Nóng tình trạng lấn chiếm đất dọc ven biển Đồng Hới

Nhàđầutư
Lợi dụng vào việc thiếu quản lý, giám sát từ cơ quan chức năng, một số hộ dân địa phương đã thực hiện các hoạt động lấn chiếm đất nhằm trục lợi từ chính sách bồi thường tài sản khi có dự án đầu tư mới.
NGỌC TÂN
08, Tháng 12, 2022 | 07:00

Nhàđầutư
Lợi dụng vào việc thiếu quản lý, giám sát từ cơ quan chức năng, một số hộ dân địa phương đã thực hiện các hoạt động lấn chiếm đất nhằm trục lợi từ chính sách bồi thường tài sản khi có dự án đầu tư mới.

adb

Gói thầu DH/W4 thi công tuyến đường 36m tại xã Bảo Ninh, TP. Đồng Hới chậm tiến độ do vướng bàn giao mặt bằng. Ảnh: NT

Trong những năm gần đây, có rất nhiều dự án lớn được triển khai xây dựng dọc ven biển TP. Đồng Hới. Trong quá trình thực hiện, một số dự án gặp phải những khó khăn vướng mắc trong khâu giải phóng, bàn giao mặt bằng khiến tiến độ bị kéo dài ra.

Tại Dự án Phát triển môi trường, hạ tầng đô thị ứng phó với biến đổi khí hậu TP. Đồng Hới (có tổng mức đầu tư 38,8 triệu USD – vay vốn Ngân hàng Phát triển châu Á, thời gian thực hiện 2017 - 2022), hiện nay gói thầu DH/W4 thi công tuyến đường 36m tại xã Bảo Ninh (TP. Đồng Hới) vẫn đang rơi vào tình trạng chậm tiến độ kéo dài khi nhiều đoạn vướng bàn giao mặt bằng.

Ông Lê Thanh Tịnh, Giám đốc BQL Dự án môi trường và biến đổi khí hậu TP. Đồng Hới – chủ đầu tư dự án cho biết, gói thầu này có giá trị 133,9 tỷ đồng, dự kiến hoàn thành ngày 31/12/2022 nhưng đến nay buộc phải gia hạn tiến độ.

Theo ông Tịnh, bên cạnh một số vị trí các hộ dân chưa chịu di dời giải tỏa để bàn giao mặt bằng (do chưa thoả thuận phương án đền bù), thì tại một số vị trí khác có tình trạng người dân tự ý vào khu vực phạm vi dự án (thuộc khu vực thôn Hà Dương, xã Bảo Ninh) để tự tạo lập tài sản (trồng cây, xây dựng các cọc bê tông) và yêu cầu bồi thường.

"Những trường hợp này là do họ tự ý lấn chiếm, UBND xã Bảo Ninh cũng đã có lập biên bản. Nếu các trường hợp này không chịu bàn giao mặt bằng cho dự án thi công thì BQL dự án sẽ đề nghị cơ quan chức năng tiến hành cưỡng chế", ông Tịnh cho hay.

Được biết, bên cạnh việc lấn chiếm, xâm phạm đất thuộc phạm vi dự án, một số hộ dân còn tiến hành lấn chiếm khu đất lân cận (với diện tích 300-500m2) do địa phương quản lý, đồng thời xây dựng các cọc và móng bê tông nhằm hợp thức hoá tài sản để trục lợi đền bù về sau.

Lan chiem dat 36m

Một trường hợp người dân tự ý xây móng và các cột bê tông ngay trên khu đất do địa phương quản lý sát khu vực thi công tuyến đường 36m tại xã Bảo Ninh. Ảnh: NT

Không chỉ tại các khu vực dự án hiện hữu, tình trạng lấn chiếm đất còn xảy ra tại các khu vực do Nhà nước quản lý và đã được lập quy hoạch trước đó.

Tại khu vực phía Đông đường Nguyễn Thị Định, thuộc thôn Hà Trung, xã Bảo Ninh  - nơi đang được tỉnh Quảng Bình tổ chức lập quy hoạch các khu đô thị mới, một hộ dân tại đây lợi dụng sự quản lý lỏng lẻo của địa phương đã tự ý lấn chiếm hơn 5.000 m2 đất rừng sản xuất và đất nghĩa trang do UBND xã Bảo Ninh quản lý. Đồng thời, tiến hành xây dựng công trình, trồng các cây lâu năm có giá trị cao và một số cây ngắn ngày lên trên phạm vi đất lấn chiếm nhằm hưởng lợi chính sách bồi thường tài sản nếu dự án khu đô thị được triển khai xây dựng.

go sua

 

vi pham quan ly dat dai dh

Một trường hợp người dân lấn chiếm đất do UBND xã Bảo Ninh, TP. Đồng Hới quản lý rồi cố tình trồng cây gỗ sưa lên đất. Ảnh: NT

Nghiêm trọng hơn, tại một vị trí khác cũng thuộc thôn Hà Trung, một hộ dân còn tự ý lấn chiếm 19.000m2 đất rừng sản xuất do BQL Rừng phòng hộ Đồng Hới và UBND xã Bảo Ninh quản lý, đồng thời còn làm nhà, trồng cây, đóng cột bê tông làm hàng rào xung quanh, canh tác hoa màu ngay trên khu đất đó.

Đáng chú ý, trong năm 2019, hộ dân này còn đề nghị cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng khu đất nói trên và được UBND xã Bảo Ninh xác nhận vào đơn đăng ký. Tuy nhiên, Chi nhánh Văn phòng đất đai TP. Đồng Hới đã trả hồ sơ, sau đó cơ quan chức năng tiến hành thanh tra và phát hiện những sai phạm liên quan.

Ông Hoàng Ngọc Đan, Chủ tịch UBND TP. Đồng Hới cho biết, một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng lấn chiếm đất là do quá trình bàn giao trên thực địa trước đây (giữa BQL rừng phòng hộ và địa phương) chưa được kỹ; cũng như tình trạng lấn chiếm đã xảy ra từ lâu.

"UBND thành phố vừa rồi cũng đã thanh tra, xử lý và kiểm điểm một số cán bộ, cá nhân liên quan đến các vụ việc. Giờ tình hình đất đai nói chung cũng khá phức tạp, lại xảy ra việc một vài hộ dân khiếu nại, khiếu kiện nên thành phố phải tìm các giải pháp xử lý để từ từ tháo gỡ thôi", ông Đan cho hay.

dat ong tuy

UBND TP. Đồng Hới đã xử lý kỷ luật một số cán bộ địa phương liên quan do việc buông lòng quản lý, dẫn đến tình trạng lấn chiếm đất khu vực ven biển. Ảnh: NT

Tình trạng lấn chiếm đất đai không chỉ gây ra những nguy cơ lâu dài và phức tạp đối với công tác giải phóng mặt bằng cho các dự án đã được quy hoạch, mà còn trực tiếp ảnh hưởng đến việc triển khai các dự án hiện hữu, gây khó khăn cho nhà đầu tư.

Đơn cử như tại khu vực ven biển xã Lý Trạch, huyện Bố Trạch (sát khu vực sân bay Đồng Hới), trong tháng 10 vừa qua, UBND tỉnh Quảng Bình đã có quyết định giao 50ha đất do UBND xã Lý Trạch quản lý cho một nhà đầu tư trên địa bàn tỉnh để tiến hành thực hiện dự án nông nghiệp công nghệ cao.

Ngay khi tiếp nhận bàn giao đất trên thực địa, nhà đầu tư mới "tá hoả" phát hiện có một số hộ dân đã vào canh tác trồng trọt, thậm chí khai thác đất đem đi bán tại phạm vi quy hoạch dự án với tổng diện tích khoảng 3ha. Trong quá trình thương lượng, một hộ dân còn yêu cầu nhà đầu tư bồi thường gần 2 tỷ đồng tiền công san lấp mặt bằng mới chấp nhận bàn giao đất và tài sản, mặc dù được xác định là đã lấn chiếm và khai thác đất trái trái phép.

Trao đổi với PV, đại diện nhà đầu tư ngao ngán:" Quá trình triển khai các thủ tục dự án đã mất nhiều thời gian, nhưng đến khi giao đất trên thực địa lại phát sinh những vấn đề thế này thì nguy cơ tiến độ thực hiện dự án sẽ kéo dài ra thêm. Dự án được triển khai thì không chỉ mang lại lợi ích cho nhà đầu tư mà còn góp phần thúc đẩy kinh tế địa phương, nên chúng tôi rất mong muốn chính quyền địa phương chia sẻ và có những giải pháp quyết liệt hỗ trợ giải quyết vấn đề này".

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25155.00 25455.00
EUR 26817.00 26925.00 28131.00
GBP 31233.00 31422.00 32408.00
HKD 3182.00 3195.00 3301.00
CHF 27483.00 27593.00 28463.00
JPY 160.99 161.64 169.14
AUD 16546.00 16612.00 17123.00
SGD 18454.00 18528.00 19086.00
THB 674.00 677.00 705.00
CAD 18239.00 18312.00 18860.00
NZD   15039.00 15548.00
KRW   17.91 19.60
DKK   3601.00 3736.00
SEK   2307.00 2397.00
NOK   2302.00 2394.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ