Ông Đỗ Quang Hiển: Mẩu giấy nhỏ làm nên hình chủ tịch

Một ngày bận rộn của một doanh nhân Đỗ Quang Hiển, Chủ tịch HĐQT ngân hàng SHB và Tập đoàn bất động sản T&T, ông Chủ của gần 50.000 nhân viên chỉ tạm kết thúc sau 23 giờ và bắt đầu mỗi buổi sáng với một mẩu giấy nhỏ…
ĐÌNH VŨ
04, Tháng 01, 2018 | 09:25

Một ngày bận rộn của một doanh nhân Đỗ Quang Hiển, Chủ tịch HĐQT ngân hàng SHB và Tập đoàn bất động sản T&T, ông Chủ của gần 50.000 nhân viên chỉ tạm kết thúc sau 23 giờ và bắt đầu mỗi buổi sáng với một mẩu giấy nhỏ…

SHB-do-quang-hien

Ông Đỗ Quang Hiển, Chủ tịch HĐQT ngân hàng Sài Gòn - Hà Nội (SHB)

Mối lương duyên với kinh doanh

Cái tên Đỗ Quang Hiển đã quá nổi tiếng với T&T, SHB. T&T có thế mạnh công nghiệp, thương mại, bất động sản; SHB đứng vị thế Top 5 ngân hàng cổ phần tư nhân lớn nhất Việt Nam; với bóng đá ông là nhà tài trợ đầy đam mê, nhiệt huyết vì cộng đồng... Và ông là một trong những doanh nhân từng trải từ những ngày đầu đổi mới của đất nước.

Suốt những năm tháng ngồi trên ghế nhà trường, ông Đỗ Quang Hiển luôn mơ ước trở thành nhà nghiên cứu khoa học và chưa một lần nghĩ sẽ theo nghiệp kinh doanh. Tốt nghiệp khoa vật lý (Đại học Tổng hợp), ông về làm việc tại Viện nghiên cứu công nghệ quốc gia, sau đổi thành Viện Nghiên cứu ứng dụng công nghệ Quốc gia với định hướng nghiên cứu có tính ứng dụng nên ông có cơ hội tiếp xúc với các đơn vị sản xuất kinh doanh.

Như một cơ duyên, ông đã gặp được các “đại gia” của Nhật Bản và họ đã chọn ông làm đối tác phân phối độc quyền các mặt hàng điện tử điện lạnh, gia dụng như điều hoà, tủ lạnh, tivi, máy sấy tóc… ở phía Bắc. Năm 1993, Công ty TNHH T&T ra đời trong bối cảnh như vậy, đưa những thương hiệu nổi tiếng của Nhật Bản như Panasonic và Mitsubishi... lần đầu tiên chính thức xuất hiện ở Hà Nội với đầy đủ xuất xứ, bảo hành nhờ mạng lưới phân phối của T&T.

Kinh doanh thuận lợi, hệ thống phát triển nhanh chóng, DN của ông phát triển cả vào phía Nam cạnh tranh với các DN ở TP. Hồ Chí Minh vốn kinh doanh lâu năm và tiềm lực mạnh hơn rất nhiều. Việc cạnh tranh khốc liệt đã khiến các DN đối thủ tìm đến ông để cùng đạt một thỏa thuận hợp tác phát triển kinh doanh trên cả nước thông qua việc hợp tác chia sẻ nguồn hàng và phân chia thị trường để đôi bên cùng có lợi.

Từng được gọi là “chúa chổm”

Việc kinh doanh rất thuận lợi - mà như ông Hiển tâm sự: “tôi đã từng nghĩ, nếu có làm sao cũng không thể hết tiền”. Nhưng đúng lúc việc kinh doanh đang ở đỉnh thì rủi ro ập đến. Năm 1998, thị trường Việt Nam bị tuồn vào khối lượng rất lớn hàng điện tử, điện lạnh… trốn, lách thuế chỉ 0-5% và bán giá rất rẻ.

Trong khi đó, sản phẩm của T&T nhập chính ngạch và nộp thuế đầy đủ lên tới 60% nên giá thành không thể cạnh tranh với  các đơn vị trên khiến cho thị trường điện tử - điện lạnh trong nước bị khuynh đảo. T&T và rất nhiều đơn vị kinh doanh hàng điện tử tại Việt Nam cùng chung số phận là không bán được hàng…

Những năm 1995 - 1998, ông Hiển và T&T rơi vào khủng hoảng. Hàng hóa tồn kho khiến T&T đang từ vị trí số 1 bỗng chốc trở nên trắng tay. Trước tình cảnh đó, ông tìm cách chu cấp cho nhân viên đầy đủ, giúp họ chuyển qua công ty khác làm việc còn mình ở lại chạy vạy tìm cách xử lý.

Phá sản cận kề nhưng đó chưa phải là đe dọa lớn nhất mà mối nguy cơ đến từ khoản nợ thuế hơn 7 tỷ đồng. Đây là khoản tiền vô cùng lớn thời bấy giờ. Vì thế, ông đã “được” một tờ báo lớn đưa lên trang nhất với cái tít  “chúa chổm”. Danh dự bị ảnh hưởng, bản thân bị nghi ngờ và đối diện các nguy cơ pháp lý. Song do Hải quan, Thuế vụ đã xuống tận nơi xác nhận việc nợ thuế do hàng tồn kho và ngay từ đầu đã đầy đủ giấy tờ, minh bạch tài chính nên mọi cuộc kiểm tra sau đó đã giúp ông thoát tai tiếng.

3 năm khủng hoảng rồi cũng qua đi và cơ hội mới lại mở ra khi T&T “lấn sân” sang thị trường xe máy. Tuy nhiên, chẳng bao lâu sau, đầu tư vào mảng lắp ráp xe máy nhanh trở thành “cơn sốt” của gần 60 DN. Khó khăn mà T&T phải đối mặt vẫn liên tục tiếp diễn song ông Hiển thích làm những việc người khác cho là không thể và đi tới cùng. “Tôi nghĩ, lúc khởi sự cả vốn và kinh nghiệm của mình đều yếu mà còn làm được, huống hồ khi đã đứng vững rồi mà gục ngã thì buồn lắm. Tiền bạc mất sẽ kiếm lại được, nhưng uy tín của T&T trên thị trường thì không thể bị lu mờ”, ông tâm sự.

Nhìn lại những thất bại trong quá khứ, ông Hiển nhận ra rằng nếu chỉ làm thương mại (bán hàng) mà không sản xuất thì chẳng những phải chấp nhận đầu vào với giá cao mà còn luôn bị động. Đó là tiền đề cho sự ra đời của nhà máy sản xuất linh kiện, động cơ và phụ tùng xe máy đạt tỉ lệ nội địa hóa với quy mô lớn trên 80% của riêng T&T tại Hưng Yên với số vốn đầu tư lên tới 50 triệu USD. Nước đi táo bạo song có nghiên cứu kỹ lưỡng đó đã đưa T&T vượt qua giông bão, tạo công ăn việc làm cho hơn 2.000 lao động.

Hướng ngân hàng SHB tới bán lẻ hiện đại và đa năng

Trở lại với câu chuyện của hôm nay, giữa cơn bùng nổ của cổ phiếu ngân hàng trong suốt 1 năm qua thì SHB vẫn khá trầm dưới mệnh giá bất chấp những chỉ số kinh doanh rất tốt với lợi nhuận ngàn tỷ, nợ xấu được xử lý tốt, việc chuyển đổi ngân hàng theo hướng số hóa đáp ứng yêu cầu dịch vụ cao cấp của 1 ngân hàng bán lẻ...

Ông Hiển thẳng thắn chia sẻ, đã không ít người hỏi tôi tại sao để giá cổ phiếu thấp thế, sao không 'đánh' lên cho 'đẹp'. Tuy nhiên, mình vẫn quan niệm, bản chất DN là phải kinh doanh tốt mà khi đã kinh doanh tốt thì sớm muộn gì muộn gì cổ phiếu cũng lên theo đúng giá trị thực của nó.

Nếu so sánh, có những ngân hàng quy mô nhỏ, lãi nhuận không đáng kể mà cổ phiếu 2 - 3 chấm, thậm chí có NH diện khó khăn phải tái cơ cấu mà giá vẫn cao thì mức 0,9 của SHB có thể sẽ khiến nhiều người nóng ruột. Ngược lại, ông Hiển lại khá tự tin. Tự tin lớn nhất chính là SHB đã cùng ông xử lý toàn vẹn giai đoạn 1 sau khi nhận sáp nhập Habubank và tự tin hơn khi SHB đang bước vào một giai đoạn chuyển đổi mới theo hướng bán lẻ hiện đại và đa năng, mở đường tiến ra khu vực với NH con ở Lào, Campuchia và tới đây đại diện ở Myanmar.

SHB một thời gánh 20% nợ xấu khi nhận sáp nhập Habubank nay có quy mô lớn top 5 ngân hàng TMCP tư nhân, nợ xấu đã xử lý về dưới 2%, dự tính ở triển vọng lợi nhuận năm 2017 sẽ tăng trưởng lớn, vượt trên chỉ tiêu kế hoạch 1.750 tỷ đồng. Đây chính là nền tảng cho cổ phiếu SHB bước vào thời kỳ tăng trưởng bền vững.

Ông Hiển nói, SHB là một trong những công ty đại chúng lớn nhất sàn chứng khoán, chúng tôi luôn tâm niệm mình tạo dựng một nền tảng tốt, một sự chuẩn mực và minh bạch thì với gần 50 ngàn cổ đông đã gắn bó với SHB qua những năm vất vả nhất sẽ có được thành quả khi cổ phiếu SHB bật mạnh lên trong 2018.

"Đó là sự thành công bền vững mà mọi cổ đông trung thành đều mong đợi. Tôi là chủ tịch, tôi là một cổ đông lớn, tôi cũng mong có lợi nhuận và cổ phiếu giá cao nhưng điều tôi mong muốn nhất vẫn là lợi nhuận thực chất và phát triển bền vững", Chủ tịch Đỗ Quang Hiển khẳng định.

“Mẩu giấy nhỏ” và tấm lòng của ông chủ gần 50.000 nhân viên

Nếu tính cả lĩnh vực ngân hàng, bất động sản, sản xuất..., tổng số nhân viên mà Chủ tịch Đỗ Quang Hiển đang quản lý là gần 50.000 người, trải dài trên toàn quốc và ở một số nước như Mỹ, Đức, Lào, Campuchia, Myanmar..., nơi mà SHB và T&T đã hiện diện. Công việc bộn bề khiến cho ông không có nhiều thời gian cho riêng mình.

Một ngày làm việc bình thường của ông chỉ tạm kết thúc khi đã qua 23 – 24h. Công việc cuối cùng trước khi đi ngủ là điểm qua mặt báo trong ngày để cập nhật thông tin nhất là các văn bản, quy định mới nhất để luôn hiểu đúng và làm đúng.

Đặc biệt, trên những trang báo lướt vội cuối ngày, ông luôn chú ý đến thông tin những cảnh đời khó khăn cần chia sẻ. Ông ghi lại địa chỉ những người cần giúp đỡ vào một mảnh giấy nhỏ và sáng ngày làm việc hôm sau, việc đầu tiên, ông chuyển địa chỉ này cho bên công đoàn để thay mặt ông có cách hỗ trợ tốt nhất từ SHB và riêng bản thân ông. Không được chậm vì 'chậm có thể khiến một số phận lỡ cả 1 đời', ông chia sẻ.

Hoạt động xã hội, tương trợ các hoàn cảnh khó khăn vẫn diễn ra liên tục và âm thầm ở SHB, trở thành một nét đẹp nhân văn của một tổ chức tín dụng với gần 7.000 cán bộ nhân viên trải rộng trên cả nước, tại Lào và Campuchia. Ở SHB, T&T có tổ chức công đoàn rất mạnh, người đứng đầu công đoàn được ông chú trọng lựa chọn và hoạt động công đoàn luôn được quan tâm. Đó là một cơ chế nối dài giúp ông kết nối với hàng chục ngàn nhân viên và để cùng gắn bó trong đại gia đình SHB và T&T.

Ông nói, “Đã là doanh nghiệp thì chắc chắn điều đầu tiên phải nghĩ đến là lợi nhuận vì lợi ích của cổ đông và lợi ích của CBNV, vì mục tiêu thịnh vượng của khách hàng. Song SHB luôn luôn kinh doanh, thu lợi nhuận trên cơ sở nền tảng văn hóa, tính nhân văn chứ không đạt lợi nhuận bằng mọi giá. Trong suốt quá trình phát triển, chúng tôi không chỉ vì lợi ích của mình, không bao giờ vì sự đi lên của mình hay mục tiêu lợi nhuận mà bỏ qua trách nhiệm với xã hội và cộng đồng. Nếu không có nền tảng văn hoá, chúng tôi không thể có những thành công hôm nay.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 24600.00 24620.00 24940.00
EUR 26373.00 26479.00 27646.00
GBP 30747.00 30933.00 31883.00
HKD 3106.00 3118.00 3220.00
CHF 27080.00 27189.00 28038.00
JPY 159.61 160.25 167.69
AUD 15992.00 16056.00 16544.00
SGD 18111.00 18184.00 18724.00
THB 664.00 667.00 695.00
CAD 17987.00 18059.00 18594.00
NZD   14750.00 15241.00
KRW   17.82 19.46
DKK   3544.00 3676.00
SEK   2323.00 2415.00
NOK   2280.00 2371.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ