Những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 9

Nhàđầutư
Tự ý cho thuê xe công, phạt đến 20 triệu đồng; quán karaoke không được hoạt động sau 12 giờ đêm; làm lều, quán trong công trình thủy lợi, phạt đến 300.000 đồng,....là những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 9.
HẢI ĐĂNG
01, Tháng 09, 2019 | 06:10

Nhàđầutư
Tự ý cho thuê xe công, phạt đến 20 triệu đồng; quán karaoke không được hoạt động sau 12 giờ đêm; làm lều, quán trong công trình thủy lợi, phạt đến 300.000 đồng,....là những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 9.

anh ghep

 Ảnh minh họa

Tự ý cho thuê xe công, phạt đến 20 triệu đồng

Các quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản công; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí kể từ ngày 1/9 sẽ được áp dụng theo Nghị định 63/2019/NĐ-CP của Chính phủ.

Nghị định này nêu rõ, trường hợp cho thuê trụ sở làm việc, ô tô công khi không có quyết định phê duyệt sẽ bị xử phạt từ 15-20 triệu đồng.

Trường hợp tự ý bán thanh lý ôtô khi dự án kết thúc, chưa có quyết định phê duyệt cũng bị phạt tới 20 triệu đồng.

Với hành vi sử dụng điện, xăng, dầu, điện thoại, văn phòng phẩm, tổ chức hội nghị…. bằng kinh phí Nhà nước vượt tiêu chuẩn, định mức sẽ bị phạt tiền từ 1-2 triệu đồng.

Quán karaoke không được hoạt động sau 12 giờ đêm

Tại Nghị định 54/2019/NĐ-CP về kinh doanh dịch vụ karaoke, vũ trường có hiệu lực từ ngày 1/9 quy định:

Trong khi các quán karaoke chỉ được hoạt động đến 0 giờ thì các vũ trường được hoạt động đến 2 giờ sáng. Cả hai dịch vụ này đều không được mở cửa trước 8 giờ sáng.

Cũng theo Nghị định này, để mở quán karaoke phải thành lập doanh nghiệp hoặc hộ kinh doanh. Diện tích phòng hát phải từ 20 m2 trở lên, không kể công trình phụ; không được đặt chốt cửa bên trong phòng hát.

Vũ trường phải có diện tích từ 80 m2 trở lên, không kể công trình phụ; Địa điểm vũ trường phải cách trường học, bệnh viện từ 200 m trở lên.

Danh mục hàng hóa phải làm thủ tục hải quan tại cửa khẩu nhập

Danh mục này được ban hành kèm theo Quyết định 23/2019/QĐ-TTg của Thủ tướng, có hiệu lực từ ngày 1/9.

Cụ thể gồm các loại mặt hàng như: Thuốc lá điếu, chế phẩm từ thuốc lá; Rượu, bia sản xuất từ malt; ôtô chở người dưới 16 chỗ ngồi; bài lá; giấy vàng mã; hàng hóa nhập khẩu theo Danh mục có ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh; hàng hóa nhập khẩu từ quốc gia, vùng lãnh thổ có cảnh báo về nguy cơ dịch bệnh…

Làm lều, quán trong công trình thủy lợi, phạt đến 300.000 đồng

Ngày 9/9/2019, Nghị định 65/2019/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 104/2017/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống thiên tai; bảo vệ công trình thủy lợi có hiệu lực.

Nghị định này quy định một số mức phạt với người vi phạm quy định về bảo vệ an toàn công trình thủy lợi như sau:

- Làm lều, quán, tường; xây dựng công trình tạm trái phép trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi: Phạt 100.000 - 300.000 đồng;

- Xây dựng lò gạch, lò vôi, chuồng trại để chăn nuôi gia súc, gia cầm trái phép: Phạt 5-10 triệu đồng (trước đây chỉ phạt 3-5 triệu đồng);

- Xây nhà ở, công trình phụ, cầu… và các công trình kiên cố khác trái phép trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự:  Phạt 30-50 triệu đồng.

Sửa thủ tục đăng ký chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa

Đây là một trong những nội dung được điều chỉnh tại Nghị định 62/2019/NĐ-CP sửa Nghị định 35/2015/NĐ-CP về quản lý và sử dụng đất trồng lúa.

Nghị định mới quy định rõ ràng về các điều kiện chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng cây hàng năm, cây lâu năm hoặc trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản.

Cụ thể: Không làm mất đi các điều kiện phù hợp để trồng lúa trở lại; không gây ô nhiễm, thoái hóa đất trồng lúa; phù hợp với kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng của cấp xã; trường hợp trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản, cho phép sử dụng tối đa 20% diện tích đất trồng lúa để hạ thấp mặt bằng cho nuôi trồng thủy sản; độ sâu của mặt bằng hạ thấp không quá 120 cm…

Nghị định này có hiệu lực từ ngày 1/9.

Nguồn kinh phí để tăng lương năm 2019 tại các địa phương

Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư 46/2019/TT-BTC hướng dẫn xác định nhu cầu, nguồn và phương thức chi thực hiện điều chỉnh mức lương cơ sở.

Theo đó, nguồn kinh phí để tăng lương năm 2019 tại các địa phương gồm: Nguồn tiết kiệm 10% chi thường xuyên dự toán năm 2019 tăng thêm so với năm 2018 theo quyết định giao dự toán của Bộ Tài chính; nguồn 50% tăng thu ngân sách địa phương, không kể tiền sử dụng đất và tiền thu được từ xổ số kiến thiết thực hiện so với dự toán năm 2018 được giao; 50% phần ngân sách Nhà nước giảm chi hỗ trợ hoạt động thường xuyên trong lĩnh vực hành chính và các đơn vị sự nghiệp công lập…

Thông tư này có hiệu lực từ ngày 6/9.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25185.00 25188.00 25488.00
EUR 26599.00 26706.00 27900.00
GBP 30785.00 30971.00 31939.00
HKD 3184.00 3197.00 3301.00
CHF 27396.00 27506.00 28358.00
JPY 160.58 161.22 168.58
AUD 16138.00 16203.00 16702.00
SGD 18358.00 18432.00 18976.00
THB 669.00 672.00 700.00
CAD 18250.00 18323.00 18863.00
NZD   14838.00 15339.00
KRW   17.68 19.32
DKK   3572.00 3703.00
SEK   2299.00 2388.00
NOK   2277.00 2366.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ