Những sự kiện nổi bật nhất của thế giới trong năm 2020

Nhàđầutư
Đại dịch COVID-19 tàn phá nền kinh tế thế giới, Vương quốc Anh rời EU, cuộc bầu cử Tổng thống bất thường nhất trong lịch sử Mỹ ... là những sự kiện nổi bật nhất của thế giới trong năm 2020.
TRẦN VÕ
26, Tháng 12, 2020 | 06:00

Nhàđầutư
Đại dịch COVID-19 tàn phá nền kinh tế thế giới, Vương quốc Anh rời EU, cuộc bầu cử Tổng thống bất thường nhất trong lịch sử Mỹ ... là những sự kiện nổi bật nhất của thế giới trong năm 2020.

Đại dịch COVID-19

b8b31e452eb64560a59cd9e6852910cf_18

Đại dịch COVID-19 xuất hiện đầu tiên tại Vũ Hán (Trung Quốc) đã lây lan với tốc độ chóng mặt trên khắp thế giới.  Ảnh: SCMP

Đại dịch COVID-19 do virus SARS-CoV-2 gây ra xuất hiện đầu tiên tại Vũ Hán (Trung Quốc) đã lây lan với tốc độ chóng mặt trên khắp thế giới. Cho đến nay, đã có hơn 79,5 triệu người nhiễm bệnh COVID-19 và hơn 1,7 triệu người tử vong. Đại dịch đã đẩy nhiều quốc gia lâm vào cuộc khủng hoảng kép về y tế và kinh tế.

Đại dịch tác động sâu rộng tới mọi phương diện của đời sống kinh tế-xã hội, làm thay đổi cách thức làm việc, sinh hoạt và giao tiếp của con người, buộc thế giới phải thích nghi với trạng thái "bình thường mới".

"Cuộc đua" tìm kiếm và phát triển vaccine ngừa COVID-19 đã đạt tiến triển đáng kể, một số nước bắt đầu chiến dịch tiêm cho người dân. Tuy nhiên, đại dịch vẫn diễn biến phức tạp và khó lường khi biến thể mới của virus SARS-CoV-2 được phát hiện ở châu Âu vào những ngày cuối năm.

Cháy rừng lớn nhất trong lịch sử tại Australia

tham-hoa-chay-rung-australia-dieu-toi-te-nhat-con-chua-den

Cháy rừng lớn nhất trong lịch sử tại Australia.  Ảnh: AFP

Australia phải đối mặt với một trong những mùa hoả hoạn tồi tệ nhất trong lịch sử, bắt đầu từ năm 2019 và tiếp tục kéo dài tới 2020, theo CNN và NY Post.

Tính đến tháng 3 năm 2020, các đám lửa đã lan ra hơn 12 triệu hécta, phá hủy hơn 5.900 tòa nhà (bao gồm 2.779 nhà ở) và giết chết ít nhất 34 người. Gần 3 tỷ cá thể động vật trên cạn – đa số là các loài bò sát – bị ảnh hưởng, và một số loài bị đe dọa được cho là đã tuyệt chủng.

Ở đỉnh đám cháy, chất lượng không khí xuống mức nguy hiểm ở tất cả các bang phía nam và đông. Chi phí ứng phó với các đám cháy đã vượt quá con số 4,4 tỷ đô la Úc của vụ cháy rừng năm 2009 và khiến doanh thu ngành du lịch sụt giảm hơn 1 tỷ đô la Úc.

Tuy nhiên, các chuyên gia ước tính rằng thiệt hại tài sản và kinh tế đã lên đến 103 tỷ đô la Úc, khiến nó trở thành thiên tai gây tổn thất nặng nề nhất lịch sử Australia. Gần 80 phần trăm dân số Australia bị ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp bởi đám cháy.

Căng thẳng Mỹ, Iran leo thang

nhung-su-kien-lon-ghi-dau-an-trong-nam-2020-4

Căng thẳng Mỹ, Iran leo thang.  Ảnh: Insider

Năm 2020 mở đầu tại Trung Đông bằng những tên lửa, những người biểu tình, những lời đe dọa và cả máu đổ. Các diễn biến căng thẳng đa phần xảy ra bên trong lãnh thổ Iraq, nhưng đáng nói là liên quan tới Mỹ và Iran - hai quốc gia liên tục đối đầu kể từ khi Mỹ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran (đạt được năm 2015) hồi năm 2018.

Từ những màn diễu võ dương oai ban đầu, Mỹ - Iran đã đi đến đối đầu trực diện sau khi Mỹ không kích giết thiếu tướng Qassem Soleimani, nhân vật được xem là quyền lực số 2 ở Iran.

Vụ việc này diễn ra sau khi căng thẳng giữa hai nước tăng cao. Tới ngày 7/1, Iran đã trả đũa bằng một cuộc tấn công bằng tên lửa đạn đạo vào quân Mỹ tại Iraq. Ngày 8/1, Lực lượng Vệ binh Cách mạng Iran vô tình bắn rơi một máy bay Ukraina, làm 176 người thiệt mạng.

Vương quốc Anh rút khỏi Liên minh châu Âu (EU)

nhung-su-kien-lon-ghi-dau-an-trong-nam-2020

Vương quốc Anh rút khỏi Liên minh châu Âu (EU). Ảnh: Fox News

Vương quốc Anh đã chính thức rời khỏi Liên minh châu Âu vào ngày 31/1, kết thúc hơn 4 thập kỷ hợp nhất về kinh tế, chính trị và pháp luật với những nước láng giềng gần gũi nhất. Anh đã rời khỏi Liên minh châu Âu sau 43 tháng, kể từ khi quốc gia này tổ chức trưng cầu ý dân về Brexit hồi tháng 6/2016.

Dẫu thế, mọi thứ sẽ vẫn còn duy trì như cũ vì còn có một giai đoạn chuyển tiếp để giúp cả hai bên (Anh và EU) có thêm thời gian nhất trí về những điều khoản liên quan tới mối quan hệ trong tương lai. Sẽ không có gì thay đổi với hầu hết người dân Anh nhờ vào giai đoạn chuyển đổi này.

Tuy nhiên nước Anh sẽ mất quyền tham dự và bỏ phiếu tại các cơ quan chính quyền EU. Điều này bao gồm việc không có các thành viên của Anh trong Nghị viện châu Âu.

Vương quốc Anh và Liên minh châu Âu (EU) ngày 24/12 thông báo đã đạt một thỏa thuận cho phép Anh rời EU (gọi là Brexit) kèm theo các cam kết đảm bảo lợi ích tối đa có thể.

Thỏa thuận thương mại mới là kết quả có ý nghĩa tích cực cho đôi bên vì tránh được một kịch bản chia tay thẳng thừng, không lưu luyến, khi còn 5 ngày nữa sẽ đến thời hạn Anh chính thức tách khỏi EU. Thủ tướng Anh Boris Johnson ngày 24/12 tuyên bố thỏa thuận thương mại cùng EU không "ngon miệng" nhưng là thứ quốc gia của ông cần.

FTA lớn nhất thế giới được ký kết tại Hà Nội

rcep_bblm

FTA lớn nhất thế giới được ký kết tại Hà Nội.  Ảnh: Ngọc Thắng/Thanh niên

Ngày 15/11/2020, Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) đã được 10 nước ASEAN và 5 nước đối tác gồm Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản, Australia và New Zealand ký kết sau 8 năm đàm phán.

RCEP đã tạo ra khu vực thương mại tự do lớn nhất thế giới với thị trường 2,2 tỷ dân, chiếm 30% dân số thế giới, tổng GDP 26.200 tỷ USD, tương đương 30% GDP và gần 28% thương mại toàn cầu. Việc ký kết RCEP được coi là động lực thúc đẩy hội nhập kinh tế, bảo vệ hệ thống thương mại đa phương vào thời điểm chủ nghĩa đa phương đang mất dần chỗ đứng và tăng trưởng toàn cầu suy giảm.

Năm 2020 chính là thời khắc lịch sử khi ASEAN lần đầu tiên với vai trò trung tâm của mình đã ký được Hiệp định thương mại tự do RCEP với 5 đối tác: Hàn Quốc, Trung Quốc Nhật Bản, Australia và New Zealand.

Các nước ký kết RCEP cũng tin tưởng trong tương lai nếu Ấn Độ quay trở lại RCEP thì đây sẽ là những đóng góp rất to lớn chung cho ổn định, hòa bình và thịnh vượng chung của khu vực dựa trên nền tảng của một hiệp định thương mại tự do rất ý nghĩa như RCEP.

Cuộc bầu cử Tổng thống bất thường nhất trong lịch sử Mỹ

trumpbiden

Cuộc bầu cử Tổng thống bất thường nhất trong lịch sử Mỹ. Ảnh: Reuters

Cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2020 ​​diễn ra vào ngày 3/11, là cuộc bầu cử tổng thống thứ 59 liên tục bốn năm một lần trong lịch sử nước này. Liên danh Đảng Dân chủ gồm cựu Phó Tổng thống Joe Biden và Thượng nghị sĩ Kamala Harris đã đánh bại liên danh Đảng Cộng hòa gồm Tổng thống và Phó Tổng thống đương nhiệm là Donald Trump và Mike Pence.

Đây là cuộc bầu cử đầu tiên kể từ năm 1992 mà Tổng thống đương nhiệm thất cử nhiệm kỳ thứ hai. Tỷ lệ cử tri bỏ phiếu trong cuộc bầu cử đạt mức kỷ lục chưa từng thấy kể từ năm 1900 và cả ông Biden và ông Trump đều nhận hơn 74 triệu lá phiếu, vượt qua cả số phiếu kỷ lục cho Barack Obama là 69,5 triệu trong năm 2008.

Với hơn 81 triệu phiếu bầu, ông Joe Biden chính là ứng cử viên nhận số phiếu nhiều nhất trong một cuộc bầu cử tổng thống Mỹ. Đây cũng là cuộc bầu cử đầu tiên kể từ năm 1960 mà người đắc cử không giành được Ohio, và đầu tiên kể từ năm 1992 mà người đắc cử không giành được Florida.

Cùng với đó, bà Kamala Harris cũng trở thành nữ Phó Tổng thống đầu tiên trong lịch sử hơn 200 năm của nước này. Ông Joe Biden dự kiến sẽ nhậm chức vào ngày 20/1/2021. Ông sẽ trở thành người cao tuổi nhất giữ chức vụ này vào lúc nhậm chức Tổng thống, ở tuổi 78. Tuy nhiên, Tổng thống đương nhiệm Donald Trump vẫn chưa chịu thua cuộc và cứ khăng khăng tuyên bố sai sự thật rằng ông mới là người thắng cử. Chiến dịch tranh cử của ông đã đệ đơn kiện khiếu nại kết quả tại nhiều tiểu bang, nhưng hầu hết đã được rút lại hay bị tòa án bác bỏ.

Những tranh cãi dai dẳng và cuộc chiến pháp lý sau ngày bầu cử 3/11 đã khoét sâu sự chia rẽ, bất đồng trên chính trường và xã hội Mỹ. Quá trình chuyển giao quyền lực không thuận lợi cũng cản trở nỗ lực chống đại dịch trong bối cảnh Mỹ là nước có số ca nhiễm và tử vong do COVID-19 cao nhất thế giới.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25100.00 25120.00 25440.00
EUR 26325.00 26431.00 27607.00
GBP 30757.00 30943.00 31897.00
HKD 3164.00 3177.00 3280.00
CHF 27183.00 27292.00 28129.00
JPY 159.58 160.22 167.50
AUD 15911.00 15975.00 16463.00
SGD 18186.00 18259.00 18792.00
THB 671.00 674.00 702.00
CAD 17956.00 18028.00 18551.00
NZD   14666.00 15158.00
KRW   17.43 19.02
DKK   3535.00 3663.00
SEK   2264.00 2350.00
NOK   2259.00 2347.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ