Nguồn nhân lực công ty đa quốc gia: 2 'nút thắt' cần tháo gỡ
Để giải bài toán nguồn nhân lực của công ty đa quốc gia, theo các chuyên gia Deloitte, Việt Nam cần tháo gỡ 2 "nút thắt": Đăng tuyển, thử nghiệm và giấp phép lao động.
Nguồn nhân lực chất lượng cao
Trong bối cảnh đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam không ngừng tăng trưởng, lao động nước ngoài (LĐNN) cũng đang thâm nhập ngày càng sâu vào thị trường, đặc biệt là lực lượng lao động chất lượng cao. Song hành với lực lượng lao động mang quốc tịch Việt Nam, sự đóng góp của nguồn nhân lực "ngoại" đã giúp giải quyết nhu cầu về nhân lực chuyên môn, đồng thời nâng cao năng suất và hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp (DN), đặc biệt là DN đa quốc gia (MNC).
Theo thống kê của Bộ LĐ-TB&XH, tính đến hết năm 2023, tổng số LĐNN làm việc tại Việt Nam khoảng gần 136.800 người. Ngoài hơn 10.000 lao động không thuộc diện cấp giấy phép lao động (GPLĐ), cả nước ghi nhận gần 126.000 lao động thuộc diện cấp GPLĐ bao gồm 18.761 người tại TP.HCM và 12.730 người tại Hà Nội.
Theo các chuyên gia của kiểm toán Deloitte, mặc dù đóng góp quan trọng trong việc cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao tại DN và địa phương, nhân sự nước ngoài hiện vẫn gặp một số khó khăn trong việc tham gia vào thị trường lao động, cụ thể với các vấn đề liên quan đến cơ chế chính sách, thủ tục hành chính tại Việt Nam liên quan đến: Yêu cầu đăng tuyển, thử nghiệm thị trường lao động trong nước trước khi xin chấp thuận sử dụng LĐNN và quy định về cấp GPLĐ cho người nước ngoài đi công tác ngắn hạn.
Yêu cầu đăng tuyển chức danh công việc gây khó cho doanh nghiệp
Từ ngày 1/1/2024, Việt Nam yêu cầu tất cả các DN phải đăng tuyển người Việt Nam cho các vị trí có nhu cầu tuyển dụng LĐNN trước khi chính thức xin chấp thuận và cấp phép. Quy định này được đưa ra nhằm tạo cơ hội việc làm cho lao động trong nước, tương tự như yêu cầu tại các quốc gia khác trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương như Singapore, Malaysia và Australia.
Thủ tục tại Việt Nam yêu cầu các DN sử dụng chức danh và mô tả công việc một cách chi tiết, đảm bảo phù hợp với lĩnh vực hoạt động của DN, địa điểm làm việc dự kiến và kinh nghiệm của người LĐNN. Ngoài ra, DN cần thống nhất nội dung chi tiết từ hồ sơ đăng tuyển, chấp thuận vị trí cho đến GPLĐ.
Theo bà Vũ Thu Hà, Phó tổng giám đốc Dịch vụ tư vấn thuế, Deloitte Việt Nam, yêu cầu xoay quanh chức danh công việc này gây ra một số khó khăn cho các MNC do hệ thống chức danh công việc tại các tập đoàn thường mang tính chuẩn hóa và áp dụng trên toàn cầu. Trong khi đó, yêu cầu tại Việt Nam lại đòi hỏi sự chi tiết và phù hợp với kinh nghiệm, lĩnh vực làm việc.
"Nhiều DN đề cao sự linh hoạt trong công việc và kỹ năng đa nhiệm, dẫn đến việc chức danh công việc ở nước ngoài là cơ sở chứng minh kinh nghiệm có thể không hoàn toàn tương thích với vị trí công việc tại Việt Nam, gây khó khăn khi xin cấp GPLĐ. Trong khi đó, ở các quốc gia khác như Singapore, chức danh công việc hầu như không có yêu cầu chặt chẽ và không phải là vấn đề đáng lưu ý cho DN…", bà Sabrina Sia, Phó tổng giám đốc Dịch vụ tư vấn thuế, phụ trách khu vực Đông Nam Á, Deloitte Singapor chia sẻ thêm.
Giấy phép lao động cho người nước ngoài đi công tác ngắn hạn chưa rõ ràng
Việc cử nhân viên nước ngoài sang Việt Nam công tác ngắn ngày và di chuyển giữa nhiều tỉnh thành là nhu cầu thiết yếu của các MNC. Tuy nhiên, yêu cầu của Nghị định 152/2020/NĐ-CP của Chính phủ chỉ miễn GPLĐ đối với người nước ngoài vào Việt Nam làm việc dưới 30 ngày và không quá 3 lần trong một năm (giới hạn 30/3).
Theo các chuyên gia Deloitte, khái niệm "làm việc" trong quy định trên chưa có định nghĩa rõ ràng, khiến DN khó xác định hoạt động và việc đi công tác có thuộc diện làm việc và thuộc đối tượng cấp GPLĐ hay không.
Thêm vào đó, giới hạn 30/3 chưa linh hoạt và hạn chế nhu cầu thiết yếu của DN. Quy trình xin GPLĐ thường mất nhiều thời gian, không đáp ứng thực tiễn đối với trường hợp người nước ngoài chỉ đi công tác tại Việt Nam trong ít ngày hoặc có lịch trình gấp rút.
Tham khảo quy định có phần linh hoạt hơn tại một số quốc gia như Singapore, cá nhân đi công tác ngắn ngày được miễn GPLĐ tối đa 90 ngày không giới hạn số lần và áp dụng cho một số hoạt động thúc đẩy kinh doanh điển hình như họp mặt, hội thảo, hội nghị, gặp gỡ đối tác...
Ngoài ra, Nghị định 70/2023/NĐ-CP của Chính phủ (Nghị định 70) yêu cầu lao động làm việc ở nhiều tỉnh thành phải xin giấy phép từ Bộ LĐ-TB&XH nhưng chưa có hướng dẫn cụ thể cho trường hợp đi công tác ngắn ngày ở nhiều địa phương. Điều này dẫn đến khó khăn cho cả cơ quan quản lý và DN trong việc xác định đối tượng phải xin GPLĐ và cơ quan có thẩm quyền xử lý.
Doanh nghiệp cần chủ động
Theo đề xuất của các chuyên gia Deloitte, mặc dù Nghị định 70 đã có nhiều sửa đổi tích cực, Chính phủ nên tiếp tục xem xét và làm rõ các quy định về chức danh lao động cũng như điều chỉnh, đưa ra hướng dẫn cụ thể hóa quy định đối với người nước ngoài có nhu cầu đi công tác ngắn ngày tại Việt Nam theo hướng linh hoạt hơn dựa trên kinh nghiệm quốc tế để thích nghi với xu hướng lao động toàn cầu và giảm thiểu những trở ngại cho các MNC khi hoạt động tại Việt Nam.
Cùng với đó, để đảm bảo quy trình xin cấp GPLĐ diễn ra thuận lợi và hiệu quả, DN cần chủ động đánh giá kỹ các chức danh công việc và kinh nghiệm của ứng viên ngay từ giai đoạn đăng tuyển, nhằm đảm bảo tính nhất quán và phù hợp với yêu cầu khi xin cấp GPLĐ.
"Điều này không chỉ nâng cao khả năng được chấp thuận mà còn giúp DN tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật. Đồng thời, việc đánh giá toàn diện và thường xuyên về kế hoạch công tác ngắn ngày cũng như tính chất công việc của người nước ngoài sẽ giúp DN duy trì sự chủ động và linh hoạt, đảm bảo quy trình xin cấp GPLĐ được thực hiện kịp thời, tránh các rủi ro không mong muốn…", chuyên gia Deloitte khuyến cáo.
Kinh nghiệm quốc tế
Các quốc gia Đông Nam Á đang triển khai nhiều chính sách khác nhau nhằm thu hút nhân tài, đặc biệt trong lĩnh vực nhập cư, với trọng tâm chính là ngành công nghệ. Điển hình, Singapore áp dụng chiến lược toàn diện và đa chiều để thu hút nhân tài toàn cầu. Ngoài việc duy trì môi trường kinh doanh thân thiện với thuế DN và thuế cá nhân thấp, cùng sự hỗ trợ mạnh mẽ từ chính phủ và cơ sở hạ tầng hiện đại, Singapore còn là trung tâm kinh doanh hấp dẫn. Chính phủ đã đưa ra nhiều chương trình visa được thiết kế riêng nhằm thu hút nhân tài cao cấp, đặc biệt trong các lĩnh vực ưu tiên, tăng trưởng mạnh như công nghệ và tài chính.
Một số chương trình đáng chú ý gồm: ONE Pass (nhắm đến nhân tài toàn cầu với thời hạn visa dài, tính ổn định và linh hoạt cao); Tech Pass (dành cho các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực công nghệ); EntrePass (thu hút các doanh nhân nước ngoài muốn khởi nghiệp sáng tạo tại Singapore, đặc biệt trong các ngành công nghệ cao hoặc nghiên cứu); Chương trình Đầu tư Toàn cầu (lộ trình dành cho các cá nhân có tài sản lớn muốn đạt được quyền thường trú tại Singapore).
Tương tự, Malaysia đã khởi động Chương trình Doanh nhân Công nghệ Malaysia (MTEP) nhằm thu hút nhân tài công nghệ và đưa ra các ưu đãi thuế cho chuyên gia nước ngoài trong các ngành công nghệ cao và bán dẫn. Bên cạnh đó, Thái Lan cũng đã giới thiệu chương trình Smart Visa để thu hút nhân lực có kỹ năng trong các công nghệ tương lai.
- Cùng chuyên mục
Kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản vượt 62 tỷ USD
Mục tiêu xuất khẩu nông lâm thủy sản năm nay phấn đấu 54- 55 USD, tuy nhiên lãnh đạo Bộ NN&PTNT khẳng định chắc chắn con số này sẽ trên 62 tỷ USD.
Sự kiện - 18/12/2024 15:19
Thủ tướng: Phát triển công nghiệp văn hóa phải huy động hợp tác công tư
Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, để phát triển ngành công nghiệp văn hóa cần huy động nguồn lực cho sự phát triển thông qua cơ chế, chính sách phù hợp, nhất là hợp tác công tư, lấy nguồn vốn Nhà nước dẫn dắt, kích hoạt mọi nguồn lực xã hội, người dân và doanh nghiệp.
Sự kiện - 18/12/2024 13:29
Tổng Bí thư: Thanh niên là nhân tố chủ chốt trong phát triển tương lai đất nước
Tổng Bí thư Tô Lâm tin tưởng, tuổi trẻ Việt Nam sẽ không ngừng vươn lên, tự chủ, tự tin, tự lực, tự cường, nỗ lực mạnh mẽ vì một Việt Nam dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.
Sự kiện - 18/12/2024 13:15
Hơn 485.000 đảng viên ở Hà Nội sinh hoạt chuyên đề về 'Kỷ nguyên mới'
Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội cho biết có hơn 485.000 đảng viên sinh hoạt chính trị về "Kỷ nguyên mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc".
Sự kiện - 18/12/2024 13:13
Ông Nguyễn Văn Thường làm Giám đốc Ban quản lý dự án công trình giao thông tỉnh Quảng Nam
Ông Nguyễn Văn Thường, Quyền Giám đốc Ban quản lý dự án Đầu tư xây dựng các công trình giao thông được bổ nhiệm giữ chức vụ Giám đốc Ban quản lý dự án Đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh Quảng Nam.
Sự kiện - 18/12/2024 06:32
Loạt địa phương kiểm tra, rà soát các sàn giao dịch bất động sản
Trước tình trạng thị trường bất động sản còn tiềm ẩn yếu tố rủi ro, hàng loạt địa phương đã siết chặt hoạt động của các sàn giao dịch bất động sản.
Sự kiện - 18/12/2024 06:29
Chỉ thị của Ban Bí thư về việc tổ chức Tết Ất Tỵ năm 2025
Ban Bí thư yêu cầu tăng cường công tác phòng, chống lãng phí, tiêu cực; không tổ chức thăm, chúc Tết cấp trên và lãnh đạo các cấp; không tổ chức đoàn của Trung ương thăm, chúc Tết cấp uỷ, chính quyền các địa phương; nghiêm cấm việc biếu, tặng quà Tết cho lãnh đạo các cấp dưới mọi hình thức…
Sự kiện - 17/12/2024 17:33
Phó Thủ tướng: Hợp nhất Bộ Xây dựng và Bộ GTVT là để mạnh hơn
Phó Thủ tướng Trần Hồng nhấn mạnh, việc hợp nhất Bộ Xây dựng, Bộ GTVT "không mang tính cơ học, hợp sức để mạnh hơn" và không để tình trạng "chảy máu chất xám, lãng phí người tài".
Sự kiện - 17/12/2024 15:49
Thưởng Tết Nguyên đán Ất Tỵ ở Đà Nẵng cao nhất 700 triệu đồng
Tiền thưởng Tết Dương lịch năm 2025 tại Đà Nẵng cao nhất là 223,1 triệu đồng thuộc khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, còn thưởng Tết Nguyên đán Ất Tỵ cao nhất là 700 triệu đồng thuộc khối doanh nghiệp dân doanh.
Sự kiện - 17/12/2024 15:35
Tổng Bí thư Tô Lâm: Bảo đảm an ninh phải góp phần mở rộng không gian phát triển
Tổng Bí thư Tô Lâm chỉ đạo ngoài bảo đảm an ninh, trật tự phải tranh thủ tối đa thời cơ, biến thách thức thành cơ hội cho phát triển đất nước, không ngừng củng cố tiềm lực quốc phòng, an ninh.
Sự kiện - 17/12/2024 14:58
Năm 2025, Hà Nội triển khai xây dựng tuyến đường sắt đô thị số 2
Chính phủ vừa phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư xây dựng tuyến đường sắt đô thị Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo với tổng mức đầu tư 35.588 tỷ đồng.
Sự kiện - 17/12/2024 14:23
Trung tâm tài chính TP.HCM và Đà Nẵng - 'cú hích' mạnh cho nền kinh tế
Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình nhấn mạnh, việc xây dựng trung tâm tài chính khu vực (Đà Nẵng) và quốc tế (TP.HCM) tại Việt Nam để chuẩn bị cho kỷ nguyên vươn mình của dân tộc; tạo ra cơ chế, nguồn lực mới, là "cú hích" mạnh đối với nền kinh tế.
Sự kiện - 17/12/2024 13:38
'Ngành hải quan tập trung hoàn thiện tổ chức bộ máy nhưng không để ngắt quãng công việc'
Bộ trưởng Tài chính Nguyễn Văn Thắng yêu cầu ngành hải quan quán triệt tinh thần tổ chức bộ máy là để đảm bảo các công việc vẫn được diễn ra suôn sẻ, còn bộ máy thì hoạt động hiệu lực, hiệu quả hơn.
Sự kiện - 17/12/2024 09:00
Doanh nghiệp FDI Nghệ An thưởng Tết: Cao nhất 74 triệu đồng
Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, các doanh nghiệp FDI tại Nghệ An thưởng cao nhất 74 triệu đồng/người, bình quân 4,6 triệu đồng/người, thấp nhất 300 nghìn đồng/người.
Sự kiện - 17/12/2024 08:54
Quốc hội họp bất thường trong tháng 2/2025 về sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy
Chủ tịch Quốc hội yêu cầu làm tốt công tác tư tưởng cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, quán triệt rõ đây là cuộc cách mạng về tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.
Sự kiện - 17/12/2024 07:13
Doanh nghiệp FDI tại Thanh Hóa thưởng tết Nguyên đán 2025 cao nhất 410 triệu đồng
Mức thưởng Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025 tại 83 Doanh nghiệp FDI tại Thanh Hóa dự kiến cao nhất đạt 410 triệu đồng/người, thấp nhất 70 nghìn đồng/người.
Sự kiện - 16/12/2024 20:38
- Đọc nhiều
Đáng đọc
- Đáng đọc
Phó Đức Nam - Mr.Pips, đằng sau sự hào nhoáng xa hoa tuổi 30
Pháp luật - Update 1 week ago
Doanh nhân Chu Lập Cơ - Từ đỉnh cao đến vực sâu
Pháp luật - Update 1 week ago
Bộ Tài chính Mỹ: Việt Nam không thao túng tiền tệ
Thị trường - Update 1 month ago