Nhìn lại loạt 'ông lớn' lên sàn chứng khoán năm 2017

Nhàđầutư
Kinh tế vĩ mô ổn định cùng các điều kiện thuận lợi từ bên ngoài là động lực cho nhiều doanh nghiệp quy mô lớn lên sàn chứng khoán năm 2017.
MINH TRANG
15, Tháng 02, 2018 | 14:00

Nhàđầutư
Kinh tế vĩ mô ổn định cùng các điều kiện thuận lợi từ bên ngoài là động lực cho nhiều doanh nghiệp quy mô lớn lên sàn chứng khoán năm 2017.

vincom-retail-nhdautu.vn

 Vincom Retail lên sàn vào đầu tháng 11/2017 và ngay lập tức lọt top 10 công ty có vốn hoá lớn nhất

Chứng khoán Việt Nam trải qua năm 2017 rất thành công. Thị trường sôi động là động lực cho các doanh nghiệp tích cực 'lên sàn', trong đó có các tập đoàn tư nhân và doanh nghiệp nhà nước với quy mô rất lớn.

Mở màn cho làn sóng, ngày 28/2, cổ phiếu VJC của Công ty CP Hàng không Vietjet chính thức 'chào sân' với giá tham chiếu 90.000 đồng/cổ phiếu. Chốt phiên đầu tiên, VJC tăng trần lên 108.000 đồng/ CP, giá trị vốn hoá của VJC vượt ngưỡng 1 tỷ USD - 32.400 tỷ đồng

Thời điểm ấy, bà Nguyễn Thị Phương Thảo – CEO Vietjet Air với gần 99 triệu cổ phiếu VJC trong tay đã ngay lập tức trở thành người giàu thứ ba trên sàn chứng khoán, chỉ đứng sau Chủ tịch Vingroup Phạm Nhật Vượng và Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết.

Hiện tại, dù chưa đầy 1 năm lên sàn, cổ phiếu VJC đã tăng gấp đôi lên 185.000 đồng (chốt phiên 9/2/2018). Cùng với việc phát hành cổ phiếu tăng vốn điều lệ, vốn hóa của Vietjet Air đã tăng 260% lên mức 3,7 tỷ USD. Với những kết quả này, Vietjet Air đã vượt qua hàng loạt thương vụ 'đình đám' trong năm ‎‎2016 – 2017 để được Hội đồng bình chọn Ban tổ chức Diễn đàn M&A cùng lúc trao hai danh hiệu 'Thương vụ IPO tiêu biểu' và 'Doanh nghiệp công bố thông tin M&A tốt nhất'.

Theo sau Vietjet, thị trường tiếp tục hào hứng với 1,29 tỷ cổ phiếu PLX của Tập đoàn Xăng dầu (Petrolimex) được niêm yết trên HOSE ngày 21/4/2017. Với vốn điều lệ 12.938 tỷ đồng và mức giá chào sàn 43.200 đồng/cổ phiếu, vốn hóa của PLX đạt 55.892 tỷ đồng, tương đương 2,5 tỷ USD, chiếm khoảng 3,3% vốn hoá của HOSE (1,68 triệu tỷ đồng tính tới 19/4/2017).

Theo đó, Petrolimex hiển nhiên góp mặt trong nhóm 10 doanh nghiệp có giá trị vốn hóa lớn nhất thị trường chứng khoán. Hiện tại, cổ phiếu PLX đã tăng 70%, đẩy vốn hóa của Petrolimex lên mức 3,8 tỷ USD. Đây là một trong những doanh nghiệp nhà nước có kết quả kinh doanh khả quan nhất.

Trong số những thương vụ niêm yết tiêu biểu năm 2017, không thể bỏ qua 'bom tấn' Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank). Ngày 17/8/2017, sàn HOSE đón nhận hơn 1,3 tỷ cổ phiếu VPB với mức giá tham chiếu trong ngày chào sàn là 39.000 đồng/cổ phiếu, tương đương vốn hoá gần 60.000 tỷ đồng. VPBank nhanh chóng trở thành nhà băng tư nhân số 1 trên sàn chứng khoán.

Cái tên cuối cùng trong bộ tứ IPO 'khủng' năm 2017 là Công ty CP Vincom Retail. Dù diễn ra  vào những ngày cuối năm, nhưng đây lại là thương vụ giao dịch gây chấn động nhất, không chỉ tại thị trường Việt Nam. Kết thúc phiên giao dịch đầu tiên ngày 6/11/2017, Vincom Retail, với hơn 1,9 tỷ cổ phiếu VRE được niêm yết toàn bộ, đã đạt giá trị vốn hóa thị trường khoảng 3,4 tỷ USD. Thành viên Tập đoàn Vingroup ngay lập tức có mặt trong nhóm 10 công ty niêm yết có giá trị vốn hóa lớn nhất thị trường, có tầm ảnh hưởng và chi phối chỉ số VnIndex.

Cổ phiếu VRE được nhà đầu tư ngoại rất săn đón, trong phiên giảm điểm lịch sử của VN-Index ngày 6/2, khối ngoại đã 'ôm 94 triệu cổ phần VRE với giá trị 4.500 tỷ đồng.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 24610.00 24635.00 24955.00
EUR 26298.00 26404.00 27570.00
GBP 30644.00 30829.00 31779.00
HKD 3107.00 3119.00 3221.00
CHF 26852.00 26960.00 27797.00
JPY 159.81 160.45 167.89
AUD 15877.00 15941.00 16428.00
SGD 18049.00 18121.00 18658.00
THB 663.00 666.00 693.00
CAD 17916.00 17988.00 18519.00
NZD   14606.00 15095.00
KRW   17.59 19.18
DKK   3531.00 3662.00
SEK   2251.00 2341.00
NOK   2251.00 2341.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ