NHNN kiến nghị bố trí nguồn tăng vốn cho nhóm ngân hàng quốc doanh

Cơ quan quản lý ngành đề nghị Chính phủ trình Quốc hội cho phép bố trí nguồn tăng vốn cho các ngân hàng TMCP Nhà nước vào danh mục đầu tư công trung hạn, để khắc phục tình trạng thiếu vốn đang "cấp bách hơn bao giờ hết".
THANH THỦY
28, Tháng 08, 2018 | 13:35

Cơ quan quản lý ngành đề nghị Chính phủ trình Quốc hội cho phép bố trí nguồn tăng vốn cho các ngân hàng TMCP Nhà nước vào danh mục đầu tư công trung hạn, để khắc phục tình trạng thiếu vốn đang "cấp bách hơn bao giờ hết".

Hoi nghi Ngan hang nha nuoc

Ngân hàng Nhà nước kiến nghị Chính phủ bố trí nguồn tăng vốn cho nhóm ngân hàng quốc doanh 

Sáng 28/8, Ngân hàng Nhà nước vừa tổ chức sơ kết sau một năm triển khai Nghị quyết số 42/2017 của Quốc hội và Quyết định số 1058 của Thủ tướng. Sự kiện có sự hiện diện của Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, Thống đốc Lê Minh Hưng, các Phó Thống đốc cùng nhiều lãnh đạo cơ quan như VAMC, Bảo hiểm tiền gửi, đại diện các ngân hàng…

Tình hình thiếu vốn "hết sức cấp bách", NHNN kiến nghị bố trí nguồn để tăng vốn cho ngân hàng quốc doanh

Một trong các khiến nghị được đại diện NHNN đưa ra tại hội nghị là việc chấp thuận chủ trương tăng vốn cho các ngân hàng thương mại cổ phần có vốn Nhà nước trong từng năm.

Theo ông Nguyễn Văn Du - Phó Chánh thanh tra giám sát ngân hàng, các nhà băng thương mại có vốn Nhà nước đang gặp khó khi nâng vốn điều lệ là do Nghị quyết 25 và 26 của Quốc hội trước đây đã không cho phép sử dụng ngân sách để cấp vốn cho NHTM. Nguồn ngân sách để tăng vốn cho ngân hàng cũng không có trong danh sách đầu tư trung hạn.

Do vậy, NHNN đề nghị Chính phủ xem xét trình Quốc hội để sửa đổi bổ sung theo hướng cho phép các ngân hàng có vốn Nhà nước (trừ 3 đơn vị mua bắt buộc) được đưa vào danh mục đầu tư công trung hạn. Cùng đó, các bộ ngành liên quan được kiến nghị bố trí nguồn để NHTM có thể tăng vốn sau khi được phê duyệt.

Phát biểu tham luận tại Hội nghị, ông Nghiêm Xuân Thành, Chủ tịch Ngân hàng TMCP Ngoại Thương cũng nhấn mạnh tình trạng vốn của bản thân Vietcombank nói riêng và 3 NHTM có vốn Nhà nước nói chung đang “cấp bách hơn bao giờ hết”. Ông cũng cho biết nếu tính theo Basel II tỷ lệ an toàn cũng đã bị vi phạm mức tối thiểu. Cùng đó, hạn chế vốn cũng thu hẹp room trong tăng trưởng tín dụng.

Chủ tịch Vietcombank đề nghị Chính phủ trình Quốc hội cho phép các ngân hàng giữ lại cổ tức hàng năm để tăng vốn. Cũng liên quan đến hoạt động tăng vốn của nhóm ngân hàng này, ông Thành cũng chỉ ra những khó khăn trong phát hành cổ phiếu riêng lẻ cho nhà đầu tư nước ngoài mà bản thân Vietcombank đang gặp phải.

“Việc tăng vốn gặp khó khi giá bán được yêu cầu không thấp hơn định giá và giá thị trường. Ngoài ra, nhà đầu tư khi mua lô lớn phải hạn chế chuyển nhượng một năm”, ông nói. Ông Thành đề nghị Chính phủ rà soát cơ chế vừa tuân thủ pháp luật, vừa đảm bảo quyền lợi cổ đông, vừa triển khai được hiện hữu trong thực tế.

Chủ tịch HĐTV Agribank Trịnh Ngọc Khánh cũng nêu ra những ảnh hưởng hạn chế vốn điều lệ. Là ngân hàng 100% vốn Nhà nước, từ năm 2011, nhà băng này đã tăng 8.300 tỷ đồng vốn điều lệ. Tuy nhiên, vốn của Agribank vẫn thấp nhất trong 4 ngân hàng TMCP Nhà nước.

Sẽ dứt điểm sở hữu chéo, sở hữu cổ phiếu vượt quy định

Báo cáo tại hội nghị về tình hình cơ cấu lại các tổ chức tín dụng, Phó Chánh Thanh tra giám sát ngân hàng cho biết năng lực tài chính của các tổ chức tín dụng được củng cố, vốn điều lệ tăng nhanh dần qua các năm.

Tính đến 30/6/2018, vốn điều lệ của toàn hệ thống ước đạt 519.010 tỷ đồng, tăng 1,3% so với cuối năm 2017 và tăng 6,3% so với cuối năm 2016. Vốn chủ sở hữu của toàn hệ thống ước đạt 720.430 tỷ đồng, tăng 9,1% so với cuối năm 2017, tăng 21,1% so với cuối năm 2016. Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR) đạt 12,27%, dự trữ thanh khoản trên 18%, cơ bản các tổ chức tín dụng đảm bảo an toàn.

Đến nay, một lượng lớn các ngân hàng đã được phê duyệt chủ trong cơ cấu lại ngân hàng gắn với xử lý nợ xấu, gồm 3/4 ngân hàng có vốn Nhà nước, 10 ngân hàng có vốn đầu tư nước ngoài, 19/28 ngân hàng thương mại cổ phần cùng 11 công ty tài chính.

Các ngân hàng sau tái cơ cấu, hợp nhất, sáp nhập như Sacombank, MSB, PVCoMBank, SHB khắc phục triệt để tồn tại. NHNN cũng đã chỉ đạo các ngân hàng chủ động xây dựng phương án chi tiết để có thể triển khai ngay sau khi phương án phê duyệt. Đối với 3 NHTM mua bắt buộc và Ngân hàng Đông Á, NHNN đã khẩn trương đưa ra phương án tái cơ cấu.

Đối với quỹ tín dụng nhân dân, NHNN cũng thừa nhận một số địa phương tồn tại chưa hiệu quả. Cơ quan này đã trình và làm việc với một só địa phương và làm việc các quỹ tín dụng nhân dân. Tới đây, NHNN cho biết sẽ hoàn thiện đề án củng cố phát triển quỹ này.

Về tình hình thoái vốn đầu tư và sở hữu chéo, NHNN cho biết các NHTM có vốn Nhà nước đã bán 8 doanh nghiệp thu về 1.290 tỷ đồng. Số cặp sở hữu chéo trực tiếp từ 7 xuống 1 cặp. Sở hữu trực tiếp giữa ngân hàng và doanh nghiệp cũng giảm còn 2 ngân hàng với 2 cặp sở hữu, trong khi có tới 56 cặp trong năm 2016.

Chỉ ra thực trạng còn tồn đọng trong ngành ngân hàng, đại diện NHNN cho biết có khoản lãi dự thu đang được ghi vào lợi nhuận nhưng thực tế khó có khả năng thu hồi. Tình trạng quyền lực tập trung vào một hoặc một số thành viên vẫn còn. Theo dự thảo đẩy mạnh tái cơ cấu ngành ngân hàng do đại diện NHNN trình bày tại hội nghị, NHNN đặt mục tiêu dứt điểm sở hữu chéo, sở hữu cổ phiếu vượt quy định, đẩy mạnh tình trạng thoái vốn mua cổ phần, đầu tư ngoài ngành đối với các lĩnh vực rủi ro. 

(Theo NDH)

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25170.00 25172.00 25472.00
EUR 26456.00 26562.00 27742.00
GBP 30871.00 31057.00 32013.00
HKD 3176.00 3189.00 3292.00
CHF 27361.00 27471.00 28313.00
JPY 160.49 161.13 168.45
AUD 15933.00 15997.00 16486.00
SGD 18272.00 18345.00 18880.00
THB 671.00 674.00 701.00
CAD 18092.00 18165.00 18691.00
NZD   14693.00 15186.00
KRW   17.52 19.13
DKK   3553.00 3682.00
SEK   2267.00 2353.00
NOK   2251.00 2338.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ