Những rủi ro liên quan đến cho vay vượt giới hạn
Chính phủ vừa ban hành Quyết định 13/2018/QĐ-TTg quy định về điều kiện, hồ sơ, trình tự đề nghị chấp thuận mức cấp tín dụng tối đa vượt giới hạn của tổ chức tín dụng (TCTD), chi nhánh ngân hàng nước ngoài áp dụng đối với một khách hàng, một khách hàng và người có liên quan với một số điều kiện.
Ở mặt tích cực, quyết định trên đã tạo thêm nhiều dư địa để TCTD tự chủ trong việc cấp tín dụng, dựa trên khẩu vị rủi ro và chiến lược hoạt động của riêng mình mà ít bị cản trở bởi cùng một chiếc áo - quy định hoạt động - “may đo” bởi Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chung cho cả hệ thống, miễn là các tiêu chí, giới hạn và tỷ lệ dảm bảo an toàn không bị vi phạm.
Ngược lại, quyết định này làm gợn lên lo ngại có thể bị lợi dụng để một số doanh nghiệp đầu tư vào những dự án được phép cho vay vượt giới hạn theo kiểu “tay không bắt giặc”, trong rất nhiều ngành nghề, lĩnh vực được quy định khá chung chung như “dự án, phương án có ý nghĩa kinh tế - xã hội quan trọng, cấp thiết nhằm thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội, phục vụ nhu cầu thiết yếu của đời sống nhân dân thuộc các ngành, lĩnh vực: điện, than, dầu khí, xăng dầu, giao thông, vận tải công cộng và các lĩnh vực khác theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ từng thời kỳ”, và “các chương trình, dự án đầu tư được Quốc hội hoặc Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư; đầu tư vào các lĩnh vực ưu tiên, khuyến khích theo nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ về phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ”.
Một ví dụ cụ thể cho lo ngại trên là đầu tư trong lĩnh vực BOT xây dựng đường cao tốc. Nhiều nhà đầu tư không có năng lực tài chính nhưng vẫn trúng thầu các dự án này đã phải hầu như dựa hoàn toàn vào vốn tín dụng ngân hàng để triển khai dự án, dẫn đến những hệ lụy như triển khai chậm tiến độ, chi phí cao, phải kéo dài thời gian thu phí sử dụng để bù đắp chi phí...
Tuy nhiên, trong quyết định trên có một điều khoản mà nếu thực hiện đúng thì có thể làm giảm khả năng xảy ra rủi ro trên. Cụ thể, theo điều 3 về điều kiện xem xét khoản cấp tín dụng vượt giới hạn, tại thời điểm đề nghị cấp tín dụng vượt giới hạn, TCTD (phải) đáp ứng các yêu cầu về giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động theo quy định của Luật các TCTD và các quy định pháp luật có liên quan.
Với quy định này, TCTD sẽ phải thận trọng khi cho vay vượt giới hạn với khách hàng để tuân thủ các giới hạn và tỷ lệ đảm bảo an toàn. Ngược lại, nếu NHNN muốn hạn chế tín dụng vào những lĩnh vực mà họ cho là rủi ro như BOT giao thông thì họ có thể nâng các giới hạn và tỷ lệ đảm bảo an toàn này như là những cái van hãm dòng tín dụng vào những lĩnh vực mà họ không khuyến khích, mặc dù các lĩnh vực này có thể là những lĩnh vực được phép cho vay vượt giới hạn.
Nhưng đến đây lại có thể thấy rủi ro về sự chèn lấn, chồng chéo thẩm quyền. Giả sử tại thời điểm đề nghị cấp tín dụng vượt giới hạn, mỗi TCTD nói riêng và hệ thống nói chung đều đã tiệm cận mọi giới hạn và tỷ lệ bảo đảm an toàn hoạt động do NHNN đề ra. Theo nguyên tắc, NHNN sẽ phải từ chối phê duyệt các dự án cho vay vượt giới hạn và sẽ không trình lên Thủ tướng. Nhưng nếu Chính phủ, Thủ tướng và Quốc hội đều muốn đẩy mạnh cho vay các dự án ưu tiên, cần khuyến khích thì NHNN rơi vào thế khó. Nếu NHNN, với tư cách là một cơ quan trực thuộc Chính phủ, tuân thủ theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng, và Quốc hội thì phải sửa lại các giới hạn và tỷ lệ bảo đảm an toàn hoạt động theo hướng nới lỏng hơn, tức là kém an toàn hơn cho hệ thống ngân hàng nói riêng và nền kinh tế nói chung, trong khi một trong những sứ mệnh của NHNN là phải bảo đảm an toàn hoạt động của hệ thống các TCTD nói riêng và ổn định kinh tế vĩ mô nói chung.
Bên cạnh đó, quyết định trên sẽ tạo ra gánh nặng, áp lực (và cả đặc quyền) lớn cho việc quản lý và phê chuẩn dự án cho NHNN, các bộ, ngành, địa phương và Chính phủ, Thủ tướng. Theo quy định, mọi khoản vay vượt giới hạn đều phải được báo cáo, giải trình trước tiên với NHNN, sau đó, thông qua NHNN, đến các bộ, ngành, địa phương và cuối cùng lên Thủ tướng. Như vậy, những giao dịch cấp tín dụng giữa TCTD và khách hàng của họ, vốn thuần túy mang tính thương mại, đã bị biến thành giao dịch mang tính hành chính, có hơi hướng xin - cho, “huy động cả hệ thống chính trị”, lên đến tận cấp Thủ tướng. Trừ khi cả nước chỉ có một vài dự án thuộc dạng này, nếu không sẽ khó mà tính được phí tổn xã hội và cả những rủi ro liên quan cho những việc như vậy.
Tóm lại, tuy có thể những quy định tương tự như thế này là cần thiết ở một khía cạnh nào đó, trong ngắn hạn, nhưng cần thiết phải được hạn chế và hủy bỏ trong thời gian tới để nền kinh tế nói chung và hệ thống TCTD nói riêng vận hành theo đúng quy luật thị trường, minh bạch và không có các giấy phép “con” dưới dạng các bản giải trình, xin xỏ các cơ quan quản lý chức năng.
(Theo Thời báo Kinh tế Sài Gòn)
- Cùng chuyên mục
Chính sách tiền tệ khó nới lỏng thêm
Sức ép tỷ giá vẫn là nhân tố quan trọng để lãi suất khó giảm thêm.
Ngân hàng - 20/11/2024 09:48
Ngân hàng hưởng lợi từ áp dụng các tiêu chuẩn ESG
Việc thực hành ESG sẽ giúp các các tổ chức tín dụng (TCTD) cải thiện hiệu quả quản trị rủi ro, từ đó nâng cao chất lượng hoạt động và lợi nhuận.
Ngân hàng - 20/11/2024 09:36
Techcombank công bố lợi nhuận Quý 3 đạt 22,8 nghìn tỷ đồng
Lợi nhuận trước thuế của Techcombank đạt 22,8 nghìn tỷ đồng, tổng thu nhập hoạt động (TOI) đạt 37,4 nghìn tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm tăng lần lượt so với cùng kỳ là 33,5% và 28,9%.
Ngân hàng - 21/10/2024 18:36
Khoảng 100.000 tỷ đồng tín dụng bị ảnh hưởng do bão số 3
Doanh nghiệp, người dân là khách hàng của các tổ chức tín dụng chịu ảnh hưởng nặng nề của cơn bão dẫn đến khó khăn trong việc trả nợ, không đáp ứng các điều kiện vay…. Thống kê cho thấy, dư nợ của TCTD bị ảnh hưởng do bão lũ, sạt lở là khoảng 100.000 tỷ đồng.
Ngân hàng - 21/09/2024 07:00
VietinBank: Tăng trưởng dư nợ đi kèm với kiểm soát chặt chẽ chất lượng tín dụng
Theo số liệu cung cấp tại Hội nghị cập nhật KQKD quý II/2024 và số liệu trên BCTC bán niên, VietinBank tiếp tục khẳng định vị thế ngân hàng dẫn đầu với tăng trưởng tín dụng ở mức cao, thực chất, bền vững ngay từ đầu năm 2024.
Ngân hàng - 10/09/2024 10:06
Triển khai chiến lược phát triển bền vững, HDBank báo lãi 8.165 tỷ, nợ xấu chỉ 1,59%
HDBank (Mã chứng khoán: HDB) vừa công bố báo cáo tài chính quý II/2024 với lợi nhuận trước thuế bán niên lên đến 8.165 tỷ đồng, tăng 48,9% so với cùng kỳ. Các chỉ tiêu hiệu quả và an toàn hoạt động tiếp tục được nâng cao, khẳng định hướng đi đúng của chiến lược phát triển bền vững.
Doanh nghiệp - 30/07/2024 15:56
Tổng tài sản NCB vượt 100.000 tỷ đồng
Lũy kế 6 tháng đầu năm, thu nhập lãi thuần của NCB tăng hơn 5% lên 495 tỷ đồng. Hoạt động kinh doanh chứng khoán tiếp tục là điểm sáng, khi ghi nhận mức lãi 122,2 tỷ đồng, tăng gấp hơn 2,4 lần. Trừ chi phí, lợi nhuận trước thuế 6 tháng đầu năm 2024 của NCB đạt 7,2 tỷ đồng.
Tài chính - 28/07/2024 16:14
Ông Nguyễn Thanh Tùng làm Chủ tịch HĐQT Vietcombank
Ông Nguyễn Thanh Tùng, Tổng giám đốc Vietcombank được bổ nhiệm làm Chủ tịch HĐQT ngân hàng nhiệm kỳ 2023-2028 kể từ ngày 26/07.
Tài chính - 28/07/2024 15:48
Nhóm doanh nghiệp nắm trên 20% vốn MSB
CTCP Rox Key Holdings – đơn vị nắm 2,43% vốn MSB, có tiền thân là CTCP TNS Holdings. Công ty này hiện là thành viên của Tập đoàn đa ngành ROX Group (trước đây có tên là TNG Holdings Vietnam).
Tài chính - 26/07/2024 12:09
Nhà băng báo lãi lớn, nợ xấu tăng cao
5 ngân hàng đầu tiên công bố BCTC quý II/2024 cho thấy lợi thế đang thuộc về nhóm những hàng có quy mô vốn, tăng trưởng tín dụng cao. Tuy nhiên, nợ xấu cũng đang tăng nhanh, đặc biệt là nợ xấu nhóm 5 (nợ có nguy cơ mất vốn).
Tài chính - 25/07/2024 08:49
Lộ diện các cổ đông sở hữu trên 1% vốn tại Eximbank
Eximbank không có cổ đông lớn sở hữu trên 5% vốn. Tập đoàn Gelex hiện là cổ đông lớn nhất nắm 4,9% vốn nhà băng, tiếp sau đó là Chứng khoán VIX và Công ty cổ phần Thắng Phương nắm trên 3% vốn.
Tài chính - 24/07/2024 14:54
Phó Thống đốc: Nợ xấu tăng nhanh, đã lên 6,9%
Tăng trưởng tín dụng có dấu hiệu tích cực trở lại từ đầu tháng 4. Tuy nhiên, nợ xấu cũng có xu hướng tăng nhanh. Theo Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú, tỷ lệ nợ xấu nội bảng của ngành ngân hàng đã lên tới 5%; kể cả nợ xấu tiềm ẩn, nợ VAMC, tỷ lệ nợ xấu lên tới 6,9%.
Tài chính - 23/07/2024 16:30
Techcombank: Số dư CASA duy trì cao kỷ lục, tỷ lệ an toàn vốn đầu ngành
Techcombank công bố kết quả kinh doanh 6 tháng đầu với kết quả ấn tượng ở những hạng mục kinh doanh cốt lõi, tổng thu nhập hoạt động và lợi nhuận trước thuế tiếp tục tăng hơn 30% so với cùng kỳ năm.
Tài chính - 22/07/2024 12:55
Vàng miếng SJC bật tăng giá trở lại
Giá vàng miếng SJC sáng nay (18/7) bất ngờ tăng trở lại sau 45 ngày đứng im. Hiện, niêm yết quanh mức 78,5 - 80 triệu đồng/lượng (mua - bán). Trong khi đó, giá vàng nhẫn niêm yết giảm nhẹ, hiện ở mức 76,25 - 77,6 triệu đồng/lượng.
Tài chính - 18/07/2024 11:40
Ngân hàng Bưu điện Liên Việt chính thức đổi tên Ngân hàng Lộc Phát Việt Nam
Ngân hàng Nhà nước vừa ban hành quyết định chính thức đổi tên thương mại của Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt thành Ngân hàng TMCP Lộc Phát Việt Nam.
Tài chính - 16/07/2024 06:30
Giá vàng nhẫn vượt vàng miếng SJC
Lần đầu tiên sau nhiều năm, giá vàng nhẫn 9999 đã vượt giá vàng miếng SJC niêm yết. Giá vàng trong nước hiện nay chỉ còn cách giá vàng thế giới hơn 3 triệu đồng/lượng.
Tài chính - 08/07/2024 08:44
- Đọc nhiều
Đáng đọc
- Đáng đọc
Bộ Tài chính Mỹ: Việt Nam không thao túng tiền tệ
Thị trường - Update 1 week ago
Tỷ phú muốn 'rót' tiền vào dự án của bà Trương Mỹ Lan là ai?
Đầu tư - Update 3 day ago
Đại gia Rolls Royce Ninh Bình vừa bị khởi tố là ai?
Tài chính - Update 2 week ago
Đại gia Nguyễn Cao Trí 'thao túng' cựu cán bộ Thanh tra Chính phủ ra sao?
Pháp luật - Update 2 week ago