Những ông chủ bí ẩn của loạt mạng xã hội mới nổi  

Nhàđầutư
Liên tiếp các mạng xã hội "made in Việt Nam" ra mắt thời gian qua. Nhưng ông chủ thực sự của những mạng xã hội này là ai, tiềm lực kinh tế của họ thế nào?
BẢO LINH
30, Tháng 07, 2019 | 11:06

Nhàđầutư
Liên tiếp các mạng xã hội "made in Việt Nam" ra mắt thời gian qua. Nhưng ông chủ thực sự của những mạng xã hội này là ai, tiềm lực kinh tế của họ thế nào?

nhadautu - MXH Vietnam

Những ông chủ bí ẩn của loạt mạng xã hội mới nổi  

Với dân số lên đến 100 triệu người, tiềm năng phát triển mạng xã hội tại Việt Nam là rất lớn. Tuy vậy, “điểm mặt” hiện tại chỉ chủ yếu các trang mạng xã hội nước ngoài quen thuộc như Facebook, Google+, Twitter, Instgram, Reddit, Quora,….

Trong khi đó, cơ quan quản lý nhà nước không ít lần ủng hộ sự xuất hiện của mạng xã hội “made in Vietnam”. Đơn cử, ông Nguyễn Mạnh Hùng – Bộ trưởng Thông tin & Truyền thông từng nói: ”Đã đến lúc chúng ta phải viết một mạng xã hội mới, công cụ tìm kiếm mới, nhân văn hơn, coi trọng khách hàng hơn và đưa người dùng làm chủ thể”. 

Đối với các nhà phát triển, động lực mở mạng xã hội không chỉ là sự ủng hộ của cơ quan chức năng, mà còn hướng tới những lợi ích về lâu dài, như ảnh hưởng về truyền thông, hay quan trọng không kém là tập dữ liệu khách hàng khổng lồ với các thông tin chi tiết nhất về họ.  

Trên tinh thần như vậy, hơn nửa đầu năm 2019 ghi nhận nhiều trang mạng xã hội “made in Vietnam” ra đời. Trong đó, không ít mạng xã hội dù mới bước đi chập chững, nhưng đã được kỳ vọng sẽ tăng trưởng nhanh chóng nhờ vào tệp khách hàng và nền tảng kỹ thuật có sẵn từ giới chủ đứng sau lưng họ.

Hahalolo và mục tiêu 2 tỷ người dùng

Ngày 10/6/2019, Hahalolo đã tổ chức họp báo ra mắt mạng xã hội do CTCP Mạng xã hội du lịch Hahalolo triển khai.

Ngoài các tính năng như kết bạn, trò chuyện trực tuyến, đăng bài, bình luận, chia sẻ, bộc lộ cảm xúc tương tự các mạng xã hội hiện nay, điểm khác biệt của Hahalolo là người dùng có thể mua các tour du lịch, đặt phòng khách sạn, viết trải nghiệm về các chuyến du lịch. Ngoài ra, Hahalolo cũng hoạt động như một nền tảng thương mại điện tử khi cung cấp mục mua bán sản phẩm trên trang của mình.

Cùng với đó, các mục tiêu Hahalolo tuyên bố, như: Đạt mục tiêu 2 tỷ người dùng, niêm yết trên sàn chứng khoán NASDAQ (Sàn giao dịch chứng khoán New York, Mỹ) vào năm 2024 hoặc 2025),..  không khỏi thu hút sự chú ý của dư luận. Theo dữ liệu của Nhadautu.vn, "ông chủ" đứng sau mạng xã hội đình đám này - CTCP Mạng xã hội Du lịch Hahalolo được thành lập cuối tháng 5/2018 với vốn điều lệ 55,6 tỷ đồng, đóng trụ sở tại 141 Lý Chính Thắng, Quận 3, TP.HCM.

3 cổ đông sáng lập là Công ty TNHH MTV Dịch vụ và Đầu tư Hahalolo (25%), ông Nguyễn Văn Hạ (55%) và ông Nguyễn Văn Quý (20%). Trong đó, công ty TNHH MTV Dịch vụ và Đầu tư Hahalolo được ông Nguyễn Tạ thành lập vào ngày 25/4/2016, lưu ý là đến cuối tháng 10/2018, 1 trong 3 cổ đông sáng lập của mạng xã hội Hahalolo là Công ty TNHH MTV Dịch vụ và Đầu tư Hahalolo đã thoái bớt 20% và giảm tỷ lệ sở hữu về còn 5%. Bên nhận chuyển nhượng không được tiết lộ.

Ngoài Hahalolo, ông Nguyễn Văn Hạ trong năm 2016 đồng thời đứng tên thành lập Công ty TNHH Truyền thông Halotimes, cũng hoạt động trong lĩnh vực truyền thông, mạng xã hội.

Trong khi ông Nguyễn Tạ có nhiều mối liên hệ với người cộng sự Nguyễn Văn Hạ, thì về phần mình, nhà đầu tư Nguyễn Văn Quý lại tương đối tách biệt khi sinh sống và làm ăn tại TP.HCM.

Ngoài khoản đầu tư có mệnh giá cổ phần 11,12 tỷ đồng vào mạng xã hội Hahalolo, doanh nhân sinh năm 1983 còn sở hữu cho riêng một doanh nghiệp địa ốc là CTCP Đầu tư Xây dựng bất động sản AG Việt Nam, có vốn điều lệ 50 tỷ đồng và do bản thân ông nắm tới 94%.

Mạng xã hội GAPO – Kỳ vọng sẽ tiếp bước GameTV, Beatvn

Hơn 1 tháng sau Hahalolo, CTCP Công nghệ GAPO vừa mới đây cho ra mắt mạng xã hội GAPO – với khẳng định sẽ tạo lập sân chơi mới dành cho giới trẻ.

Như Nhadautu.vn từng đề cập trong bài viết trước đó, CTCP Công nghệ Gapo được thành lập vào ngày 17/6/2019 với vốn điều lệ là 10 tỷ đồng. Cơ cấu cổ đông góp vốn bao gồm: CTCP Tập đoàn G (G - Group) (35%), CTCP Giải pháp Công nghệ Cao Việt SIFO (35%) và ông Hà Trung Kiên (30%).

Điều thú vị là G-Capital – quỹ đầu tư hỗ trợ G-Group 500 tỷ đồng, thuộc sở hữu của Tập đoàn G. Ngoài ra, cổ đông sáng lập – Tổng Giám đốc GAPO, ông Hà Trung Kiên, cũng đang kiêm nhiệm chức danh Tổng Giám đốc CTCP Thanh toán G – 1 trong 6 thành viên trực thuộc CTCP G Group.

Ông Phùng Anh Tuấn từng được đánh giá là một hacker “hạng nặng” trong giới công nghệ toàn quốc. Vào năm 2003, xuất phát từ ý tưởng của ông Tuấn (cùng người khác là ông Đỗ Ngọc Duy Trác), 6 nhóm hacker nổi danh trên toàn quốc tuyên bố giải tán rút khỏi “giang hồ” để tập trung vào một “ngôi nhà chung” là địa chỉ www.security.com.vn.

Sau này, tên tuổi ông Tuấn được biết đến nhiều hơn với chuỗi cầm đồ Tima, đặc biệt là F88 với thông tin được quỹ đầu tư MeKong Capital rót vốn vào tháng 4/2017. Hiện tại, ông Tuấn cũng đang là Chủ sở hữu/Người đại diện theo pháp luật cả CTCP Kinh doanh F88 và CTCP Đầu tư F88.

Như vậy, bên cạnh các nền tảng giải trí hiện hữu (do G – Group sở hữu) là Beatvn, Game TV, cùng lượng “người dùng” đông đảo sẵn có, giới công nghệ có lý do để kỳ vọng vào sự phát triển của Gapo dù mạng xã hội này mới chỉ “chân ướt, chân ráo” so với các “đàn anh” Facebook, Instagram,…

Sự hình thành và phát triển của G – Group gắn với ông Phùng Anh Tuấn. Ông là cổ đông sáng lập đã góp 87% vốn điều công ty. Dù sau này đã thoái vốn, ông vẫn giữ chức Chủ tịch HĐQT.

Mới đây, trang chủ của G-Group không còn hiển thị thông tin về F88 (trong mục hệ sinh thái). Dù chưa thể khẳng định liệu điều này có đồng nghĩa với việc F88 tách hoạt động khỏi G-Group hay không, nhưng động thái này phần nào khiến giới công nghệ, đầu tư tỏ ra băn khoăn.

Bên cạnh đó, thông tin về ông Phùng Anh Tuấn, với chức danh Chủ tịch HĐQT cũng không còn trong mục Ban điều hành của G-Group.

Những diễn biến này xảy ra ngay sau khi nhiều tờ báo đặt vấn đề về mối quan hệ giữa “ông chủ” F88, Chủ tịch HĐQT G-Group – ông Phùng Anh Tuấn với mạng xã hội “tân binh” của G-Group là GAPO.

Mạng xã hội Viva Việt Nam – một sản phẩm của VCCorp

Ngay sau màn ra mắt của GAPO, thời gian qua xuất hiện nhiều đồn đoán về một mạng xã hội Việt khác sắp ra mắt, đó là mạng xã hội Viva Việt Nam.

Không quá bất ngờ nếu thông tin này chính xác. Bởi, theo tìm hiểu của Nhadautu.vn, đơn vị vận hành Viva Việt Nam, CTCP Mạng xã hội VIVA mới được thành lập vào đầu năm 2019 với số vốn điều lệ 69 tỷ đồng, trong đó công ty mẹ nắm tới 99,986% vốn là CTCP  VCCorp - một đơn vị khá nổi tiếng trong lĩnh vực công nghệ và nội dung số tại Việt Nam.  VCCorp đã xây dựng được một hệ sinh thái Internet với nhiều sản phẩm sáng tạo, hữu ích trong nhiều lĩnh vực (quảng cáo trực tuyến, thương mại điện tử, trò chơi trực tuyến...), trong đó họ vận hành một số các trang tin như Kênh 14, Cafef, Cafebiz, hay nền tảng giải trí “nổi danh” trong giới trẻ - Welax.

Ngoài ra, dữ liệu của Nhadautu.vn cho thấy, VCCorp có vốn điều lệ 66,5 tỷ đồng (tính đến tháng 8/2017).  Trong đó, cổ đông nước ngoài nắm 42% vốn công ty là quỹ đầu tư, cụ thể IDGV 15 Limited (26%), Intel Capital Corporation (12,7%) và IDG Ventures Vietnam (3%) – quỹ đầu tư có ông Nguyễn Hoàng Bảo (Henry) hiện là Tổng Giám đốc.

 

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 24810.00 24830.00 25150.00
EUR 26278.00 26384.00 27554.00
GBP 30717.00 30902.00 31854.00
HKD 3125.00 3138.00 3240.00
CHF 26952.00 27060.00 27895.00
JPY 159.41 160.05 167.39
AUD 16033.00 16097.00 16586.00
SGD 18119.00 18192.00 18729.00
THB 669.00 672.00 700.00
CAD 17923.00 17995.00 18523.00
NZD   14756.00 15248.00
KRW   17.51 19.08
DKK   3529.00 3658.00
SEK   2286.00 2374.00
NOK   2265.00 2354.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ