Chính sách và cuộc sống

Nhàđầutư
Gần đây dư luận quan tâm đến hai câu chuyện tuy khác nhau nhưng đều liên quan đến cuộc sống. Đó là tiền lương của giáo viên trường công lập bậc tiểu học quá thấp và sau ngày 30/6/2019 vẫn chưa có giá điện mặt trời.
GS.TSKH NGUYỄN MẠI
10, Tháng 08, 2019 | 06:30

Nhàđầutư
Gần đây dư luận quan tâm đến hai câu chuyện tuy khác nhau nhưng đều liên quan đến cuộc sống. Đó là tiền lương của giáo viên trường công lập bậc tiểu học quá thấp và sau ngày 30/6/2019 vẫn chưa có giá điện mặt trời.

Vietnam

Ảnh minh họa.

Cuộc sống đang đòi hỏi các nhà hoạch định chính sách phải chạy đua với thời gian để kịp thời xử lý các vấn đề đang cần giải quyết; trong khi như bình luận của một trí thức Việt kiều: "Có vẻ như ở Việt Nam yếu tố thời gian không được coi trọng, mặc dù dân tộc ta có câu tục ngữ: thời gian là vàng bạc".

Tiền lương

Một lãnh đạo Phòng GD-ĐT Quận Bình Tân thừa nhận: “Việc giáo sinh mới ra trường không muốn vào dạy ở trường công lập, giáo viên ở trường công lập mong muốn sang trường tư giảng dạy đã diễn ra nhiều năm gần đây vì thu nhập ở trường công thấp quá. Lương của “kỹ sư tâm hồn” mỗi tháng chỉ có 3-4 triệu đồng, sao mà gắn bó được”.

Trưởng phòng giáo dục tiểu học Sở GD-ĐT TPHCM Nguyễn Quang Vinh cho biết: “Những giáo viên giỏi, nhất là giáo viên tiếng Anh ở trường công lập đang có xu thế chuyển qua trường tư thục hoặc ngành nghề khác”. Trước đây giáo viên trong trường công lập tiền lương thấp  nhưng nhờ dạy thêm vẫn sống được; từ năm học 2016-2017, thành phố kiên quyết cấm giáo viên tiểu học dạy thêm thì câu chuyên thu nhập của giáo viên trở nên bức xúc; có giáo viên lâu năm đã chua chát thốt lên: thu nhập không bằng người giúp việc (!).

TPHCM chủ trương dạy tiếng Anh ở bậc tiểu học, nhưng với chính sách tiền lương hiện nay thì khó tuyển được đủ số lượng chưa nói đến chất lượng giáo viên tiếng Anh.

Các chuyện không mới, nhưng lại có tính thời sự vì gần đây nước ta nói nhiều đến nguồn nhân lực chất lượng cao, cải cách giáo dục và đào tạo, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên nhưng yếu tố quan trọng gắn với những vấn đề đó là cuộc sống của người lao động, trong đó có giáo viên thì ít được quan tâm, vì thế không giải quyết được cơ bản các vấn đề phát sinh, nhiều chủ trương đúng không đi vào thực tiễn.

Điện mặt trời

Chủ trương của Nhà nước phát triển điện gió, điện mặt trời, điện tái tạo đã có từ nhiều năm trước, nhưng không được thực hiện vì thiếu cơ chế, chính sách thích hợp. Quyết định 11/2017 của Thủ tướng về giá 9,35 cent (2.086 đồng)/kwh cho các dự án điện mặt trời như một cú hích quan trọng, thu hút được hàng trăm nhà đầu tư trong nước và nước ngoài.

Bộ Công Thương cho biết, tổng công suất điện mặt trời theo đề xuất của các nhà đầu tư khoảng 25 000 MW; đến cuối tháng 6/2019 đã có 89 nhà máy đưa vào vận hành với tổng công suất gần 4.500MW. Hiện gần 400 dự án điện mặt trời đang chờ được bổ sung vào quy hoạch, nhưng vướng Luật Quy hoạch mới (có hiệu lực từ 1/1/2019).

Theo đại diện EVN, do dự án điện mặt trời tập trung chủ yếu ở 6 tỉnh miền Trung và Nam bộ gây áp lực rất lớn cho khả năng tải lượng điện phát ra lên lưới điện khu vực, bị quá tải; về lâu dài điện mặt trời sẽ trở thành gánh nặng với chính EVN vì ban ngày phát lên điện lưới với công suất lớn nhưng bị cắt từ 17h nên EVN phải cân đối lại phụ tải.

Ưu đãi về thuế cũng đang được các nhà đầu tư quan tâm. Trước đây tấm pin, đầu đấu nối cáp… do trong nước chưa sản xuất được nên miễn thuế nhập khẩu; khi dự án đang được triển khai, thực hiện hợp đồng, khi nhập khẩu một số mặt hàng về cửa khẩu thì hải quan bắt đóng thuế vì đã được sản xuất tại Việt Nam, gây nên vướng mắc.

Xem ra câu chuyện điện mặt trời đang đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết: giá mua điện sau ngày 30/6/2019, hệ thống truyền tải điện, cân đối phụ tải vào ban đêm, ưu đãi thuế nhập khẩu.

Bài này chỉ đề cập đến hai vấn đề bức xúc của các nhà đầu tư là giá mua điện và hệ thống tải điện.

Sự chậm trễ trong việc quy định giá mua điện mặt trời sau ngày 30/6/2019 là vấn đề không những gây bức xúc cho nhà đầu tư, mà còn là trách nhiệm của Bộ Công Thương, tạo ra khoảng trống trong việc thực hiện chủ trương phát triển điện mặt trời.  Ông Nguyễn Bình, chuyên gia của Quỹ năng lượng tái tạo của Đức và Australia cho biết: “Nhiều quỹ đầu tư nước ngoài thấy không yên tâm trong việc đầu tư vào năng lượng mặt trời với thực tế hiện nay. Thậm chí, một số quỹ đến từ Đức và Thụy Sỹ đã rút lui. Nguyên nhân chủ yếu là lo lắng về sự bảo đảm hiệu quả đầu tư cũng như sự ổn định chính sách”.

Hiện có hai phương án về giá điện mặt trời: 1) chia thành 4 vùng theo mức bức xạ; giá mua điện cao nhất là 2.486 VNĐ (10,87cent/kwh), cho các dự án điện mặt trời trên mái nhà tại vùng 1, tại các tỉnh phía bắc và bắc miền Trung; giá mua điện thấp nhất là 1.525 VNĐ (6,67 US cent/kwh) áp dụng cho các dự án điện mặt trời mặt đất tại khu vực vùng 4 gồm các tỉnh nam Trung bộ và nam Tây Nguyên; 2) chia thành 2 vùng  với giá cao là 1.916 đồng (8,38 cent/ kwh) và thấp là 1.758 đồng (7,09 cent/kwh).

Tôi cho rằng, nên chọn phương án 2 vì không tạo ra khoảng cách quá lớn giữa mức giá cao nhất (10,87 cent/kwh) với mức giá thấp nhất (6,67 cent/kwh) của phương án 1. Hơn nữa nếu vì điều kiện ít bức xạ ở vùng 4 mà mua điện với giá cao nhất thì không phù hợp với lý thuyết đầu tư: tận dụng lợi thế so sánh của các địa phương. Cũng cần dựa trên tính toán chi phí trực tiếp tạo nên giá thành bao gồm thiết bị, vật tư, lao động, chi phí đất đai, thuế và chi phí khác và các khoản gián tiếp gắn với giảm khi nhà kính, giảm ô nhiễm không khí từ bụi của của nhà máy nhiệt điện để quy định mức giá đủ khuyến khích nhà đầu tư vào điện mặt trời.

Tình trạng quá tải lưới điện đã gây ra tình trạng “dở khóc dở cười”. Một mặt Chính phủ yêu cầu EVN bảo đảm đủ điện cho sản xuất và tiêu dùng; EVN phải sử dụng cả điện diezen, mua điện nước ngoài với giá cao; mặt khác lại thừa điện, nhiều nhà máy điện mặt trời và thủy điện nhỏ chỉ hoạt động 50%- 65% công suất. Xin đừng đổ vấy cho việc thiếu mạng lưới truyền tải điện vì cả những người ngoài ngành điện cũng biết rằng, xây dựng nhà máy và mạng lưới tải điện phải đồng bộ, phải đảm bảo tỷ lệ đầu tư mạng lưới điện để cung ứng điện cho người mua. Cũng không thể đổ vấy cho vướng Luật Quy hoạch bởi vì luật này cũng do các bộ xây dựng rồi trình Quốc hội ban hành.

Có lẽ bây giờ chưa vội đi sâu hơn để quy trách nhiệm về tình trạng quá tải lưới điện, mà như người miến Nam thường nói: “khi đói thì hãy đi tìm thức ăn”; EVN cần chủ động các phương án xây dựng thêm mạng lưới truyền tải điện, kể cả thu hút đầu tư tư nhân để trong một thời gian ngắn nhất khắc phục được tình trạng thừa điện. Sửa đổi quy định: “Việc mua bán điện được thực hiện thông qua hợp đồng mua bán điện mặt trời nối lưới được lập theo Hợp đồng mua bán điện mẫu do Bộ Công Thương ban hành”. Quy định này chỉ có lợi cho EVN mà thiếu tôn trọng lợi ích của nhà đầu tư  vì nếu không nối lưới được thì EVN có quyền từ chối ký hợp đồng; hơn nữa mẫu hợp đồng của Bộ Công Thương đã được nhiều chuyên gia đánh giá chưa phù hợp với thông lệ quốc tế.

Câu chuyện tiền lương giáo viên và giá điện mặt trời bộc lộ năng lực yếu kém trong việc kịp thời đề ra chính sách mới để xử lý có hiệu quả các vấn đề do cuộc sống đặt ra; nên chăng cần được coi là một nội dung quan trọng cần được khắc phục để xây dựng Chính phủ kiến tạo, Chính phủ điện tử.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25170.00 25172.00 25472.00
EUR 26456.00 26562.00 27742.00
GBP 30871.00 31057.00 32013.00
HKD 3176.00 3189.00 3292.00
CHF 27361.00 27471.00 28313.00
JPY 160.49 161.13 168.45
AUD 15933.00 15997.00 16486.00
SGD 18272.00 18345.00 18880.00
THB 671.00 674.00 701.00
CAD 18092.00 18165.00 18691.00
NZD   14693.00 15186.00
KRW   17.52 19.13
DKK   3553.00 3682.00
SEK   2267.00 2353.00
NOK   2251.00 2338.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ