet-nam-chua-co-doanh-nghiep-tu-nhan-lon-nhu-samsung-toyota

Cần đặt vấn lại vấn đề doanh nghiệp FDI đã đóng góp gì cho Việt Nam? 

Đóng góp tham luận trong buổi hội thảo, PGS.TS Hồ Sỹ Hùng, Cục trưởng Cục Phát triển doanh nghiệp (Bộ KH&ĐT) đã chia sẻ thực trạng, những rào cản, vướng mắc và định hướng chính sách cho khu vực kinh tế tư nhân của Việt Nam.

Cụ thể, ông Hùng cho biết, phát triển doanh nghiệp Việt Nam gồm 3 vấn đề lớn sau: cải thiện môi trường kinh doanh; cải thiện hiệu quả doanh nghiệp nhà nước; hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Năm 2016, hơn 110 nghìn DN thành lập, tăng 16% so với năm 2015, đạt mức kỷ lục từ trước đến nay.

Số vốn cam kết đưa vào thị trường tăng 48%; số DN quay trở lại hoạt động tăng 24%. Trong 4 tháng đầu năm có thêm 39.600 DN, với gần 1,2 triệu tỷ đồng bổ sung vào nền kinh tế.

Hơn 2,600 dự án đầu tư nước ngoài mới với gần 16 tỷ USD vốn đăng ký, tăng 23,3% về số dự án so với cùng kỳ.

Đóng góp vào GDP của khu vực kinh tế tư nhân trong 4 năm trở lại đây lần lượt là 44,62% năm 2012, 43,52% năm 2013, 43,33% năm 2014 và 43,22% năm 2015. Doanh nghiệp tư nhân cũng được đánh giá đóng vai trò quan trọng trong tạo việc làm cho người lao động.

Tuy nhiên, ông Hùng cũng cho rằng tỷ suất lợi nhuận của các doanh nghiệp tư nhân hiện nay còn thấp và không có sự thay đổi trong nhiều năm trở lại đây. Cụ thể, tỷ suất lợi nhuận của doanh nghiệp tư nhân năm 2011 chỉ đạt 1,48%, trong khi doanh nghiệp nhà nước là 5,18%, doanh nghiệp FDI là 5,06%. Trong các năm tiếp theo cũng tương tự như vậy, năm 2012 là 1,15% và năm 2014 là 1,72%.

Ông Hùng cho biết, khó khăn lâu nay của doanh nghiệp tư nhân vẫn là sự không thống nhất giữa các luật hiện hành, đặc biệt là luật đất đai, luật xây dựng. Cùng với đó là câu chuyện thủ tục hải quan, thuế, phí cao.

Cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam cho biết, chi phí kinh doanh của Việt Nam quá cao, khó có thể cạnh tranh với các nước lân cận. Các chi phí cụ thể như chi phí đường bộ, tiền lương, bảo hiểm, cộng với lãi suất cao. Lãi suất của Việt Nam hiện nay vào khoảng 7,9%, dẫn tới chi phí kinh doanh của doanh nghiệp có khi lên tới 20%. Trong khi các nước lân cận như Trung Quốc, Malaysia chỉ vào khoảng 11 đến 12%.

Tận dụng tối đa lợi thế của khối FDI 

Nhận xét về những điều được trình bày trong tham luận của ông Hồ Sỹ Hùng, PGS.TS. Trần Đình Thiên, Viện trưởng, Viện Kinh tế Việt Nam cho biết: Rõ ràng doanh nghiệp Việt Nam không lớn được trong vài năm trở lại đây. Cụ thể về cơ cấu doanh nghiệp, tỉ trọng đóng góp GDP của doanh nghiệp tư nhân vẫn đi ngang khi so sánh 4 năm gần đây. Cùng với đó là chất lượng của các doanh nghiệp này dường như cũng không có sự thay đổi, không phát triển.

"Chúng ta vạch ra rất nhiều rào cản, lâu lắm nhưng chẳng thay đổi được gì", ông Thiên đặt vấn đề. Chúng ta bàn mãi về câu chuyện chi phí doanh nghiệp cao, doanh nghiệp khó cạnh tranh. Tuy nhiên, vấn đề này lại cần được xem xét trong tương quan thu ngân sách nhà nước. Chi phí cao của doanh nghiệp cũng là do nhu cầu thu ngân sách cao.

Theo đó, ông Thiên cho rằng cũng cần bàn tới việc giảm chi ngân sách để giảm bớt chi phí, gánh nặng cho doanh nghiệp. "Chừng nào chi phí còn cao, nó còn là động lực để tăng thu, để tăng chi phí cho doanh nghiệp tư nhân", ông Thiên nhận định.

Chúng ta cũng cần nhìn nhận lại vai trò của doanh nghiệp tư nhân, lâu chức năng chủ yếu mãi vẫn chỉ là giải quyết việc làm, mà vẫn không thể lớn hơn và tác động nhiều hơn tới kinh tế xã hội và vẫn bị coi nhẹ.

Đặt lại vấn đề, ông Thiên cho rằng nếu đặt trong tương quan giữa doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp FDI thì chúng ta cũng cần nhìn nhận lại vai trò của doanh nghiệp FDI, xem họ đã đóng góp được gì cho Việt Nam, đã tương xứng với những gì chúng ta kỳ vọng.

Cụ thể, Việt Nam đã trải thảm đỏ cho doanh nghiệp FDI, từ tài nguyên phong phú, tới lao động giá rẻ với kỳ vọng họ sẽ mang tới công nghệ, giải quyết việc làm và đóng góp lớn cho GDP, thu ngân sách. Tuy nhiên, cho tới thời điểm hiện tại chúng ta vẫn không tiếp thu được công nghệ của họ, chưa thể liên doanh liên kết.

Theo đó, ông Thiên khẳng định, nếu chúng ta không tận dụng được tối đa sức mạnh, lợi thế của khối FDI thì doanh nghiệp Việt Nam mãi cũng không thể lớn được.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25185.00 25188.00 25488.00
EUR 26599.00 26706.00 27900.00
GBP 30785.00 30971.00 31939.00
HKD 3184.00 3197.00 3301.00
CHF 27396.00 27506.00 28358.00
JPY 160.58 161.22 168.58
AUD 16138.00 16203.00 16702.00
SGD 18358.00 18432.00 18976.00
THB 669.00 672.00 700.00
CAD 18250.00 18323.00 18863.00
NZD   14838.00 15339.00
KRW   17.68 19.32
DKK   3572.00 3703.00
SEK   2299.00 2388.00
NOK   2277.00 2366.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ