Nợ xấu của 3 ngân hàng mua 0 đồng lên mức kỷ lục

Trong báo cáo vừa trình lên Quốc hội, Kiểm toán Nhà nước đánh giá tỷ lệ nợ xấu và tiềm ẩn trở thành nợ xấu vẫn ở mức cao. Đặc biệt, tỷ lệ nợ xấu tại 3 ngân hàng được mua lại 0 đồng có mức tối đa 95% dư nợ.
L.THANH
22, Tháng 05, 2018 | 07:21

Trong báo cáo vừa trình lên Quốc hội, Kiểm toán Nhà nước đánh giá tỷ lệ nợ xấu và tiềm ẩn trở thành nợ xấu vẫn ở mức cao. Đặc biệt, tỷ lệ nợ xấu tại 3 ngân hàng được mua lại 0 đồng có mức tối đa 95% dư nợ.

img6254-15268964184511635497794

 Theo kiểm toán nhà nước, sau khi được mua lại 18 tháng , nợ xấu của GPBank đến cuối năm 2016 vẫn rất khủng với tỷ lệ 59,32% dư nợ - Ảnh: LÊ THANH

Trong báo cáo tổng hợp kết quả kiểm toán năm 2017 vừa được Kiểm toán Nhà nước trình Quốc hội, cơ quan này đánh giá một số hạn chế của ngành ngân hàng. Đến hết năm 2016, tổng nợ xấu và tiềm ẩn trở thành nợ xấu khoảng 485.306 tỷ đồng, chiếm 8,81% tổng dư nợ. 

Đặc biệt tỷ lệ nợ xấu tại 3 ngân hàng thương mại được Ngân hàng nhà nước mua lại 0 đồng rất cao. Nợ xấu của GPbank là 2.800 tỷ đồng, chiếm 59,32% dư nợ. Nợ xấu Oceanbank là 14.234 tỷ đồng, chiếm 72,25% dư nợ. Ngân hàng TNHH MTV Xây dựng VN lên 18.073 tỷ đồng, chiếm 95% dư nợ - đây mới chỉ là nợ xấu của khách hàng mà chưa bao gồm nợ của các tổ chức tài chính và tổ chức tín dụng. 

Riêng việc tái cơ cấu các ngân hàng thương mại được Ngân hàng nhà nước mua 0 đồng, theo Kiểm toán nhà nước đánh giá là chậm và chưa triệt để. Cụ thể, Ngân hàng nhà nước chậm phê duyệt Đề án tái cơ cấu GPbank, Oceanbank và công tác kiểm tra, giám sát đặc biệt của Ngân hàng nhà nước còn hạn chế.

Thực trạng tài chính của các ngân hàng không được cải thiện, hoạt động kinh doanh tiếp tục thua lỗ lớn, việc thu hồi nợ xấu khó khăn. Như tại GBbank, từ thời điểm mua bắt buộc (7-7-2015) đến ngày 31-12-2016 lỗ thêm 451 tỷ đồng, lỗ lũy kế là 13.448 tỷ đồng, âm vốn chủ sở hữu 10.363 tỷ đồng; 

Oceanbank có lỗ lũy kế đến 31-12-2016 là 15.894 tỷ đồng, âm vốn chủ sở hữu 11.625 tỷ đồng.

Đánh giá về xử lý nợ xấu của các ngân hàng, TS Cấn Văn Lực, chuyên gia kinh tế trưởng của ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển BIDV cho rằng vào tháng 9-2012, nợ xấu của toàn hệ thống khoảng 17,2%. Đến nay, các nợ xấu đã công bố khoảng 7,4%, cuối năm nay khoảng 6%. Nợ xấu có thể đẩy xuống dưới 3,5% năm 2020. 

Để xử lý nợ xấu hiệu quả, thực chất, ông Lực kiến nghị phải phát triển thị trường mua bán nợ xấu, tức là nợ xấu phải được mua theo giá thị trường. Còn như hiện chúng ta chưa có một thị trường mua bán nợ thực sự thì xử lý nợ xấu sẽ chậm. 

Ông Nguyễn Tiến Đông chủ tịch Công ty Quản lý nợ và tài sản của các tổ chức tín dụng (VAMC) cho biết từ năm 2018, sẽ đẩy mạnh việc mua nợ xấu theo cơ chế thị trường với các loại khoản nợ 10 tỉ đồng trở lên. 

Trong báo cáo, Kiểm toán nhà nước cũng chỉ rõ có nhiều ngân hàng thương mại tăng trưởng tín dụng vượt mức cho phép của Ngân hàng nhà nước. Mặt bằng lãi suất cho vay trong năm giảm không đáng kể. Lãi suất cho vay bình quân các lĩnh vực ưu tiên không có xu hướng giảm. Lãi suất cho vay thông thường khối Ngân hàng TMCP không có vốn nhà nước chi phối không giảm, luôn duy trì ở mức 7,8-9%/năm đối với cho vay ngắn hạn và 9-10%/năm đối với trung, dài hạn; còn khối Ngân hàng TMCP nhà nước giảm không đáng kể.

Theo Tuổi trẻ

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25185.00 25187.00 25487.00
EUR 26723.00 26830.00 28048.00
GBP 31041.00 31228.00 3224.00
HKD 3184.00 3197.00 3304.00
CHF 27391.00 27501.00 28375.00
JPY 160.53 161.17 168.67
AUD 16226.00 16291.00 16803.00
SGD 18366.00 18440.00 19000.00
THB 672.00 675.00 704.00
CAD 18295.00 18368.00 18925.00
NZD   14879.00 15393.00
KRW   17.79 19.46
DKK   3588.00 3724.00
SEK   2313.00 2404.00
NOK   2291.00 2383.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ