Nhức nhối quảng cáo phản cảm, sao vẫn chưa thể xử lý triệt để?

Nhàđầutư
Bằng mọi hình thức, mọi lúc, mọi nơi, các quảng cáo của nhiều thương hiệu đang bủa vây người tiêu dùng với mục đích thu hút sự chú ý khách hàng và gia tăng lợi nhuận.
MINH ĐÔ
24, Tháng 02, 2022 | 09:08

Nhàđầutư
Bằng mọi hình thức, mọi lúc, mọi nơi, các quảng cáo của nhiều thương hiệu đang bủa vây người tiêu dùng với mục đích thu hút sự chú ý khách hàng và gia tăng lợi nhuận.

Trên nền tảng mạng xã hội có không ít quảng cáo sáng tạo, văn hóa, tuy nhiên cũng không ít quảng cáo đi lệch quá đà dẫn tới quảng cáo láo, phản cảm, gây nhức nhối và bức xúc.

Đáng chú ý, quảng cáo nhiều nhất, gây bức xúc nhất là thực phẩm chức năng, dược phẩm và mỹ phẩm - những thứ liên quan tới sức khỏe con người nhưng lại buông lỏng quản lý.

Quảng cáo gây "sốc", phản cảm tràn lan

Mỗi sản phẩm, mỗi thương hiệu đều cần có những hình ảnh quảng cáo độc đáo để có thể thu hút đông đảo khách hàng. Do đó, không ít nhà kinh doanh đã phớt lờ những quy định của pháp luật mà quảng cáo phản cảm, đi ngược lại thuần phong mỹ tục của dân tộc, cốt làm sao thu hút sự chú ý của dư luận, thậm chí càng sốc càng tốt.

49e2cedf5a20967ecf31 (1)

Ảnh chụp màn hình.

Điển hình, một số doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh đã sử dụng các "chiêu trò" quảng cáo với nhiều nội dung phản cảm, đặc biệt là trên các nền tảng xã hội xuyên biên giới như: Facebook, Google, Youtube.

Các loại quảng cáo xuất hiện phổ biến gồm: Thực phẩm chức năng, mỹ phẩm giả, kém chất lượng, không rõ nguồn gốc, xuất xứ, thuốc đông y chữa bách bệnh, những quảng cáo trá hình các game cờ bạc, cá độ bóng đá, tín dụng đen, vũ khí…

Thậm chí là những sản phẩm được quảng cáo hỗ trợ sinh lý nam và nữ cũng tràn lan, khó kiểm soát. Truy cập Facebook, Google, chỉ cần gõ các từ khóa như: Thuốc điều trị sinh lý, sản phẩm tăng ham muốn... sẽ cho ra hàng nghìn kết quả chỉ trong vài giây.

3915c92418cdd4938ddc

Ảnh chụp màn hình.

Không còn là câu chuyện tế nhị, khó nói, trên các phương tiện truyền thông đại chúng vẫn nhan nhản những quảng cáo sản phẩm hỗ trợ sinh lý cả nam và nữ, thậm chí tần suất còn nhiều hơn các loại sản phẩm khác.

Từ đây, có thể dễ dàng tìm được hàng nghìn địa chỉ, fanpage công khai chào bán các mặt hàng tế nhị này. Không chỉ thế, những quảng cáo với những câu từ vô cùng phản cảm như: nước thần sung sướng, thải mỡ - ngọt nước - ngọt binh tinh… xuất hiện vô tội vạ trên các nền tảng trực tuyến khiến người xem như rơi vào ma trận đầy bức xúc.

"Lướt" Facebook, phóng viên ghi nhận những quảng cáo từ sản phẩm thạch bí đỏ Chen Chen (sản xuất bởi Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ VIC có địa chỉ tại Nhà Bè, TP.HCM) với những hình ảnh gợi cảm đến những ngôn từ phản cảm như: Nước nôi tung tóe, nước nôi trôi giường, nở ngực, se khít, tặng ngay khóa học BJ,…

d7732455f5bc39e260ad (1)

Ảnh chụp màn hình.

Hay, sản phẩm Una Collagen thuộc Công ty Cổ phần Cici Thượng đỉnh yến với thương hiệu UNI HEALTH đã sử dụng những từ ngữ rất phản cảm để quảng cáo như: Nước thần sung sướng, vùng kín thơm ngọt, bim bim mọng nước, khỏi cần dạo trước dạo sau, bí quyết cho một đêm sung sướng,…

"Mọi sự tự do đều cần có giới hạn"

Đây là một vài ví dụ điển hình trong số nhiều những chiến dịch quảng cáo phản cảm, trái thuần phong mỹ tục liên tiếp diễn ra trong thời gian gần đây. Điều đáng nói, theo các chuyên gia xã hội học, ở đây có việc thấy doanh nghiệp này làm được thì doanh nghiệp khác cũng muốn tạo sự khác biệt làm theo. Nếu chúng ta không ngăn chặn và không kiểm soát được những quảng cáo phản cảm đấy sẽ dẫn đến một trào lưu xã hội và không phải chỉ dừng lại ở mức độ thấp mà ở mức độ cao hơn.

Phân tích vấn đề này dưới góc độ pháp lý với Nhadautu.vn, luật sư Trần Đức Phượng (đoàn luật sư TP.HCM) cho rằng, các doanh nghiệp sử dụng chiêu trò quảng cáo như trên đã vi phạm quy định pháp luật về quảng cáo, cụ thể ở đây là quảng cáo thiếu thẩm mỹ, trái với truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục Việt Nam – là hành vi cấm trong hoạt động quảng cáo được quy định tại khoản 3 Điều 8 Luật Quảng cáo 2012.

6f6e3454e6a42afa73b5 (1)

Ảnh chụp màn hình.

Theo đó, khoản 1 Điều 11 Luật Quảng cáo 2012 quy định: Tổ chức có hành vi vi phạm quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt vi phạm hành chính; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Cụ thể, theo quy định tại điểm d khoản 4 Điều 34 Nghị định 38/2021/NĐ-CP của Chính phủ đã có hiệu lực pháp luật, hành vi quảng cáo thiếu thẩm mỹ, trái với truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục Việt Nam sẽ bị xử phạt vi pham hành chính, mức phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng.

Cần xử lý nghiêm khắc để không nhờn luật

Luật sư Phượng trăn trở, dù đã có quy định cấm các hành vi "Quảng cáo trái với truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc Việt Nam" nhưng trên thực tế, những loại quảng cáo vi phạm điều cấm này vẫn đầy rẫy, ảnh hưởng xấu đến nhận thức xã hội.

Thời đại 4.0, mọi thứ đều chuyển dịch theo hướng ứng dụng công nghệ số, quảng cáo không phải là ngoại lệ. Doanh thu từ quảng cáo trực tuyến tại Việt Nam tăng đều qua mỗi năm. Trong đó, theo Hiệp hội Quảng cáo Việt Nam, hai "ông lớn" Facebook và Google nắm trong tay 80% doanh thu. Nghịch lý là các mạng lưới quảng cáo xuyên biên giới đã và đang thu lợi khủng tại Việt Nam nhưng lại không phải chịu trách nhiệm về các sai phạm.

Đây cũng là một trong những nguyên nhân chính khiến các sai phạm vẫn xảy ra mặc dù các cơ quan chức năng đã không ít lần mạnh tay rà soát và xử lý. Bộ TT&TT đã nhiều lần yêu cầu Facebook và Google ngăn chặn các quảng cáo vi phạm cũng như yêu cầu hai nền tảng xuyên biên giới này thực hiện các quy định của pháp luật Việt Nam về quảng cáo. Đồng thời, lỗ hổng từ các quy định của pháp luật đã khiến các nền tảng xuyên biên giới có "cơ sở" để "lách luật".

Thậm chí, theo nhiều chuyên gia, quảng cáo là một ngành nghề đặc thù, phức tạp và khá tế nhị, thuộc sự quản lý chung của ngành TT&TT. Muốn quản lý hiệu quả, riêng ngành TT&TT thì không thể quản nổi, mà cần có sự phối hợp với các ngành chuyên môn. Như quảng cáo thuốc thì phải có sự phối hợp với ngành y tế; quảng cáo phân bón thì cần sự hợp tác của các ngành công thương và nông nghiệp… Rất tiếc do thiếu sự phối hợp đồng bộ nên nhiều sản phẩm quảng cáo đi lệch quá đà dẫn tới quảng cáo láo, quảng cáo phản cảm, thiếu văn hóa.

Để giải quyết dứt diểm việc các doanh nghiệp, đơn vị kinh doanh quảng cáo phản cảm, bà Linh Nguyễn, một chuyên gia truyền thông cho rằng đây là câu chuyện thuộc về cơ quan chức năng. Họ không có hành lang pháp lý, chế tài, công cụ về chính sách để quản lý.

"Ví dụ, nếu muốn quản lý hiệu quả, dứt điểm thì phải có biện pháp thuyết phục để góp phần mang lại sự bình đẳng, lành mạnh cho môi trường truyền thông mạng, tạo điều kiện cho quảng cáo trực tuyến phát triển đúng hướng và loại bỏ hoạt động quảng cáo gây ức chế người tiêu dùng", bà Linh chia sẻ.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25185.00 25188.00 25488.00
EUR 26599.00 26706.00 27900.00
GBP 30785.00 30971.00 31939.00
HKD 3184.00 3197.00 3301.00
CHF 27396.00 27506.00 28358.00
JPY 160.58 161.22 168.58
AUD 16138.00 16203.00 16702.00
SGD 18358.00 18432.00 18976.00
THB 669.00 672.00 700.00
CAD 18250.00 18323.00 18863.00
NZD   14838.00 15339.00
KRW   17.68 19.32
DKK   3572.00 3703.00
SEK   2299.00 2388.00
NOK   2277.00 2366.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ