Nợ xấu công ty tài chính tăng cao, VNBA kiến nghị loạt giải pháp

Nhàđầutư
Hiệp hội Ngân hàng (VNBA) cho biết, đến 31/12/2022, nợ xấu của các công ty tài chính đã tăng 23,09% so với cuối năm 2021. Theo đó, VNBA đề xuất NHNN quy định tỷ lệ nợ xấu chuẩn cho công ty tài chính ở mức cao hơn; các chế tài xử phạt với người đi vay cố tình chây ỳ trả nợ...
ĐÌNH VŨ
26, Tháng 05, 2023 | 18:34

Nhàđầutư
Hiệp hội Ngân hàng (VNBA) cho biết, đến 31/12/2022, nợ xấu của các công ty tài chính đã tăng 23,09% so với cuối năm 2021. Theo đó, VNBA đề xuất NHNN quy định tỷ lệ nợ xấu chuẩn cho công ty tài chính ở mức cao hơn; các chế tài xử phạt với người đi vay cố tình chây ỳ trả nợ...

Giao dich Ngan hang Coc tien 1

VNBA kiến nghị nhiều giải pháp để hỗ trợ các công ty tài chính thu hồi nợ. Ảnh: Trọng Hiếu

Mới đây, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (VNBA) đã có công văn gửi Ngân hàng Nhà nước (NHNN) về thực hiện Chỉ thị 12/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về "tín dụng đen".

Theo đó, VNBA cho biết, hoạt động cho vay đối với các nhu cầu vốn để phục vụ đời sống của các ngân hàng thương mại, công ty tài chính thời gian qua đã góp phần tích cực đáp ứng nhu cầu vốn của thị trường, thực hiện qua kết quả đạt được. Đến 31/12/2022, dư nợ cho vay phục vụ đời sống đạt 2.425.440 tỷ đồng, chiếm 20,34% tổng dư nợ tín dụng. Riêng đối với các công ty tài chính (CTTC), đến ngày 31/12/2022 tổng dư nợ 16 CTTC do Ngân hàng Nhà nước cấp phép đạt trên 220 nghìn tỷ, chiếm tỷ lệ 1,87 % so tổng dư nợ toàn nền kinh tế và 8,5% dư nợ cho vay tiêu dùng toàn hệ thống.

Tuy nhiên, VNBA cho biết, trong những tháng đầu năm 2023, hoạt động của các CTTC tiêu dùng do Ngân hàng Nhà nước cấp phép gặp nhiều khó khăn, nhất là hoạt động thu nợ. Cụ thể:

Vừa qua, lực lượng chức năng đã vào cuộc rất tích cực, góp phần trấn áp tội phạm tín dụng đen, xử lý nghiêm các đối tượng đòi nợ thuê. Tuy nhiên, một số khách hàng cố tình vin vào những tin tức trên để tẩy chay, cho rằng hoạt động thu hồi nợ của các CTTC tiêu dùng này là phạm pháp, chây ỳ việc trả nợ và có hành vi thách thức lại cán bộ thu hồi nợ khi bị nhắc nợ nhiều lần.

Theo VNBA, tỷ lệ khách vay "không trả nợ" ngày càng cao, trong khi đó, chế tài với loại khách hàng này chưa có và việc khởi kiện lại khó thực hiện với các khoản nợ giá trị thấp. Thêm vào đó, gần đây xảy ra hiện tượng "rủ nhau" bùng nợ từ một bộ phận khách hàng sau những thông tin cơ quan điều tra khởi tố một số đối tượng đòi nợ "khủng bố", đòi nợ phản cảm nở rộ, gây những tác động xấu tới thị trường, ảnh hưởng lớn đến hoạt động thu nợ của các CTTC.

Đến 31/12/2022, nợ xấu của các CTTC được NHNN cấp phép tăng 23,09% so với thời điểm 31/12/2021 và có xu hướng tăng cao trong thời gian tới.

Bên cạnh đó, nhân viên thu hồi nợ của CTTC bị ảnh hưởng tâm lý về việc bị đe dọa ngược từ khách hàng, hoang mang, lo lắng vì nhiều thông tin trái chiều. Tỷ lệ nhân sự nghỉ việc cao, tuyển dụng nhân sự khó khăn hơn trước, do nhiều nguyên nhân như định kiến xã hội về công việc, rủi ro khi tác nghiệp, tác động của gia đình...

Việc khách hàng chậm trả nợ khiến cho các CTTC tiêu dùng phải tăng chi phí cho hoạt động nhắc nợ, đòi nợ bao gồm vận hành, nhân lực và chi phí pháp lý.

Ngoài ra, theo quy định của cơ quan quản lý, các tổ chức cho vay bắt buộc phải trích lập dự phòng theo tình hình nợ xấu thực tế, làm ảnh hưởng đến khả năng tăng trưởng kinh doanh. Hậu quả là lãi suất cho vay bắt buộc phải được điều chỉnh tăng, tác động trực tiếp đến người đi vay.

Để giải quyết các vấn đề trên, Hiệp hội Ngân hàng đề xuất: Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tiếp tục hoàn thiện hành lang pháp lý, xây dựng chính sách, cơ chế quản lý riêng theo đặc thù ngành đối với mảng tài chính tiêu dùng, tạo điều kiện cho công ty tài chính có môi trường hoạt động thông thoáng, an toàn và tuân thủ để có thể phát triển mạnh mẽ hơn trong tương lai. Ví dụ: Quy định tỷ lệ nợ xấu chuẩn cho công ty tài chính ở mức cao hơn để phù hợp với đặc thù phân khúc khách hàng đa số dưới chuẩn, cho vay không có tài sản bảo đảm…

Nghiên cứu xây dựng, ban hành quy định về trách nhiệm, nghĩa vụ của người đi vay đối với tổ chức tín dụng; các chế tài xử phạt với người đi vay cố tình chây ỳ trả nợ.

Đẩy mạnh truyền thông danh sách các CTTC được Ngân hàng Nhà nước cấp phép hoạt động và quản lý, để khách hàng hiểu được và không "đánh đồng" CTTC với các Công ty cho vay tiền qua App mạng, tín dụng đen; truyền thông rộng rãi, chính thống tới người dân về nghĩa vụ trả nợ, những rủi ro khi vay không trả đúng hạn.

Tăng cường kiểm tra giám sát hoạt động của các công ty tài chính, nhất là việc thu hồi nợ, bán nợ, thuê tư vấn dịch vụ pháp lý... nhằm uốn nắn kịp thời, đồng thời chủ động phối hợp với các cơ quan công an lập đoàn kiểm tra liên ngành đối với những công ty biểu hiện vi phạm.

Xem xét điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng đối với từng CTTC tiêu dùng trên cơ sở đề nghị của công ty tài chính tiêu dùng, tình hình hoạt động, năng lực tài chính và khả năng tăng trưởng tín dụng lành mạnh, đặc biệt đối với công ty tài chính tiêu dùng đã tham gia các gói tín dụng ưu đãi, góp phần hạn chế tín dụng đen.

Xem xét cơ chế hỗ trợ nguồn vốn cho một số CTTC tiêu dùng. Chẳng hạn như với các CTTC tiêu dùng hoạt động lành mạnh, an toàn, hiệu quả, Ngân hàng Nhà nước có thể xem xét cho vay vốn với lãi suất ưu đãi, qua đó giúp giảm lãi suất vay cho khách hàng và các CTTC tiêu dùng này có thể tiếp tục tham gia các gói tín dụng ưu đãi ý nghĩa khác.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25154.00 25454.00
EUR 26614.00 26721.00 27913.00
GBP 31079.00 31267.00 32238.00
HKD 3175.00 3188.00 3293.00
CHF 27119.00 27228.00 28070.00
JPY 158.64 159.28 166.53
AUD 16228.00 16293.00 16792.00
SGD 18282.00 18355.00 18898.00
THB 667.00 670.00 698.00
CAD 18119.00 18192.00 18728.00
NZD   14762.00 15261.00
KRW   17.57 19.19
DKK   3574.00 3706.00
SEK   2277.00 2364.00
NOK   2253.00 2341.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ