Nhiều doanh nghiệp ‘hiến kế’ nâng cấp thị trường chứng khoán Việt Nam

Nhàđầutư
Tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ phát triển thị trường chứng khoán (TTCK) năm 2024, đại diện các doanh nghiệp, quỹ đầu tư và công ty chứng khoán đã đưa ra nhiều kiến nghị để nâng cấp TTCK như: Không hạn chế tỷ lệ sở hữu của NĐTNN; nâng cao ứng dụng công nghệ; đa dạng hóa cổ phiếu niêm yết trên HOSE...
HỮU BẬT
29, Tháng 02, 2024 | 07:00

Nhàđầutư
Tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ phát triển thị trường chứng khoán (TTCK) năm 2024, đại diện các doanh nghiệp, quỹ đầu tư và công ty chứng khoán đã đưa ra nhiều kiến nghị để nâng cấp TTCK như: Không hạn chế tỷ lệ sở hữu của NĐTNN; nâng cao ứng dụng công nghệ; đa dạng hóa cổ phiếu niêm yết trên HOSE...

Hoi Nghi TTCK nam 2024

Thủ tướng chủ trì Hội nghị triển khai nhiệm vụ phát triển thị trường chứng khoán năm 2024. Ảnh VGP.

Trong năm 2023, TTCK tiếp tục khẳng định vai trò kênh dẫn vốn hiệu quả cho nền kinh tế. Bất chấp chịu ảnh hưởng từ nhiều thách thức, khó khăn từ bối cảnh kinh tế thế giới và trong nước, hoạt động huy động vốn qua TTCK trong năm 2023 có sự khởi sắc, với tổng giá trị huy động vốn qua thị trường chứng khoán đạt 418.271 tỷ đồng, tăng 33,5% so với năm 2022.

Tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ phát triển thị trường chứng khoán (TTCK) năm 2024 diễn ra vào sáng 28/2, nhiều doanh nghiệp, quỹ và công ty chứng khoán đã đánh giá cao vai trò dẫn vốn của TTCK. Ông Nguyễn Việt Quang – Tổng Giám đốc VinGroup cho biết Tập đoàn Vingroup cùng 2 thành viên khác là CTCP Vinhomes, CTCP Vincom Retail đã huy động thành công hàng tỷ USD thông qua TTCK Việt Nam và quốc tế.

Tương tự, bà Nguyễn Thị Mai Thanh, Chủ tịch HĐQT CTCP Cơ Điện Lạnh (REE) đánh giá TTCK đã góp phần tạo nên một kênh huy động hiệu quả bên cạnh các kênh truyền thống ngân hàng.

"Chúng tôi cho rằng bên cạnh vốn vay ngân hàng thì việc huy động vốn qua phát hành cổ phiếu trên TTCK và phát hành trái phiếu doanh nghiệp là vô cùng quan trọng và hữu ích cho doanh nghiệp phục vụ cho phát triển công ty trong trung và dài hạn. Thông qua thị trường này, REE đã 8 lần phát hành cổ phiếu và huy động được 2.800 tỷ đồng để đầu tư mở rộng và tiếp tục phát triển", bà Mai Thanh phát biểu trong phần tình bày của mình.

Dù đã và đang có những bước tiến quan trọng, song nhiều đại diện đánh giá TTCK vẫn chưa có được vị thế vốn có. Ông Trương Gia Bình – Chủ tịch HĐQT CTCP FPT cho rằng: "TTCK của Việt Nam phải lên một tầm nữa tương đương với tất cả các TTCK của các nền kinh tế thị trường lớn. Các TTCK lớn có gì, tác nghiệp gì thì ta cũng phải làm được như mua trước bán sau, thanh toán bù trừ... Điều này phụ thuộc vào chính chúng ta".

Cũng tại Hội nghị, đại diện nhiều doanh nghiệp, quỹ và công ty chứng khoán đã hiến kế để nâng cấp TTCK.

Theo đó, ông Johan Nyvene, Giám đốc CTCP Chứng khoán TP.HCM (HSC) chỉ ra TTCK Việt Nam cần mở rộng không hạn chế tỷ lệ sở hữu của các nhà đầu tư nước ngoài vào các công ty Việt Nam. Hiện tại, ngoài các ngành nghề đặc thù có yếu tố an ninh tài chính quốc gia hoặc an ninh công nghệ cao, khuôn khổ pháp lý của thị trường Việt Nam đã cho phép mở tỷ lệ sở hữu cho nhà đầu tư nước ngoài lên đến 100% đối với các doanh nghiệp không thuộc danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Điều này đồng nghĩa sự chủ động mở rộng tỷ lệ sở hữu nước ngoài đã nằm trong tay phần lớn các doanh nghiệp niêm yết.

"Chúng tôi đề xuất các doanh nghiệp niêm yết có thể thực hiện thêm là chủ động rà soát ngành nghề và điều chỉnh lại đăng ký kinh doanh, để đề xuất nới giới hạn sở hữu nước ngoài", ông nói.

Thứ hai, điều chỉnh hoặc gỡ bỏ yêu cầu ký quỹ trước giao dịch, nhất là đối với các nhà đầu tư tổ chức nước ngoài. Loại bỏ yêu cầu ký quỹ trước giao dịch sẽ làm tăng sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư tổ chức nước ngoài, và đương nhiên sẽ giúp cho việc nâng hạng thị trường Việt Nam gần với hiện thực hơn. 

Ngoài ra, cần cải thiện và tăng cường công bố thông tin bằng tiếng Anh từ các cơ quan chức năng và các công ty niêm yết cũng như các thành viên thị trường. Đây là nhóm công việc có thể triển khai sớm, với điều kiện phải truyền thông tốt cho các doanh nghiệp niêm yết để họ hiểu lợi ích của việc công bố thông tin bằng tiếng Anh và chủ động cập nhật thông tin.

3 chìa khoá lớn "D-G-I"

Ông Trương Gia Bình – Chủ tịch HĐQT FPT nhấn mạnh về tầm quan trọng của yếu tố công nghệ với TTCK, với 3 từ chìa khóa lớn là "D-G-I".

Trong đó, "D" nghĩa là Digital (dữ liệu – PV). Ông Bình cho biết Bộ Tài chính ở Thái Lan nắm rất chắc dữ liệu đầu tư của các công ty. “Việc minh bạch các mối quan hệ công ty, sở hữu công ty sẽ giúp chúng ta phát triển nhiều điều. Ngoài ra, Đề án 06 có quá nhiều dữ liệu, chúng ta phải làm sao để D của mình có thể minh bạch và đẳng cấp như tất cả các nước", ông Bình chia sẻ.

Còn "G" là "Green", Chủ tịch HĐQT FPT nhìn nhận thế giới đã bước vào giai đoạn chuyển đổi xanh, xuất khẩu xanh, đơn cử như việc không làm kế toán carbon đồng nghĩa bị đánh thuế.

Ông nói:"Chúng ta hiểu chuyển đổi xanh, chuyển đổi số là cặp bài trùng. Nếu làm được chúng ta mới có vốn xanh, trái phiếu xanh, tài chính xanh và đó là nguồn khổng lồ để kinh tế chúng ta phát triển và cũng là để Việt Nam hòa nhập với thế giới".

Quan trọng nhất là chữ I (AI – trí tuệ nhân tạo). Ông Bình nhận xét đây là tương lai của nhân loại và có sức ảnh hưởng rất lớn đến kinh tế và chứng khoán. Ở các TTCK quốc tế, Nasdaq đã ứng dụng AI để phát hiện gian lận từ năm 2016; Nhật dùng AI phát hiện các giao dịch bất thường trên Nikkei từ năm 2018; Thái Lan sử dụng AI để phát hiện sai sót và gian lận trong các báo cáo tài chính từ năm 2023.

Ông khẳng định Việt Nam có thể áp dụng để bảo vệ tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân. Nhìn rộng hơn, Việt Nam có tiềm năng lớn về cả 3 mặt D – G – I. Vấn đề ở đây là liệu Việt Nam có thể sử dụng tiềm năng công nghệ để phát triển nền kinh tế hay không.

Về phần mình, ông Dominic Scriven, Chủ tịch HĐQT CTCP quản lý Quỹ đầu tư Dragon Capital Việt Nam kiến nghị cần không ngừng phát triển hạ tầng, nền tảng, hệ sinh thái của thị trường vốn. 

Thứ hai, cần không ngừng củng cố niềm tin trên TTCK, đặc biệt là niềm tin của các nhà đầu tư. Thứ ba là về vấn đề nâng hạng TTCK Việt Nam, ông Dominic Scriven bày tỏ mong muốn sớm ra đời hệ thống bù trừ trung tâm của Việt Nam (CCP).

"Nếu chưa triển khai được thì chắc chắn phải lo đến vấn đề cơ cấu lại khi xác minh đối với nhà đầu tư nước ngoài, còn nếu được thì sớm nghiên cứu và chọn thí điểm các chứng chỉ lưu ký không có quyền biểu quyết", ông nói.

Kiến nghị cuối cùng là cùng nghiên cứu, thúc đẩy phát triển Trung tâm tài chính. Ông Dominic Scriven cho rằng đây là cơ hội bằng vàng đối với Việt Nam.

Một đại diện nước ngoài khác là Tham tán công sứ Đại sứ quán Hàn Quốc tại Việt Nam nhìn nhận cần đa dạng hóa cổ phiếu niêm yết trên HOSE bằng cách chuyển sàn các cổ phiếu UPCOM - thị trường mà 50% vốn hóa ở đó thuộc ngành hàng hóa và dịch vụ công nghiệp; thực phẩm & đồ uống. Hiện tại, ngành ngân hàng và bất động sản đang chiếm phần lớn vốn hóa của sàn HOSE.

Ngoài ra, cần nới lỏng giới hạn sở hữu nước ngoài để tăng nguồn cung cổ phiếu cho các nhà đầu tư nước ngoài, bằng các chứng chỉ lưu ký không có quyền biểu quyết (Non-voting depository receipt, viết tắt là NVDR) để phù hợp với mục tiêu quản lý nhà nước đặt ra đối với từng nhóm ngành, nghề.

Không những thế, ông cho rằng cần tạo điều kiện thuận lợi cho việc niêm yết các doanh nghiệp khởi nghiệp và doanh nghiệp FDI để cải thiện sự đa dạng của thị trường.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25155.00 25475.00
EUR 26606.00 26713.00 27894.00
GBP 30936.00 31123.00 32079.00
HKD 3170.00 3183.00 3285.00
CHF 27180.00 27289.00 28124.00
JPY 158.79 159.43 166.63
AUD 16185.00 16250.300 16742.00
SGD 18268.00 18341.00 18877.00
THB 665.00 668.00 694.00
CAD 18163.00 18236.00 18767.00
NZD   14805.00 15299.00
KRW   17.62 19.25
DKK   3573.00 3704.00
SEK   2288.00 2376.00
NOK   2265.00 2353.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ