Ông Trần Tuấn Anh: Quảng Nam cần phát huy hơn nữa để trở thành tỉnh kinh tế biển mạnh

Nhàđầutư
Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh cho biết, cần phát huy hơn nữa tiềm năng để Quảng Nam trở thành tỉnh công nghiệp phát triển, mạnh về kinh tế biển. Đổi mới mô hình tăng trưởng và tái cơ cấu các ngành kinh tế của tỉnh theo hướng lấy phát triển công nghiệp làm trọng tâm, kinh tế biển là trụ đỡ.
THANH ĐỨC
02, Tháng 07, 2022 | 07:55

Nhàđầutư
Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh cho biết, cần phát huy hơn nữa tiềm năng để Quảng Nam trở thành tỉnh công nghiệp phát triển, mạnh về kinh tế biển. Đổi mới mô hình tăng trưởng và tái cơ cấu các ngành kinh tế của tỉnh theo hướng lấy phát triển công nghiệp làm trọng tâm, kinh tế biển là trụ đỡ.

Điểm sáng kinh tế sau 25 năm

Ngày 1/7, Tỉnh ủy Quảng Nam tổ chức Hội nghị tổng kết thực hiện Nghị quyết 39. Hội nghị nhằm triển khai Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và thực hiện ý kiến chỉ đạo của Bộ Chính trị về việc tổng kết các nghị quyết của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng, an ninh các vùng kinh tế.

Phát biểu khai mạc, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam Phan Việt Cường cho hay Quảng Nam xuất phát điểm là tỉnh thuần nông, là một trong những địa phương nghèo nhất cả nước trong thời điểm vừa chia tách và là nơi thường xuyên chịu ảnh hưởng nặng nề bởi thiên tai, bão lũ nên khó khăn chồng khó khăn.

"Với truyền thống cách mạng "trung dũng, kiên cường", ý chí quyết tâm, chung sức, đồng lòng, sau hơn 25 năm xây dựng và phát triển Quảng Nam vươn lên thành một tỉnh khá trong khu vực, có quy mô nền kinh tế đạt gần 103 nghìn tỷ đồng (năm 2021), tăng gấp 14,5 lần so với năm 2004.

Ông Nguyễn Hồng Quang, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam, cho hay địa phương có tốc độ tăng trưởng kinh tế qua từng giai đoạn luôn duy trì ở mức khá. Dù năm 2020, dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, ảnh hưởng tiêu cực đến tất cả các lĩnh vực KT-XH, song mức tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2005 - 2020 vẫn đạt trên 10%/năm vẫn đạt trên mức tăng trưởng GDP bình quân cả nước. 

anh-1

Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Nguyễn Hồng Quang khái quái tình hình kinh tế địa phương. Ảnh: Thanh Đức.

Quy mô nền kinh tế ngày càng mở rộng, GRDP năm 2021 đạt 103 nghìn tỷ đồng, gấp 14,5 lần so với năm 2004. Riêng quy mô GRDP năm 2021, Quảng Nam đứng thứ 2 (sau Đà Nẵng) so với 5 tỉnh thuộc Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, xếp vị thứ 4/14 tỉnh, thành phố khu vực Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung; xếp vị thứ 18/63 tỉnh, thành phố trong cả nước; là 1 trong 18 tỉnh, thành có số thu ngân sách điều tiết về ngân sách Trung ương.

Quảng Nam cũng chủ động trong liên kết xúc tiến, thu hút đầu tư, xúc tiến thương mại, phát triển cơ sở hạ tầng, văn hóa - xã hội với các địa phương thuộc Vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung.

Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh đánh giá cao Quảng Nam khi có nhiều kết quả, thành công đạt được khi thực hiện nghị quyết.

Trong đó, về tốc độ tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2005-2020 đạt 8,3%/năm , cao hơn bình quân chung cả nước. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực, đúng hướng theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ và giảm tỷ trọng nông nghiệp. Cơ sở hạ tầng, được đầu tư đồng bộ với mạng lưới giao thông đường bộ có tổng  chiều dài 5.715 km giúp kết nối thông suốt, mở ra cơ hội giao thương, liên kết phát triển liên vùng, phát triển kinh tế biển .

Bản sắc văn hóa dân tộc và phát huy, nhiều lễ hội văn hóa của các dân tộc được duy trì tổ chức hằng năm. Công tác y tế và chăm sóc sức khỏe nhân dân có tiến bộ, nhiều chỉ số cơ bản về y tế và sức khỏe của nhân dân đạt mức tốt hơn so với bình quân chung cả nước. 

anh-22

Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh. Ảnh: Thanh Đức.

9 giải pháp để phát triển Quảng Nam hơn nữa

Ngoài những thành công đạt được, ông Trần Tuấn Anh cũng lưu ý những hạn chế với tỉnh Quảng Nam như việc đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng tăng trưởng còn chậm. Tăng trưởng kinh tế vẫn chủ yếu theo chiều rộng, năng suất lao động, sức cạnh tranh của nền kinh tế chưa cao; khoa học và công nghệ và đổi mới sáng tạo chưa thật sự trở thành động lực để nâng cao năng suất lao động, năng lực cạnh tranh của sản phẩm.

Công nghiệp phụ trợ chưa phát triển, thiếu nguyên liệu sản xuất tại chỗ. năng suất cây trồng, vật nuôi và chất lượng sản phẩm nông nghiệp còn thấp và phụ thuộc nhiều vào thời tiết, khí hậu. Môi trường đầu tư chậm cải thiện; cải cách hành chính chưa đồng bộ; phối hợp của các ngành và địa phương trong công tác xúc tiến đầu tư thiếu chặt chẽ. Chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển; tỷ lệ lao động chuyên môn kỹ thuật, đặc biệt lao động có trình độ kỹ thuật cao còn thấp.

Trưởng Ban Kinh tế Trung ương đề nghị Đảng bộ tỉnh Quảng Nam thực hiện tốt một số nhiệm vụ, giải pháp để phát triển hơn nữa ngành kinh tế địa phương.

"Đầu tiên là phát huy hơn nữa tiềm năng để Quảng Nam trở thành tỉnh công nghiệp phát triển, mạnh về kinh tế biển. Đổi mới mô hình tăng trưởng và tái cơ cấu các ngành kinh tế của tỉnh theo hướng lấy phát triển công nghiệp làm trọng tâm, kinh tế biển là trụ đỡ. Thứ hai, phát triển bền vững các tiểu vùng; đẩy mạnh phát triển đô thị, hình thành một mạng lưới đô thị có tầng bậc, liên kết và hỗ trợ phát triển lẫn nhau.

Thứ ba, khắc phục các hạn chế, yếu kém và tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư coi đây như những "dư địa" cần được khai thác để phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Thứ tư, Sớm hoàn thành nhiệm vụ lập quy hoạch tỉnh Quảng Nam thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050, phải có tầm nhìn dài hạn, phù hợp với quy hoạch vùng, quy hoạch quốc gia, quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch không gian biển quốc gia và là công cụ quản lý, hỗ trợ thu hút đầu tư và quản lý phát triển", ông Trần Tuấn Anh nhấn mạnh.

Ngoài ra, ông Trần Tuấn Anh đề nghị địa phương sớm hoàn thiện thể chế và cơ chế để tăng cường liên kết vùng, nhất là với các địa phương Vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung, chủ động hội nhập, mở rộng giao lưu kinh tế, nhất là các tỉnh Duyên hải Trung Bộ, Tây Nguyên và Tam giác phát triển ba nước Việt Nam - Lào - Campuchia.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 24580.00 24600.00 24920.00
EUR 26295.00 26401.00 27567.00
GBP 30644.00 30829.00 31778.00
HKD 3103.00 3115.00 3217.00
CHF 27002.00 27110.00 27956.00
JPY 159.74 160.38 167.82
AUD 15898.00 15962.00 16448.00
SGD 18065.00 18138.00 18676.00
THB 664.00 667.00 695.00
CAD 17897.00 17969.00 18500.00
NZD   14628.00 15118.00
KRW   17.74 19.37
DKK   3535.00 3666.00
SEK   2297.00 2387.00
NOK   2269.00 2359.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ