OECD: Dịch Covid-19 khiến kinh tế thế giới mong manh hơn bao giờ hết

Nhàđầutư
Những con số ảm đạm xuất hiện khi dịch bệnh Covid-19 lan tràn trên khắp thế giới đã khiến kinh tế Trung Quốc hoạt động chậm lại và gây gián đoạn các chuỗi cung ứng toàn cầu. Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) hôm thứ Hai nói dịch bệnh Covid-19 khiến kinh tế thế giới 'bấp bênh' hơn bao giờ hết.
HOÀNG AN
03, Tháng 03, 2020 | 14:56

Nhàđầutư
Những con số ảm đạm xuất hiện khi dịch bệnh Covid-19 lan tràn trên khắp thế giới đã khiến kinh tế Trung Quốc hoạt động chậm lại và gây gián đoạn các chuỗi cung ứng toàn cầu. Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) hôm thứ Hai nói dịch bệnh Covid-19 khiến kinh tế thế giới 'bấp bênh' hơn bao giờ hết.

Thế giới đang trong tình trạng báo động cao khi virus Corona chủng mới lây lan nhanh chóng từ quốc gia này sang quốc gia khác và hiện đã có mặt tại hầu hết các châu lục trên trái đất.

Hôm thứ Hai, Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) cho biết dịch bệnh Covid-19 đang khiến kinh tế thế giới rơi vào tình trạng bấp bênh hơn bao giờ hết, tính kể từ thời điểm khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 đến nay.

_0 1 a chinamanufacturingafp

Nhiều nhà máy ở Trung Quốc đã hoạt động trở lại nhưng chưa chắc chạy hết công suất. Ảnh AFP

Các nhà máy ở Trung Quốc đã có một tháng hoạt động đầy khó khăn trước sự lan tràn của virus Corona chủng mới, và giờ thì cả thế giới đang tiếp tục trải qua những nỗi thương đau lớn hơn.

Theo số liệu do Cục Thống kê Trung Quốc công bố hôm thứ Bảy, chỉ số sản xuất-thu mua của Trung Quốc đã rớt xuống còn 35,7 điểm, từ mức 50 điểm của tháng trước đó. Đây là chỉ số điểm thấp nhất của Trung Quốc kể từ năm 2004 trở lại đây. Chỉ số phi sản xuất của Trung Quốc cũng tụt xuống còn 29,6 điểm, con số thấp nhất từ trước đến nay. Con số này một khi tụt dưới mức 50 điểm sẽ khiến nền kinh tế co cụm và suy thoái.

Hoạt động sản xuất ở Trung Quốc sở dĩ kém đi là do chính phủ nước này áp dụng hàng loạt các biện pháp nhằm ngăn chặn sự lây lan của virus Corona, gồm kiểm dịch, cách ly, hạn chế đi lại và đóng cửa các nhà máy.

Tháng 2 vừa rồi cũng là thời điểm ghi nhận sự tụt giảm kỷ lục trong sản xuất, trong các đơn hàng mới và trong việc làm, nhất là khi các chuỗi cung ứng toàn cầu và thời gian giao nhận bị ảnh hưởng nặng nề, theo CNN. 

Lo ngại virus Corona bùng phát sẽ làm tăng trưởng toàn cầu chậm lại đã gây hoảng loạn trên thị trường toàn cầu, khi chứng khoán tính đến hôm thứ Hai đã có 8 phiên giảm điểm liên tục và mức điều chỉnh mới đã được nhận thấy trong tháng 2. Khi các nhà đầu tư đổ xô tới các tài sản trú ẩn an toàn, lợi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn 10 năm và 30 năm của Mỹ đã tụt xuống mức thấp thảm hại.

Nhưng nỗi đau có thể vẫn chưa chấm dứt. Theo Bloomberg, mặc dù một số nhà máy ở Trung Quốc đã hoạt động trở lại nhưng chúng có thể lại hoạt động không hết công suất. Sự lây lan nhanh chóng của virus làm dấy lên lo ngại rằng các nền kinh tế khác cũng có thể bị dịch bệnh tấn công.

Phần lớn trong số 3.000 người chết và 89.000 người nhiễm bệnh cho đến nay là ở Trung Quốc, nhưng các trường hợp bị nhiễm bệnh khác đã xuất hiện ở hơn 60 quốc gia, bao gồm Ý, Iran và Mỹ.

"Có bằng chứng rõ ràng về sự sụt giảm mạnh trong lĩnh vực du lịch, sự gián đoạn trong cung ứng toàn cầu trong lúc nhu cầu về hàng hóa yếu đi, niềm tin của người tiêu dùng lại giảm", bà Laurence Boone, nhà kinh tế trưởng của OECD, viết trong một báo cáo công bố hôm thứ Hai.

Tổ chức này cũng dự báo sự suy giảm mạnh về tăng trưởng toàn cầu vào đầu năm 2020, xuống còn 2,4% so với dự báo 3% vào tháng 11, nguyên nhân là do dịch Covid-19.

Nhưng nếu dịch bệnh bùng phát ở các quốc gia khác, "sự chậm lại sẽ mạnh hơn và kéo dài hơn", và GDP toàn cầu có thể giảm xuống mức thấp nhất là 1,5% trong năm nay, vẫn theo báo cáo của OECD.

"Các biện pháp ngăn chặn và nỗi sợ lây nhiễm sẽ ảnh hưởng đến sản xuất cũng như khả năng chi tiêu và đẩy nhiều quốc gia bị ảnh hưởng dịch bệnh vào tình trạng suy thoái hoàn toàn", bà Boone viết.

Nền kinh tế thế giới đã suy yếu do căng thẳng thương mại và chính trị dai dẳng và hiện tại "quá mong manh để các chính phủ đánh cược vào một sự phục hồi mạnh mẽ", bà nói.

Ngoài việc ngăn chặn dịch bệnh và hạn chế các trường hợp mắc bệnh nghiêm trọng, ưu tiên nên là "cho phép các chương trình làm việc trong thời gian ngắn và cung cấp cho các hộ gia đình các công việc tạm thời để tránh cho họ mất thu nhập từ việc khu vực sản xuất ngừng hoạt động và bị sa thải", bà Boon lưu ý.

"Cũng cần gia hạn thanh khoản cho các công ty bị ảnh hưởng của dịch bệnh để tránh việc các doanh nghiệp lành mạnh bị vỡ nợ. Giảm chi phí cố định, giảm thuế và hạn chế tín dụng cũng là những cách để giảm áp lực cho các công ty đang đối mặt với sự sụt giảm đột ngột về lượng khách hàng", bà Boon viết.

Ngoài ra, vẫn theo bà Boon, việc phối hợp mềm dẻo và linh hoạt các hỗ trợ tài chính và tiền tệ kêt hợp với các chính sách hợp lý của các quốc gia sẽ giúp đảo ngược tình trạng niềm tin suy giảm nghiêm trọng hiện nay.

(Theo Business Insider)

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ