Nước Đức đang đứng trước ngưỡng cửa suy thoái?

VŨ TÙNG
08:46 30/07/2022

Kinh tế Đức đang phải đối mặt với nhiều thách thức nghiêm trọng như lạm phát cao kỷ lục, tình trạng thiếu lao động, sự tắc nghẽn nguồn cung nguyên liệu quan trọng và nguy cơ thiếu khí đốt.

1

Người dân mua sắm tại một siêu thị ở Duesseldorf, Đức. Ảnh: AFP/TTXVN

Theo bài viết trên báo Die Welt (Thế giới), các chuyên gia kinh tế nước này cảnh báo những thách thức hiện tại có thể khiến nền kinh tế đầu tàu châu Âu rơi vào suy thoái trong năm nay.

Die Welt cho biết, những lo ngại về nguy cơ thiếu khí đốt và giá năng lượng tăng mạnh đang đè nặng lên các doanh nghiệp Đức. Sự thiếu hụt lao động, các vấn đề về nguồn cung nguyên liệu thô và sản phẩm trung gian, cùng với lạm phát ở mức cao kỷ lục, càng khiến tình hình trở nên ảm đạm.

Theo báo cáo mới nhất của Viện nghiên cứu kinh tế Đức (Ifo), Chỉ số môi trường kinh doanh của Ifo - chỉ số quan trọng nhất của kinh tế Đức - đã giảm từ 92,2 điểm trong tháng 6 xuống còn 88,6 điểm trong tháng 7/2022. Đây là mức thấp nhất kể từ tháng 6/2020. Chủ tịch Viện Ifo Clemens Fuest nhận xét rằng "nước Đức đang đứng trước ngưỡng cửa suy thoái".

Tại Đức, môi trường kinh doanh đã xấu đi trong tất cả các lĩnh vực kinh tế, đặc biệt là trong ngành công nghiệp. Trong lĩnh vực dịch vụ, bao gồm du lịch và nhà hàng, khách sạn, mọi hoạt động đã trầm lắng trở lại sau những lạc quan ban đầu. Ngành du lịch và nhà hàng, khách sạn khởi đầu mùa Hè với nhiều kỳ vọng sau khi hầu hết các biện pháp hạn chế phòng dịch đã được dỡ bỏ.

Ngành dịch vụ hy vọng trong mùa Hè, người Đức sẽ tăng mạnh chi tiêu các khoản tiền đã tiết kiệm được trong giai đoạn đại dịch. Tuy nhiên, sự hỗn loạn trong giao thông hàng không và đường sắt một lần nữa lại ảnh hưởng nặng nề đến ngành này. Ngoài ra, tỷ lệ lạm phát cao kỷ lục cũng làm giảm đáng kể mức độ sẵn sàng chi tiêu của người dân. Điều này ngày càng gây lo lắng cho các ngành bán lẻ và du lịch, khách sạn. Chỉ số môi trường kinh doanh của Ifo cho thấy kỳ vọng đã giảm mạnh trong toàn bộ lĩnh vực dịch vụ.

Trong khi đó, lĩnh vực thương mại cũng ngày càng xuất hiện nhiều lo ngại. Báo cáo của Ifo cho thấy không có lĩnh vực bán lẻ nào có triển vọng lạc quan về tương lai. Thay vào đó, sự lo lắng về những tháng tới đây ngày càng rõ rệt hơn.

Theo khảo sát của Ifo, tâm trạng tồi tệ xuất hiện ở khắp mọi nơi. Điều này khiến hy vọng về sự bứt phá của kinh tế Đức sau đại dịch trở nên mờ mịt. Căng thẳng Nga-Ukraine với những hậu quả kinh tế nghiêm trọng đã góp phần chấm dứt quá trình phục hồi của nền kinh tế lớn nhất châu Âu.

"Nhà vô địch thế giới" về xuất khẩu thậm chí đã ghi nhận thâm hụt thương mại lần đầu tiên sau nhiều thập kỷ. Thay vì hy vọng đi lên, nước Đức đang phải đối mặt với nguy cơ đình trệ kinh tế, với kịch bản xấu nhất là suy thoái. Số liệu thống kê cho thấy đã có sự sụt giảm số lượng đơn đặt hàng đầu tiên trong vòng hai năm qua.

Nhiều lĩnh vực quan trọng của kinh tế Đức như những ngành sử dụng nhiều năng lượng, bao gồm công nghiệp hóa chất, kim loại, điện tử..., đã chịu ảnh hưởng nặng nề bởi sự tăng giá nhiên liệu. Ngoài ra, những khó khăn về nguồn cung nguyên vật liệu vẫn đang tác động lớn đến những ngành công nghiệp này. Hầu hết các doanh nghiệp đều không hy vọng tình hình sẽ được cải thiện cho tới năm sau. Tâm lý tương tự cũng tồn tại trong lĩnh vực xây dựng.

Theo ông Felix Pakleppa, lãnh đạo Hiệp hội xây dựng Đức, lạm phát ngày càng gia tăng ở Đức khiến giá năng lượng và vật liệu xây dựng tăng mạnh, trong khi lãi suất cũng tăng lên. Số lượng đơn đặt hàng xây dựng trong tháng 5/2022 đã giảm 7,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Ông Pakleppa nhận định: "Triển vọng thật ảm đạm".

Các kế hoạch của Chính phủ Đức nhằm tăng tốc mở rộng hạ tầng năng lượng tái tạo và bảo vệ khí hậu cũng như mục tiêu xây dựng nhà ở mới đầy tham vọng, sẽ đặt ra những nhiệm vụ lớn lao cho ngành xây dựng. Tuy nhiên, trước tình hình ngày càng thiếu hụt lao động chuyên môn, các chuyên gia cảnh báo rằng không nên đặt kỳ vọng quá cao trong việc thực hiện các mục tiêu đó.

Thực tế, đội ngũ lao động để xây dựng các nhà máy điện mới, lắp đặt các tuabin gió, các tấm pin năng lượng Mặt Trời trên mái nhà… vẫn đang thiếu hụt trầm trọng. Tiến độ xây dựng mới các khu dân cư cho đến nay cũng thấp hơn nhiều so với mục tiêu mà Chính phủ Đức đã đặt ra.

Trong lĩnh vực giao thông vận tải, tình trạng thiếu lao động cũng là một vấn đề lớn tại các sân bay. Nhiều chuyến bay bị hủy và thời gian mở cửa bị rút ngắn vì không đủ nhân viên làm việc, trong khi việc tuyển dụng lao động mới tiến triển chậm chạp. Sự thiếu hụt lao động ngày càng trở thành lực cản đối với đà tăng trưởng của nhiều ngành kinh tế. Với sự phát triển nhân khẩu học như hiện tại ở nước Đức, vấn đề này sẽ còn trở nên trầm trọng hơn trong dài hạn.

Trong thời điểm hiện tại, mối lo ngại lớn nhất của Đức là trò chơi quyền lực Nga đối với khí đốt. Theo nhận định của chuyên gia Jörg Krämer - nhà kinh tế trưởng tại ngân hàng Commerzbank, sự sụt giảm nghiêm trọng của chỉ số môi trường kinh doanh Ifo trên hết phản ánh nỗi lo sợ của các doanh nghiệp Đức về một cuộc khủng hoảng khí đốt tiềm tàng.

Các nước thành viên EU "đã đồng ý giảm 15% nhu cầu khí đốt so với mức tiêu thụ trung bình trong 5 năm qua trong giai đoạn từ ngày 1/8/2022 đến ngày 31/3/2023, với các biện pháp do họ lựa chọn". Và nếu làm được như vậy, châu Âu kỳ vọng sẽ giảm được 45 tỷ mét khối cho nhu cầu tiêu thụ.

Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng thỏa hiệp đạt được vào ngày 26/7 này không phải là sự đảm bảo cho một mùa Đông yên bình đối với các công ty và công dân châu Âu. Trên hết, thỏa thuận chỉ giúp trì hoãn các cuộc thảo luận khó khăn và những quyết định đau đớn sau này.

Chỉ số môi trường kinh doanh Ifo giảm mạnh là dấu hiện cho thấy nguy cơ suy thoái của kinh tế Đức. Chuyên gia Jörg Krämer nhận định rằng thật không may, tình hình kinh tế Đức trở nên tồi tệ đến mức độ nào chủ yếu phụ thuộc vào nước Nga.

(Theo TTXVN)

  • Cùng chuyên mục
Thủ tướng: Việt Nam sẵn sàng tham gia, dẫn dắt trong các cơ chế hợp tác về biển

Thủ tướng: Việt Nam sẵn sàng tham gia, dẫn dắt trong các cơ chế hợp tác về biển

Nhân dịp tham dự tham dự Hội nghị UNOC 3 tại Nice, Cộng hòa Pháp, nhận lời mời của Hoàng thân Monaco Albert II, Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tham dự Diễn đàn Kinh tế và Tài chính xanh tại Công quốc Monaco.

Sự kiện - 09/06/2025 07:06

Đầu tháng 7 sẽ công bố sáp nhập Quảng Nam và TP. Đà Nẵng

Đầu tháng 7 sẽ công bố sáp nhập Quảng Nam và TP. Đà Nẵng

Thông tin được công bố tại Hội nghị giữa Ban Chấp hành Đảng bộ TP. Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam để cho ý kiến về xây dựng văn kiện Đại hội lần thứ XXIII Đảng bộ TP. Đà Nẵng mới, nhiệm kỳ 2025-2030 diễn ra vào ngày 6/6.

Sự kiện - 08/06/2025 10:53

Lãnh đạo UBND cấp xã mới cần có những yêu cầu nào ?

Lãnh đạo UBND cấp xã mới cần có những yêu cầu nào ?

Lãnh đạo, quản lý UBND cấp xã mới phải đáp ứng được các yêu cầu của Bộ Chính trị, có năng lực lãnh đạo, kinh nghiệm quản lý nhà nước, có tư duy đổi mới, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm.

Sự kiện - 08/06/2025 06:47

[Cafe Cuối tuần] Nhà ở xã hội: Cơ hội thực - Thể chế mới

[Cafe Cuối tuần] Nhà ở xã hội: Cơ hội thực - Thể chế mới

Trong suốt nhiều năm qua, phát triển nhà ở xã hội luôn là một chủ trương đúng, mang đậm tính nhân văn, nhưng lại triển khai rất chật vật. Nguyên nhân không chỉ nằm ở thiếu vốn hay vướng mắc về quỹ đất, mà sâu xa hơn là thiếu một thể chế đủ cởi mở, đủ khích lệ để khu vực tư nhân thật sự nhập cuộc.

Sự kiện - 07/06/2025 10:30

Nguyên Chủ tịch Tập đoàn Cao su Trần Ngọc Thuận bị khai trừ Đảng

Nguyên Chủ tịch Tập đoàn Cao su Trần Ngọc Thuận bị khai trừ Đảng

Ban Bí thư đã quyết định khai trừ ra khỏi Đảng đối với ông Trần Ngọc Thuận, nguyên Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam.

Sự kiện - 06/06/2025 20:23

Việt - Mỹ ký thêm thỏa thuận nông sản 600 triệu USD

Việt - Mỹ ký thêm thỏa thuận nông sản 600 triệu USD

Tiếp tục chuyến công tác ở Mỹ, phái đoàn do Bộ trưởng Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy dẫn đầu đã ký các thỏa thuận hợp tác thương mại nông sản trị giá 600 triệu USD.

Sự kiện - 06/06/2025 06:45

'Cấm mua, bán dữ liệu cá nhân'

'Cấm mua, bán dữ liệu cá nhân'

Dự thảo Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân tiếp thu, bổ sung nhiều hành vi nghiêm cấm dữ liệu cá nhân trong đó có cấm mua, bán.

Sự kiện - 05/06/2025 14:21

Thủ tướng chỉ đạo tiếp tục đẩy mạnh cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi buôn lậu, gian lận thương mại

Thủ tướng chỉ đạo tiếp tục đẩy mạnh cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi buôn lậu, gian lận thương mại

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện 82/CĐ-TTg ngày 4/6/2025 về tiếp tục đẩy mạnh cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Sự kiện - 05/06/2025 08:43

Báo VietNamNet trực thuộc Bộ Dân tộc và Tôn giáo

Báo VietNamNet trực thuộc Bộ Dân tộc và Tôn giáo

Chính phủ ban hành Nghị định quy định Báo VietNamNet về trực thuộc Bộ Dân tộc và Tôn giáo.

Sự kiện - 04/06/2025 18:48

Thủ tướng: Vướng về
thể chế thì 'khó đến mấy cũng phải tháo gỡ'

Thủ tướng: Vướng về thể chế thì 'khó đến mấy cũng phải tháo gỡ'

Với các khó khăn, vướng mắc về thể chế, pháp luật, tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 5, Thủ tướng yêu cầu dứt khoát phải tháo gỡ, "khó mấy cũng phải tháo gỡ", để biến thể chế thành lợi thế cạnh tranh. Đồng thời, dành thêm hơn 20.000 tỷ đồng, bảo đảm đủ ít nhất 3% ngân sách cho khoa học công nghệ.

Sự kiện - 04/06/2025 14:34

Kịch bản nào cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam đến năm 2045?

Kịch bản nào cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam đến năm 2045?

Bám sát mục tiêu tăng trưởng 2 con số trong giai đoạn 2026-2030, các chuyên gia vừa đưa ra nhận định về các kịch băn tăng trưởng kinh tế Việt Nam đến năm 2045.

Sự kiện - 04/06/2025 10:43

[Gặp gỡ thứ Tư]'Bỏ thuế khoán với hộ kinh doanh - tăng tính công bằng quản lý thuế'

[Gặp gỡ thứ Tư]'Bỏ thuế khoán với hộ kinh doanh - tăng tính công bằng quản lý thuế'

"Việc xóa bỏ hình thức thuế khoán đối với hộ kinh doanh mang nhiều ý nghĩa quan trọng như tăng tính minh bạch và công bằng trong quản lý thuế", Phó cục trưởng Cục Thuế Mai Sơn nhận định.

Sự kiện - 04/06/2025 08:56

Phân biệt rõ hơn giữa đặc khu và đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt

Phân biệt rõ hơn giữa đặc khu và đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt

Dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) đã bổ sung một số tiêu chí cụ thể làm định hướng cho việc thành lập đơn vị này, đồng thời giúp phân biệt rõ hơn giữa đặc khu và đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt.

Sự kiện - 03/06/2025 17:54

Thủ tướng: Lập quỹ Nhà ở quốc gia ngay trong tháng 6

Thủ tướng: Lập quỹ Nhà ở quốc gia ngay trong tháng 6

Thủ tướng Phạm Minh Chính giao Bộ Xây dựng chủ trì với các bộ, ngành liên quan khẩn trương rà soát, cắt giảm thủ tục rườm rà liên quan tới nhà ở xã hội; chủ trì nghiên cứu, xây dựng, trình Chính phủ thành lập Quỹ nhà ở quốc gia, hoàn thành trong tháng 6.

Sự kiện - 03/06/2025 07:04

Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh xử lý tài sản sau sắp xếp

Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh xử lý tài sản sau sắp xếp

Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký công điện yêu cầu các bộ ngành, địa phương đẩy mạnh công tác triển khai thực hiện phương án xử lý tài sản sau sắp xếp, tổ chức bộ máy, đơn vị hành chính các cấp.

Sự kiện - 02/06/2025 12:00

Tiêu chí nào để lựa chọn tư nhân làm đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam?

Tiêu chí nào để lựa chọn tư nhân làm đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam?

Một số chuyên gia cho rằng, bất kỳ doanh nghiệp tư nhân nào đáp ứng được các tiêu chí: Công nghệ, kỹ thuật; năng lực tài chính và phương án huy động tài chính khả thi; năng lực quản trị và vận hành; khả năng kiểm soát rủi ro, đều có thể làm dự án Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam.

Sự kiện - 01/06/2025 08:38