Ông 'vua hàng hiệu' Johnathan Hạnh Nguyễn mạnh tay đầu tư sân bay

Ngoài việc được biết đến như là một trong những “ông vua” kinh doanh hàng hiệu tại Việt Nam, ông Johnathan Hạnh Nguyễn và IPP Group cũng đang có rất nhiều khoản đầu tư liên quan đến lĩnh vực hàng không và dịch vụ hàng không.
THANH HƯƠNG
12, Tháng 03, 2020 | 18:01

Ngoài việc được biết đến như là một trong những “ông vua” kinh doanh hàng hiệu tại Việt Nam, ông Johnathan Hạnh Nguyễn và IPP Group cũng đang có rất nhiều khoản đầu tư liên quan đến lĩnh vực hàng không và dịch vụ hàng không.

Được biết đến chủ yếu với lĩnh vực kinh doanh hàng hiệu tại Việt Nam, Tập đoàn Liên Thái Bình Dương (IPPG) của vị doanh nhân Johnathan Hạnh Nguyễn hiện nay đã phát triển hệ sinh thái lên tới 17 công ty thành viên và 18 công ty liên doanh liên kết. Đáng chú ý, website của tập đoàn này còn cho biết, IPP Group hiện chiếm gần 70% thị trường hàng hiệu quốc tế phân phối trong nước qua việc sở hữu hơn 1.200 cửa hàng.

Mảng kinh doanh thời trang – hàng hiệu của IPP được thực hiện thông qua 3 công ty là DAFC, ACFC và CMFC. Trong đó, DAFC - công ty phụ trách chính mảng phân phối hàng hiệu của IPP hiện là nhà phân phối của các thương hiệu cao cấp như Rolex, Bvlgari, Armani Exchange, Burberry, Cartier… Còn ACFC và CMFC phân phối thời trang trung cấp với các thương hiệu Nike, Mango, Tommy Hilfigher, Levi’s.

jh

Doanh nhân Johnathan Hạnh Nguyễn, Nguồn ảnh: Internet.

Ngoài lĩnh vực hàng hiệu, tập đoàn của ông Johnathan Hạnh Nguyễn còn là tên tuổi không mấy xa lạ trong ngành hàng không với chuỗi các cửa hàng miễn thuế cũng như đồ ăn nhanh tại sân bay và điển hình là việc tham gia đầu tư vào CTCP Dịch vụ Hàng không Sân bay Tân Sơn Nhất (Sasco - Mã CK: SAS) - nhà cung cấp dịch vụ phi hàng không dẫn đầu tại Cảng Hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất.

Sasco được thành lập từ năm 1994, thuộc Bộ Giao thông Vận tải. Đến cuối năm 2014, công ty này thực hiện cổ phần hóa, quy mô vốn điều lệ là 1.315 tỷ đồng.

Tại thời điểm đó, ba công ty con của Tập đoàn IPP đã bỏ ra hơn 310 tỷ đồng để mua lại 23,6% vốn cổ phần của Sasco đồng thời bà Lê Hồng Thủy Tiên, vợ ông Johnathan Hạnh Nguyễn giữ một vị trí trong hội đồng quản trị. Bà Thủy Tiên vốn là cựu tiếp viên hàng không nên có thể xem là cánh tay trợ giúp đắc lực cho ông Hạnh Nguyễn nhờ những hiểu biết nội bộ ngành hàng không Việt Nam cũng như các mối quan hệ trong giới. 

Đến năm 2016, IPP và ACFC đã thâu tóm thêm cổ phần của Sasco từ CTCP Hoàn Lộc Việt, qua đó, nhóm cổ đông IPP Group nâng tỷ lệ sở hữu lên 43,65%, là cổ đông lớn thứ hai sau Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV, tỷ lệ sở hữu 51%).

Đến năm 2017, ông Johnathan Hạnh Nguyễn trở thành Chủ tịch HĐQT của Sasco sau khi doanh nghiệp này tăng vốn lên 1.334,81 tỷ đồng, còn cổ đông ACV giảm tỷ lệ sở hữu xuống chỉ còn 49,07% vốn điều lệ.

Ngoài Sasco, IPP cũng là cổ đông chính của CTCP Nhà ga Quốc tế Cam Ranh (CRTC)- chủ đầu tư Nhà ga hành khách quốc tế tại Cảng hàng không quốc tế Cam Ranh. Tại ngày 10/10/2019, số vốn điều lệ của công ty này đạt mức 750 tỷ đồng.

Một mảng kinh doanh không thể không nhắc đến của IPP là kinh doanh nhà hàng. IPP đã nhận nhượng quyền một số thương hiệu đồ ăn nhanh như Domino’s Pizza, Burger King, gà rán Popeyes cùng một số thương hiệu nhà hàng kinh doanh tại sân bay. Cùng với đó, IPP còn đầu tư vào 2 trung tâm thương mại lớn là Rex Arcade và Tràng Tiền Plaza.

Về quy mô nguồn vốn, tính tới tháng 8/2017, số vốn điều lệ của Tập đoàn IPP là 3.000 tỷ đồng. Trong đó, bà Lê Hồng Thủy Tiên góp 1.770 tỷ đồng, tương ứng với 59% vốn điều lệ.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25185.00 25187.00 25487.00
EUR 26723.00 26830.00 28048.00
GBP 31041.00 31228.00 3224.00
HKD 3184.00 3197.00 3304.00
CHF 27391.00 27501.00 28375.00
JPY 160.53 161.17 168.67
AUD 16226.00 16291.00 16803.00
SGD 18366.00 18440.00 19000.00
THB 672.00 675.00 704.00
CAD 18295.00 18368.00 18925.00
NZD   14879.00 15393.00
KRW   17.79 19.46
DKK   3588.00 3724.00
SEK   2313.00 2404.00
NOK   2291.00 2383.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ