Nhìn lại đà tăng cổ phiếu FPT
Đà tăng giá mạnh của cổ phiếu FPT khiến cho không ít nhà đầu tư băn khoăn mức giá hiện tại đã đạt đỉnh chưa, thậm chí hoài nghi có hay không câu chuyện "bong bóng" cổ phiếu của hãng công nghệ lớn nhất Việt Nam.
Trong thời gian gần đây, nhóm nhà đầu tư nước ngoài đã có những phiên bán ròng liên tiếp với lượng bán tập trung nhiều vào các công ty công nghệ, tiêu điểm là lượng xả bán cổ phiếu FPT lên đỉnh điểm. Chỉ tính riêng từ đầu tháng 6 trở lại đây, khối ngoại bán ròng 3.019 tỷ đồng cổ phiếu FPT – mức bán cao nhất sàn HOSE.
FPT bị khối ngoại bán ròng rã trong bối cảnh cổ phiếu này đang trở thành ngôi sao sáng trên thị trường chứng khoán Việt Nam với đà tăng phi mã. Kết thúc phiên ngày 20/6, FPT dừng tại mức 136.100 đồng/CP, tăng hơn 40% so với hồi đầu năm. Dòng tiền mạnh mẽ từ nhà đầu tư trong nước không những "cân" áp lực bán của khối ngoại, mà còn giúp FPT liên tục tìm đỉnh mới.
Đà tăng này đã đưa giá trị vốn hoá của FPT lên mức 194.000 tỷ đồng. Để dễ hình dung, quy mô vốn hoá của CTCP FPT hiện nay còn lớn hơn cả Vingroup (158.490 tỷ đồng), Hòa Phát (187.729 tỷ đồng), Vinhomes (165.465 tỷ đồng) hay PV GAS (179.145 tỷ đồng).
Cổ phiếu FPT bứt phá cũng kéo theo giá trị tài sản trên sàn chứng khoán của dàn lãnh đạo tập đoàn cũng tăng mạnh, đặc biệt là Chủ tịch HĐQT Trương Gia Bình. Ước tính, khối tài sản trên sàn chứng khoán của vị doanh nhân này lên đến gần 12.000 tỷ đồng.
FPT có đà tăng tốt theo xu thế cổ phiếu công nghệ trên thế giới. Trên sàn chứng khoán Mỹ, trong khi chỉ số công nghiệp Dow Jones không thể lấy lại mốc 40.000 điểm, thì chỉ số công nghệ Nasdaq cũng liên tục tăng không thấy đỉnh.
Ở thị trường trong nước, dòng tiền rời bỏ các nhóm cổ phiếu thị trường vốn rất "loãng", chảy mạnh mẽ sang các nhóm có câu chuyện, nổi bật là công nghệ giúp không chỉ FPT, mà các cổ phiếu thành viên tập đoàn này như FOX, FOC, FRT cũng tăng rất mạnh thời gian qua.
Với FPT, động lực lớn còn đến từ diễn biến tập đoàn này và ông lớn Nvidia ký kết hợp tác chiến lược toàn diện nhằm thúc đẩy nghiên cứu trí tuệ nhân tạo (AI). Hai bên dự kiến xây dựng nhà máy trí tuệ nhân tạo (AI Factory), đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao và trở thành đối tác phát triển dịch vụ trong mạng lưới đối tác của Nvidia. Theo biên bản ghi nhớ, FPT dự kiến đầu tư 200 triệu USD để xây dựng AI Factory cung cấp nền tảng điện toán đám mây phục vụ nghiên cứu phát triển AI và có chủ quyền tại Việt Nam. Nhà máy bao gồm các hệ thống siêu máy tính hoạt động trên công nghệ mới nhất của Nvidia.
Kỳ vọng về kết quả kinh doanh năm 2024 cũng là thông tin ảnh hưởng đến diễn biến cổ phiếu này. Theo đó, năm nay, FPT đặt ra mục tiêu doanh thu 61.850 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 10.875 tỷ đồng, đều tăng khoảng 18% so với kết quả thực hiện 2023. Nếu hoàn thành kế hoạch, tập đoàn công nghệ này sẽ tiếp tục phá kỷ lục của năm trước.
Cổ phiếu FPT còn dư địa?
Đà tăng quá nhanh và mạnh của cổ phiếu FPT khiến cho không ít nhà đầu tư băn khoăn liệu mức giá hiện tại đã đạt đỉnh chưa, thậm chí hoài nghi có hay không câu chuyện "bong bóng" cổ phiếu FPT.
Thống kê nhanh của Nhadautu.vn cho thấy đi cùng với đà tăng giá của cổ phiếu FPT, P/E mã này hiện đạt hơn 28 lần, trong khi trung bình thị trường khoảng 14 lần. Nếu so sánh giá trị định giá của cổ phiếu FPT với công ty trên thế giới, có thể thấy P/E 4 quý của FPT là 28 lần, còn Microsoft (37,4 lần) và NVIDA (31,2 lần). Mức P/E này cũng thấp hơn so với một số doanh nghiệp cùng ngành trong nước như CMG (41 lần) hay ELC (29,3 lần).
Nếu xét về hiệu quả kinh doanh, chỉ số ROE của FPT dao động từ 23-29% trong 6 năm liên tục, tăng trưởng lợi nhuận sau thuế thường đạt trên 20% qua các kỳ báo cáo.
Cụ thể, giai đoạn 2018-2023, doanh thu thuần của công ty này liên tục tăng trưởng, từ 23.213 tỷ đồng năm 2018 leo lên mức 52.617 tỷ đồng năm 2023. Tương tự, lãi ròng của công ty này cũng tích cực, năm sau cao hơn năm trước và đến năm 2023 ở mức 7.781 tỷ đồng.
Mới đây, tập đoàn này đã công bố tình hình kinh doanh 5 tháng đầu năm 2024 với tổng doanh thu 23.916 tỷ đồng và lãi trước thuế 4.313 tỷ đồng, cùng tăng khoảng 20% so với cùng kỳ năm trước; lãi ròng đạt 3.052 tỷ đồng, tăng hơn 21%. Lợi nhuận sau thuế cho cổ đông công ty mẹ cũng tăng 21,2% lên 3.052 tỷ đồng, tương ứng EPS ở mức 2.403 đồng/cổ phiếu. Xét từng khối kinh doanh chính, 5 tháng đầu năm, khối công nghệ chiếm tới 61% tổng doanh thu và 45% lãi trước thuế toàn công ty, tương ứng đạt 14.513 tỷ đồng và 1.931 tỷ đồng.
Với kết quả này, sau 5 tháng, tập đoàn thực hiện được 39% chỉ tiêu doanh thu và 40% mục tiêu lợi nhuận năm.
Ngoài ra, FPT cũng chi trả cổ tức bằng tiền mặt và cổ phiếu đều đặn. Dự kiến trong quý II/2024, FPT sẽ chia cổ tức còn lại năm 2023 với tỷ lệ 10% bằng tiền mặt. Trước đó, vào giữa tháng 9/2023, công ty đã tạm ứng cổ tức đợt 1/2023 cũng với tỷ lệ 10% bằng tiền.
Mới đây, vào ngày 13/6/2024, FPT đã phát hành thêm 190,5 triệu cổ phiếu nhằm tăng vốn từ nguồn vốn chủ sở hữu với tỷ lệ 20:3, tức cổ đông sở hữu 20 cổ phiếu sẽ nhận thêm 3 cổ phiếu mới. Sau phát hành, vốn điều lệ của FPT đã tăng từ 12.700 tỷ đồng lên 14.604 tỷ đồng.
Trước đà tăng của FPT, nhiều công ty chứng khoán đã liên tục cập nhật các báo cáo phân tích triển vọng. Trong đó, Agriseco Research nhận định việc hợp tác với Nvidia phát triển AI và chiến lược M&A các thị trường nước ngoài kỳ vọng sẽ thúc đẩy đà tăng trưởng bền vững. Tuy nhiên, giá cổ phiếu FPT đã tăng mạnh hơn 40% từ đầu năm, P/E đang ở cao hơn bình quân 5 năm trước. Do đó, nhóm phân tích này khuyến nghị nhà đầu tư nên chờ về vùng giá hấp dẫn hơn. Còn trong dài hạn, Agriseco Research đánh giá FPT vẫn là cơ hội đầu tư hấp dẫn với mục tiêu hướng tới vùng giá 160.000 đồng/CP trong năm 2025.
Tương tự, theo nhận định của Chứng khoán SBS, mặc dù triển vọng kinh doanh của FPT là tích cực tuy nhiên do giá cổ phiếu cũng đã tăng trưởng khá nóng trong thời gian qua do đó đơn vị này khuyến nghị FPT ở mức trung lập đối với quan điểm đầu tư dài hạn.
Về phần mình, SSI Research ước tính lợi nhuận sau thuế của FPT cho năm 2024 và 2025 lần lượt là 9.200 tỷ đồng và 11.100 tỷ đồng, đều tăng 19% so với cùng kỳ.
Tại sao khối ngoại mạnh tay bán ròng cổ phiếu FPT?
Với các phiên tăng điểm liên tục, vốn hóa cổ phiếu FPT cũng "nở" ra không kém, điều này khiến tỷ trọng của mã này tại nhiều quỹ đầu tư thụ động mô phỏng ETF ngày càng tăng, thậm chí có thể vượt ngưỡng theo quy định tại các quỹ này.
Các chuyên gia chứng khoán nhận định đây là nguyên nhân chính khiến FPT liên tục bị bán trong thời gian qua. Tính riêng tháng 6/2024, khối ngoại bán ròng 3.019 tỷ đồng cổ phiếu FPT – mức bán cao nhất sàn HOSE. Thậm chí, mã này còn có thể bị bán ròng mạnh hơn trong thời gian tới.
Ghi nhận trong vòng một tháng qua, tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại FPT giảm rõ rệt, từ 49% (mức tối đa) đã giảm về sát ngưỡng 47,42%, tương ứng lượng cổ phiếu NĐTNN có thể mua thêm lên tới hơn 20 triệu đơn vị.
- Cùng chuyên mục
VN-Index tiếp đà rơi, khối ngoại vẫn mạnh tay bán ròng
Thị trường chứng khoán trong nước kết phiên tuần tiếp tục giảm mạnh, trong bối cảnh tâm lý nhà đầu tư yếu và khối ngoại gia tăng cường độ bán ròng.
Tài chính - 15/11/2024 15:53
VCCI: Cần thiết giảm thuế bảo vệ môi trường với xăng dầu để hỗ trợ doanh nghiệp
Theo VCCI việc giảm thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu là cần thiết nhằm giúp doanh nghiệp và người dân vượt qua giai đoạn khó khăn.
Tài chính - 15/11/2024 15:28
DXY lên mức cao nhất 1 năm, chứng khoán Việt về gần mốc 1.200
Tỷ giá tăng cao đang ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường chứng khoán, VN-Index mất hơn 27 điểm trong vòng 2 phiên và về gần mốc 1.200 điểm.
Tài chính - 15/11/2024 15:16
DRH Holdings buông KSB sau 8 năm ‘đeo bám’?
DRH Holdings đăng ký bán tiếp 2 triệu cổ phiếu KSB sau khi bán xong 3 triệu vào tháng 6. Cổ phiếu KSB hiện giảm về vùng 17.500 đồng/cp, thấp hơn giá mua bình quân của DRH Holdings.
Tài chính - 15/11/2024 13:52
Dự báo tác động chính sách của ông Donald Trump trong nhiệm kỳ mới đối với nền kinh tế toàn cầu và Việt Nam
Việc ông Donald Trump tái đắc cử và áp dụng các chính sách kinh tế bảo hộ đặt ra nhiều thách thức cho kinh tế thế giới, trong đó có Việt Nam. Trong bối cảnh đó, Việt Nam có thể tận dụng cơ hội để nâng cao vị thế trong chuỗi cung ứng toàn cầu, thu hút đầu tư và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững.
Tài chính - 15/11/2024 10:20
Thủy điện Vĩnh Sơn - Sông Hinh chi 236 tỷ tạm ứng cổ tức năm 2024
CTCP Thủy điện Vĩnh Sơn - Sông Hinh sẽ chi 236 tỷ đồng để tạm ứng cổ tức năm 2024 bằng tiền mặt cho cổ đông. Mới đây, doanh nghiệp này cũng đã bỏ ra hơn 472 tỷ đồng để trả cổ tức đợt 2 năm 2023 cho cổ đông.
Tài chính - 15/11/2024 07:31
Keyword đầu tư năm 2025
2025 được hứa hẹn sẽ là một năm đầy biến động với thị trường chứng khoán (TTCK), nơi mà cơ hội và thách thức đan xen, tạo nên một cuộc chơi cân não cho các nhà đầu tư. Không còn quá sớm để chuẩn bị cho những kịch bản cho năm tới.
Tài chính - 15/11/2024 07:30
Lãi suất tiền gửi VND kỳ hạn từ 1 đến dưới 6 tháng là 4,75%/năm
Tại Quyết định 2411/QĐ-NHNN, Ngân hàng nhà nước giữ nguyên mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi VND kỳ hạn từ 1 đến dưới 6 tháng là 4,75%/năm
Tài chính - 14/11/2024 17:22
Becamex IDC khởi động ‘bom tấn’ đấu giá trên HoSE
Becamex IDC sẽ đấu giá 300 triệu cổ phiếu giá không thấp hơn 50.000 đồng/cp qua HoSE. Thời điểm thực hiện trong quý IV/2024 và năm 2025.
Tài chính - 14/11/2024 16:17
DIC Corp: Đường về đích xa vời
DIC Corp mới thực hiện 4% kế hoạch lợi nhuận sau 9 tháng và kỳ vọng có đột biến quý cuối năm để hướng tới chào mừng 35 năm thành lập tập đoàn vào năm tới.
Tài chính - 14/11/2024 11:00
Vì sao tiền vẫn ùn ùn vào ngân hàng?
Lượng tiền gửi của khách hàng cá nhân tiếp tục đổ vào hệ thống ngân hàng và vượt qua các tổ chức kinh tế dù lãi suất tiết kiệm vẫn ở mức thấp.
Tài chính - 14/11/2024 10:43
Lạm phát tại Mỹ đạt 2,6% vào tháng 10
Theo báo cáo mới nhất của Cục Thống kê Lao động Mỹ (BLS), lạm phát Mỹ đã tăng lên vào tháng 10. Diễn biến này đã nằm trong kỳ vọng của Phố Wall.
Tài chính - 14/11/2024 09:31
Lợi nhuận Bệnh viện TNH lao dốc
Lợi nhuận Bệnh viện TNH lao dốc mạnh trong quý III do kinh tế khó khăn, cạnh tranh tăng, bão Yagi, tăng giá viện phí và Bệnh viện TNH Việt Yên chậm đi vào hoạt động hơn dự kiến.
Tài chính - 14/11/2024 06:30
Cơ chế CCP quan trọng thế nào với nâng hạng thị trường?
Cơ chế CCP mới là giải pháp căn cơ và tổng thể cho câu chuyện phát triển thị trường chứng khoán theo hướng bền vững và đi đúng thông lệ quốc tế, Tổng Giám đốc VSDC cho biết.
Tài chính - 13/11/2024 11:00
Sanest Khánh Hòa muốn hạ chỉ tiêu lợi nhuận để giảm áp lực tồn kho
CTCP Nước giải khát Sanest Khánh Hòa muốn hạ chỉ tiêu doanh thu, lợi nhuận năm 2024 nhằm giảm áp lực tồn kho cho hệ thống phân phối cũng như thực hiện chiến lược kinh doanh.
Tài chính - 13/11/2024 07:00
Chờ sóng cổ phiếu ngân hàng
Các chuyên gia đánh giá với triển vọng nâng hạng, nhiều nhóm ngành trên thị trường sẽ được hưởng lợi, đứng đầu là cổ phiếu ngân hàng.
Tài chính - 13/11/2024 06:30
- Đọc nhiều
Đáng đọc
- Đáng đọc
Đại gia Rolls Royce Ninh Bình vừa bị khởi tố là ai?
Tài chính - Update 1 week ago
Đại gia Nguyễn Cao Trí 'thao túng' cựu cán bộ Thanh tra Chính phủ ra sao?
Pháp luật - Update 1 week ago
Doanh nghiệp Việt 'lội ngược dòng' nhờ thương mại điện tử
Thị trường - Update 1 week ago
Đằng sau mức định giá tỷ đô của Sacombank tại một dự án nghỉ dưỡng
Tài chính - Update 1 week ago