Những điều bạn chưa biết về Teresa He, người phụ nữ ngồi 'ghế nóng công nghệ' của Huawei đang đối đầu với Mỹ
Teresa He Tingbo, Chủ tịch của HiSilicon là một trong ba nữ giám đốc điều hành hàng đầu của nhà cung cấp thiết bị viễn thông lớn nhất thế giới vốn ít được người ta biết tới trước đây nhưng đã trở nên nổi tiếng khi Huawei bị Mỹ cấm thực hiện các giao dịch thương mại với các đối tác ở Hoa Kỳ.

Teresa He Tingbo, Chủ tịch của HiSilicon, công ty bán dẫn thuộc sở hữu của Huawei
Teresa He Tingbo, Chủ tịch của HiSilicon (công ty bán dẫn không lỗ của Trung Quốc), đã trở nên nổi tiếng gần đây sau khi bà được giao công việc chuẩn bị dây chuyền sản xuất các vi chip bán dẫn của Huawei thay thế cho các chip bán dẫn của Mỹ, vốn bị cấm giao dịch thương mại bởi chính phủ Mỹ.
Bà tiết lộ trong biên bản họp của công ty ngày 17/5 rằng, HiSilicon đã dành nguồn lực đáng kể trong nhiều năm cho một kế hoạch dự phòng nhằm đảm bảo sự tồn tại của Huawei.
Huawei, công ty có trụ sở tại Thâm Quyến (Trung Quốc) cùng 70 chi nhánh của công ty ở khắp thế giới đã bị cấm mua phần cứng, phần mềm và dịch vụ từ các nhà cung cấp công nghệ cao của Mỹ, trừ khi có sự chấp thuận của chính phủ Mỹ.
Trước khi biên bản họp được phát tán trên mạng ở Trung Quốc, Teresa He Tingbo hầu như không được công chúng biết đến mặc dù bà là một trong ba nữ Giám đốc điều hành hàng đầu của Huawei, nhà cung cấp thiết bị viễn thông lớn nhất thế giới.
Hai nữ giám đốc điều hành cấp cao khác của Huawei là Chen Lifang, Chủ tịch phụ trách các vấn đề công cộng và truyền thông, và Giám đốc tài chính Mạnh Vãn Chu, con gái của người sáng lập công ty Nhậm Chính Phi.
Bà Mạnh Vãn Chu đã bị bắt ở Canada vào tháng 12/2018 và được tòa án Canada cho phép tại ngoại trong khi chờ lệnh dẫn độ về Mỹ.
Teresa He Tingbo đã được đẩy lên 'chiến tuyến' từ nhiều tháng trước và đối mặt với chiến dịch cứng rắn của Hoa Kỳ. Washington cáo buộc Huawei đe dọa an ninh cho nước Mỹ vì các sản phẩm của công ty này có thể được Bắc Kinh sử dụng để thực hiện các hoạt động gián điệp.
Trong biên bản họp, He Tingbo đã so sánh "những nỗ lực để tạo ra một 'kế hoạch dự phòng' của Huawei như việc hình thành nên cuộc Vạn Lý Trường Chinh bi thảm và hào hùng nhất trong lịch sử khoa học và công nghệ (so sánh với cuộc rút quân từ năm 1934 đến 1936 của Hồng quân (tiền thân của Quân đội Giải phóng Nhân dân) tiến hành nhằm tránh đối đầu với quân Quốc dân Đảng trong cuộc nội chiến Trung Quốc). Khi đó, hàng ngàn người đã phải hành quân qua một số địa hình khắc nghiệt nhất ở Trung Quốc và kỳ tích này thường được gợi lên như một biểu tượng cho sự thống nhất Trung Quốc.
Bà cho biết kế hoạch dự phòng của HiSilicon nhằm đảm bảo an toàn chiến lược cho hầu hết các sản phẩm và không gián đoạn việc cung cấp các sản phẩm của Huawei.
Theo kịch bản 'ngày tận thế' của Hoa Kỳ, do bị cắt đứt quyền truy cập vào các chuỗi cung cấp chip và công nghệ tiên tiến từ các nhà cung cấp Mỹ, HiSilicon sẽ buộc phải tự cung cấp các chip thay thế cho các linh kiện trước đó vốn được cung cấp bởi Qualcomm và Intel Corp, để sử dụng cho điện thoại thông minh và thiết bị mạng Huawei.

HiSilicon dự kiến sẽ cung cấp các sản phẩm bán dẫn cao cấp cần thiết cho Huawei trong bối cảnh Mỹ áp đặt lệnh cấm giao dịch thương mại với công ty này. Ảnh: Reuters
He Tingbo lãnh đạo hơn 7.000 nhân viên ở Trung Quốc và các văn phòng ở nước ngoài và HiSilicon được coi là nhà thiết kế mạch tích hợp lớn nhất của Trung Quốc. Chip của nó được phát triển với công nghệ được cấp phép từ ARM Holdings và được chế tạo bởi các nhà sản xuất chip theo hợp đồng. Các mẫu chip khác nhau của HiSilicon, đã được chứng nhận ở hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ, được sử dụng trong điện thoại thông minh, máy tính bảng, máy chủ và camera an ninh của Huawei.
Sinh năm 1969, He Tingbo có bằng Thạc sĩ từ Đại học Bưu chính Viễn thông Bắc Kinh. Bà gia nhập Huawei vào năm 1996 và từng là kỹ sư trưởng, giám đốc nghiên cứu và phát triển của ASIC (mạch tích hợp dành riêng cho ứng dụng) tại HiSilicon và Phó Chủ tịch của nhóm nghiên cứu đổi mới 2012, theo tiểu sử chính thức trên trang web của Huawei. Không có thông tin công khai nào về bà trước khi biên bản họp tại HiSilicon của bà phát tán trực tuyến vào ngày 17/5, ngoại trừ thông cáo báo chí năm 2013 về mối quan hệ mở rộng giữa HiSilicon và nhà cung cấp công nghệ xử lý của Mỹ, Tensilica.
Ông Nhậm Chính Phi, nhà sáng lập Huawei, trong một cuộc phỏng vấn với Đài truyền hình CCTV được phát sóng vào ngày 26/5 cho biết, He Tingbo có rất ít ảnh đến mức hầu hết các bức ảnh đang lưu hành trên internet thực sự không phải là của bà.
"Tại sao chúng ta phải cho thế giới bên ngoài biết về những gì mà HiSilicon đã đạt được?", Chủ tịch Huawei nói khi trả lời câu hỏi của CCTV liên quan đến biên bản họp của bà He lan truyền trên mạng.
Một bài báo trên trang Tin tức Kinh doanh Huxiu cho biết, khi HiSilicon trở thành một bộ phận chính thức của Huawei vào năm 2004, ông Nhậm Chính Phi hứa sẽ cung cấp tới 20.000 người cho đội ngũ nghiên cứu và phát triển của bà, cũng như một ngân sách lên tới 400 triệu USD mỗi năm để mở rộng các chương trình thiết kế chip cho Huawei.
Vào thời điểm đó, Huawei mới có tổng cộng 30.000 nhân viên và ngân sách nghiên cứu và phát triển hàng năm mới ở mức dưới 1 tỷ USD. Khi Huawei chuyển sang cạnh tranh trên thị trường điện thoại thông minh nhiều năm trước với thương hiệu smartphone của riêng mình, HiSilicon đã thực sự là một phương tiện quan trọng giúp công ty bước vào lĩnh vực kinh doanh chip tiêu dùng, theo The Paper, một tờ báo có trụ sở tại Thượng Hải.
Năm ngoái, doanh thu của HiSilicon tăng 34,2%, và dự kiến sẽ vượt qua công ty bán dẫn khổng lồ của Đài Loan MediaTek để trở thành công ty thiết kế chip lớn nhất châu Á, theo bảng xếp hạng thiết kế chip Top 10 toàn cầu năm 2018 do Digitimes Research công bố vào tháng 3/2019. Khoảng cách thu nhập giữa HiSilicon và MediaTek hiện vào khoảng 300 triệu USD, nhưng công ty Đài Loan hầu như không có tăng trưởng trong năm ngoái.
Với lệnh cấm thương mại của Mỹ, HiSilicon được dự đoán sẽ cung cấp các sản phẩm bán dẫn cao cấp cần thiết cho Huawei. Trong khi đó, tuần trước Bloomberg đưa tin, các nhà cung cấp công nghệ cao của Mỹ, bao gồm Intel, Qualcomm và Xilinx đã ra lệnh cấm các nhân viên của họ cung cấp linh kiện điện tử cho Huawei cho đến khi có thông báo mới.
Tờ South China Morning Post đưa tin, gã khổng lồ phần mềm Microsoft Corp cũng đã theo bước Google và ngừng nhận đơn đặt hàng mới từ Huawei, sau khi Mỹ đưa Huawei vào "danh sách đen" trong thương mại.
(Theo SCMP)
- Cùng chuyên mục
Bill Gates: Trong vòng 10 năm tới, AI sẽ thay thế nhiều bác sĩ và giáo viên
Trong thập kỷ tới, những tiến bộ trong trí tuệ nhân tạo (AI) đồng nghĩa với việc con người sẽ không còn cần thiết 'cho hầu hết mọi thứ' trên thế giới nữa, tỷ phú Bill Gates nói.
Phong cách - 27/03/2025 08:03
Trung Quốc bước vào kỷ nguyên 'nhà máy tối' không đèn, không công nhân
Trung Quốc đang tiến đến cuộc cách mạng sản xuất với sự xuất hiện của 'nhà máy tối', các cơ sở hoàn toàn tự động hoạt động mà không cần công nhân hoặc ánh sáng.
Phong cách - 26/03/2025 13:30
Bao nhiêu người Mỹ về hưu có trong tay 1,5 triệu USD?
Một triệu USD không còn nhiều giá trị như trước nữa, nhưng vẫn là mức độ giàu có mà tương đối ít người đạt được, kể cả ở Mỹ, nơi có tỷ lệ các triệu phú mới cao nhất thế giới.
Phong cách - 26/03/2025 06:24
CEO Han Jong-hee qua đời giữa cơn khủng hoảng 'sống còn' của Samsung
CEO Han Jong-hee đột ngột qua đời, chưa đầy 1 tuần sau khi thừa nhận Samsung đang bước vào giai đoạn khó khăn chưa từng có, khi năng lực cạnh tranh công nghệ của hãng đang suy yếu.
Phong cách - 25/03/2025 10:18
Tỷ phú Warren Buffet tiết lộ bí quyết đầu tư đâu thắng đó
Là một nhà đầu tư thông minh, tỷ phú Warren Buffet cho rằng để trở thành người giàu có không quá khó, chỉ cần tuân theo đúng một số quy tắc.
Phong cách - 25/03/2025 07:33
Cần có tiêu chuẩn gì để được tuyển vào và nhận học bổng tại Trường Đại học Anh Quốc Việt Nam?
Trong năm nay, Trường Đại học Anh Quốc Việt Nam (BUV) có 2 phương án tuyển sinh chính và dự kiến có 7 chương trình đào tạo mới ở bậc Cử nhân và Thạc sĩ.
Phong cách - 24/03/2025 15:32
Gen Z, thế hệ bất hạnh nhất
Gen Z lớn lên giữa những biến động chưa từng có, từ đại dịch, biến đổi khí hậu đến AI. Không chỉ đối mặt với áp lực thành công, họ còn chịu tần suất bị từ chối cao hơn bao giờ hết.
Phong cách - 24/03/2025 09:43
Điểm danh các hoa hậu làm sếp doanh nghiệp
Nhiều hoa hậu của showbiz Việt làm sếp các doanh nghiệp. Có người đã thành công với sự nghiệp kinh doanh, có người quyết định tạm dừng.
Phong cách - 23/03/2025 14:17
5 cách dễ dàng để gia tăng tiền tiết kiệm
Mùa xuân là thời điểm để làm mới và đổi mới. Nhưng khi bạn đang dọn dẹp nhà cửa và tủ quần áo đón xuân, đừng bỏ bê ví tiền của mình.
Phong cách - 22/03/2025 06:22
Thực hư thông tin công ty phần mềm của Việt Nam tài trợ áo đấu CLB Chelsea
Mạng xã hội quốc tế xôn xao thông tin một công ty phần mềm của Việt Nam đang đàm phán để trở thành nhà tài trợ áo đấu cho CLB Chelsea từ mùa giải 2025 - 2026. Tuy nhiên, thông tin này đã bị gỡ bỏ sáng 21/3.
Phong cách - 21/03/2025 13:31
15 thứ mà các triệu phú tự thân không bao giờ mua
Bạn có bao giờ tự hỏi làm thế nào mà người giàu vẫn giàu không? Bạn có tự hỏi làm thế nào họ quản lý tài chính của mình hiệu quả như vậy không?
Phong cách - 21/03/2025 08:19
20 quốc gia giàu nhất thế giới (phần cuối)
20 quốc gia giàu nhất thế giới được tính dựa theo GDP bình quân đầu người, chất lượng cuộc sống, dịch vụ chăm sóc sức khỏe và khả năng phục hồi kinh tế.
Phong cách - 20/03/2025 14:01
Sân bay đầu tiên ở Việt Nam hoàn thiện quy trình tự động hóa 100%
Sân bay Quốc tế Đà Nẵng trở thành sân bay đầu tiên ở Việt Nam hoàn thiện quy trình tự động hóa 100% từ khâu làm thủ tục hàng không đến gửi hành lý, thủ tục xuất nhập cảnh và cửa khởi hành lên tàu bay.
Phong cách - 20/03/2025 13:33
20 quốc gia giàu nhất thế giới
Trái ngược với suy nghĩ của một số người, sự giàu có không chỉ là những tòa nhà chọc trời hay mức lương cao. Nó được xây dựng dựa trên nền kinh tế vững mạnh và sự ổn định tài chính.
Phong cách - 19/03/2025 06:49
Cuộc đời của Lý Triệu Cơ, tỷ phú từng giàu nhất châu Á
Làm việc chăm chỉ, dám tiên phong và dám nghĩ dám làm, tỷ phú Lý Triệu Cơ không bao giờ quên cống hiến cho xã hội và mang lại những điều tốt đẹp cho con người.
Phong cách - 18/03/2025 12:32
Các tỷ phú công nghệ đang có một năm 2025 thực sự khó khăn
Theo Bloomberg Billionaires Index, Elon Musk, CEO của Tesla và SpaceX, dẫn đầu danh sách những người mất mát tài sản đầu năm nay. Người giàu nhất thế giới đã mất 132 tỷ USD, tương đương 30% tài sản, trong 10 tuần qua sau khi cổ phiếu Tesla giảm 45% trong giai đoạn đó.
Phong cách - 18/03/2025 11:37
- Đọc nhiều
-
1
'Bơm' tiền vào nền kinh tế, bất động sản liệu có 'nhảy múa'?
-
2
Thủ tướng dự khánh thành đập dâng 'hình chiếc lá' 738 tỷ ở Bình Định
-
3
Sáp nhập tỉnh thành: Nhà đầu tư muốn đặt cược vào bất động sản?
-
4
Bình Định sẽ khởi công 7 dự án giao thông hơn 57.800 tỷ trong năm 2025
-
5
Gelex Electric báo lãi quý I gấp 3 cùng kỳ, muốn phát triển mạnh thị trường quốc tế
Đáng đọc
- Đáng đọc
'Bối cảnh mới mở ra những cơ hội đầu tư chưa từng có'
Tài chính - Update 5 day ago
Phát triển kinh tế tư nhân - đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng
Sự kiện - Update 1 week ago
Điểm tên nhóm ngành hưởng lợi từ thương chiến
Đầu tư thông minh - Update 1 week ago
Khi nào cổ phiếu VNM đảo chiều?
Tài chính - Update 1 month ago
- Ý kiến
-
[Gặp gỡ thứ Tư] Đại sứ Hoa Kỳ Daniel Kritenbrink: 'Chúng tôi muốn một Việt Nam mạnh mẽ và thịnh vượng'
-
Từ Brexit nghĩ về Cộng đồng kinh tế ASEAN
-
Mã Pí Lèng: Hãy bình tĩnh - tỉnh táo trong xử lý
-
[CAFÉ cuối tuần] Phải xây sân bóng đá mới, Mỹ Đình chật quá rồi!
-
Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết tiết lộ ‘văn hoá 5 không’ trong đầu tư
-
'Doanh nghiệp càng lớn, thanh, kiểm tra càng nhiều'