Ngoại giao Việt Nam: Vững bước đi theo con đường của Bác

PHÓ THỦ TƯỚNG, BỘ TRƯỞNG NGOẠI GIAO PHẠM BÌNH MINH
11:44 28/08/2019

"Cứ đến ngày 28/8 hàng năm, các thế hệ cán bộ, nhân viên ngành Ngoại giao đều tự hào nhớ về ngày thành lập ngành, nhớ về Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu - người sáng lập và đặt nền móng cho nền ngoại giao cách mạng Việt Nam", Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh viết.

PHAM BINH MINH 2

Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh.

Nhân dịp kỷ niệm 74 năm thành lập ngành Ngoại giao, 28/8/2019, Nhadautu.vn xin giới thiệu bài viết của Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh tới độc giả.

Cứ đến ngày 28/8 hàng năm, các thế hệ cán bộ, nhân viên ngành Ngoại giao đều tự hào nhớ về ngày thành lập ngành, nhớ về Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu - người sáng lập và đặt nền móng cho nền ngoại giao cách mạng Việt Nam.

Đã tròn 50 năm kể từ ngày Bác đi xa và dân tộc ta thực hiện Di chúc của Người, Tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh luôn là kim chỉ nam cho Ngoại giao Việt Nam.

Đối với các thế hệ cán bộ ngoại giao Việt Nam, Bác Hồ luôn là người Thầy lớn, một thiên tài ngoại giao đã xây dựng một phong cách ngoại giao Việt Nam. Những tư tưởng, phương châm kinh điển mà Bác chỉ ra như “Dĩ bất biến ứng vạn biến”, ngoại giao tâm công, “Ngũ tri” (biết mình, biết người, biết thời thế, biết dừng, biết biến) là bài học nằm lòng đối với các cán bộ làm công tác đối ngoại.

Dưới ánh sáng của Tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh, 74 năm qua, ngành Ngoại giao Việt Nam đã từng bước trưởng thành và đạt nhiều thành tựu to lớn mang tính lịch sử, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Ngoại giao Việt Nam đã kế thừa tinh hoa ngoại giao truyền thống của ông cha ta, đồng thời phát huy được những giá trị mới trong thời đại Hồ Chí Minh.

Trong thời kỳ đấu tranh giành độc lập dân tộc và thống nhất đất nước, cùng với những “binh chủng” khác, ngoại giao luôn có mặt ở tuyến đầu.

Với tài trí ngoại giao và nhãn quan chiến lược sắc bén của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nền ngoại giao cách mạng đã thực hiện chủ trương “hòa để tiến” bằng Hiệp định Sơ bộ 6/3/1946 và Tạm ước 14/9/1946, góp phần giữ vững thành quả cách mạng và chính quyền non trẻ trước hiểm họa thù trong giặc ngoài, kéo dài thời gian hòa bình để chuẩn bị lực lượng cho kháng chiến.

Trong hai cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc ta, ngoại giao đã thực sự trở thành một mặt trận, sát cánh cùng các mặt trận quân sự và chính trị tạo nên sức mạnh tổng hợp to lớn.

Hiệp định Giơ-ne-vơ 1954 và Hiệp định Pa-ri 1973 đã trở thành những dấu ấn lịch sử của nền ngoại giao cách mạng, hiện thực hóa chủ trương giành thắng lợi từng bước, tiến đến giành thắng lợi cuối cùng bằng Chiến thắng lịch sử mùa xuân năm 1975, thống nhất đất nước.

Trong thời bình, như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã khẳng định tại Hội nghị Ngoại giao 28 (2013), “Ngoại giao đi đầu trong kiến tạo hòa bình, bảo vệ Tổ quốc và thu hút nguồn lực cho phát triển đất nước”.

Đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển đã tỏ rõ tính đúng đắn, phục vụ hiệu quả các lợi ích an ninh và phát triển, nâng cao vị thế đất nước trên trường quốc tế. Nhờ đó, từ chỗ bị bao vây cô lập, đến nay Việt Nam đã tạo dựng được môi trường đối ngoại thuận lợi.

Chúng ta đã có quan hệ ngoại giao với 189/193 quốc gia thành viên Liên hợp quốc, thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược và Đối tác toàn diện với 30 nước, trong đó có tất cả các nước lớn ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương và toàn bộ 5 nước thành viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp Quốc. Vai trò, vị thế của Việt Nam trong ASEAN và trên 70 tổ chức khu vực và quốc tế khác ngày càng được coi trọng.

Việc Việt Nam được bầu làm Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020 - 2021 với số phiếu cao kỷ lục (192/193 phiếu) và đảm nhận thành công rất nhiều trọng trách đa phương như chủ nhà APEC 2017, Diễn đàn Kinh tế Thế giới về ASEAN (WEF ASEAN) 2018, tổ chức tốt Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều lần thứ hai (2019) đã khẳng định tầm vóc và vị thế mới của đất nước.

Có thể nói, Ngoại giao Việt Nam đã thực hiện tốt lời dạy của Bác Hồ khi Người phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị Ngoại giao năm 1964 về mục đích của ngoại giao: “Nói tóm tắt là nâng cao địa vị quốc tế của nước mình”.

Đoàn kết dân tộc gắn với đoàn kết quốc tế: Yếu tố cơ bản để thành công

Đại đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế là một trong những nội dung cốt lõi trong Tư tưởng Hồ Chí Minh. Bác Hồ đã khái quát tư tưởng ấy qua hai câu thơ rất giàu hình ảnh:

“Quan sơn muôn dặm một nhà

Vì trong bốn biển đều là anh em”.

Bám sát tư tưởng đó, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại luôn là phương châm và cũng làbài học lớn của ngoại giao Việt Nam. Trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước trước đây cũng như sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ngày nay, Đảng và Nhà nước ta rất coi trọng đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế.

Chúng ta nhận thức rõ sức mạnh của ngoại giao bắt nguồn từ sức mạnh tổng hợp của muôn triệu người con đất Việt cùng đồng tâm, nhất trí, cùng nhìn về một hướng, luôn hành động vì lợi ích quốc gia - dân tộc.

Sức mạnh ấy cũng đến từ sự phối hợp chặt chẽ giữa tất cả các lực lượng làm công tác đối ngoại để cùng góp phần giữ nước từ sớm, từ xa, giữ nước từ khi nước còn chưa nguy. Sức mạnh ấy đến từ sự ủng hộ của bạn bè quốc tế với chính nghĩa và các lợi ích chính đáng của Việt Nam - một thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế.

Tư tưởng Ngoại giao Hồ Chí Minh với hội nhập quốc tế

Ngay trong những tháng ngày đất nước còn chiến tranh, chưa được thống nhất, tầm nhìn xa của Chủ tịch Hồ Chí Minh về hội nhập quốc tế đã được thể hiện rất rõ. Người khẳng định: “Việt Nam là một bộ phận của thế giới, cũng không thể đi ngược dòng lịch sử được”.

Thực hiện tầm nhìn chiến lược đó của Bác, ngoại giao Việt Nam đã làm tốt vai trò “mở đường”, “cầu nối”, đồng hành với các bộ, ban, ngành, địa phương, doanh nghiệp trong những chặng đường hội nhập của đất nước.

Nhiều chủ trương, chính sách lớn đã được ban hành và triển khai. Những thành tựu của công cuộc Đổi mới gần 35 năm qua đã khẳng định vai trò quan trọng của ngoại giao trong tiến trình hội nhập quốc tế.

Việt Nam đã gia nhập ASEAN năm 1995, APEC năm 1998, trở thành thành viên sáng lập của nhiều diễn đàn, liên kết khu vực và quốc tế quan trọng như Diễn đàn Hợp tác Á - Âu (ASEM), Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Ngân hàng Đầu tư cơ sở hạ tầng Châu Á (AIIB), ký Hiệp định Thương mại tự do và Hiệp định Bảo hộ đầu tư với Liên minh Châu Âu… Những bước đi chủ động, tích cực trong hội nhập quốc tế đã mang lại những lợi ích thiết thực cho đất nước, góp phần đưa Việt Nam trở thành một bộ phận không thể tách rời của cộng đồng quốc tế, đúng như phương châm Bác Hồ đã từng căn dặn.

Tầm nhìn mới, tư duy mới

Chủ tịch Hồ Chí Minh rất coi trọng khả năng thích ứng, điều chỉnh nhạy bén của ngoại giao cho phù hợp với tình hình mới. Quan điểm của Người là: “Tình hình mới đã đặt ra những nhiệm vụ mới, phương châm mới, sách lược mới… Chính sách và khẩu hiệu cũng phải thay đổi cho phù hợp với tình hình mới”.

Phát biểu chỉ đạo Hội nghị Ngoại giao lần thứ 30 (8/2018), Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng nhấn mạnh yêu cầu đổi mới tư duy trong công tác đối ngoại theo hướng “dám nghĩ, dám làm, có tinh thần chủ động tiến công, dám vượt ra khỏi những tư duy, những lĩnh vực quen thuộc để có suy nghĩ và hành động vượt tầm quốc gia, đạt tới tầm khu vực và quốc tế”.

Tình hình thế giới và khu vực đang chuyển động nhanh chóng và sâu sắc. Nhiều nước lớn và các đối tác chủ chốt của ta đã và đang có những điều chỉnh chính sách quan trọng. Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang mang lại cả những cơ hội và thách thức đối với đất nước.

Do đó, đổi mới tư duy và nâng cao khả năng thích ứng là yêu cầu cấp thiết đối với ngoại giao Việt Nam trong tình hình mới nhằm nắm bắt cơ hội, vượt qua thách thức để định vị đất nước một cách có lợi nhất trong cục diện mới đang định hình.

Thời gian tới, đi đôi với việc duy trì môi trường hòa bình, ổn định, chúng ta tiếp tục thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, làm sâu sắc quan hệ với các nước, chủ động, tích cực hội nhập quốc tế sâu rộng.

Đó là những phương hướng, nhiệm vụ lớn của Ngoại giao Việt Nam. Trong đó, đẩy mạnh và nâng tầm đối ngoại đa phương, đảm nhận tốt các trọng trách Chủ tịch ASEAN 2020 và Uy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020 - 2021 là những trọng tâm toàn ngành đang khẩn trương chuẩn bị với quyết tâm và trách nhiệm cao.

Đồng thời, ngành ngoại giao sẽ tiếp tục sát cánh cùng các ngành, kiên định bảo vệ vững chắc chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia; kịp thời bảo hộ lợi ích chính đáng của công dân Việt Nam trên thế giới; hỗ trợ cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài ngày càng hướng về quê hương; nỗ lực quảng bá hình ảnh đất nước Việt Nam tươi đẹp, năng động, yêu chuộng hòa bình; đồng hành cùng các doanh nghiệp trong tiến trình mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế.

Kiên định con đường Bác Hồ đã chọn, phát huy truyền thống vẻ vang và những thành tựu to lớn trong 74 năm qua, ngành Ngoại giao Việt Nam đang vững bước tiến lên, viết tiếp những trang sử vàng của nền ngoại giao cách mạng Việt Nam.

  • Cùng chuyên mục
Quy định thu phí sử dụng cao tốc có hiệu lực từ tháng 10

Quy định thu phí sử dụng cao tốc có hiệu lực từ tháng 10

Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh Lê Tấn Tới cho biết, về hiệu lực thi hành, các quy định liên quan đến việc thu phí sử dụng đường cao tốc sẽ có hiệu lực từ ngày 1/10/2024 để kịp thời tổ chức triển khai hoạt động thu phí sử dụng đường bộ cao tốc theo quy định của Luật Đường bộ.

Sự kiện - 21/05/2024 12:49

PNJ lãi hơn 900 tỷ trong 4 tháng

PNJ lãi hơn 900 tỷ trong 4 tháng

PNJ báo cáo doanh thu 4 tháng tăng đến 33% so với cùng kỳ năm trước nhờ giá vàng tăng cao. Tuy nhiên, biên lợi nhuận gộp giảm từ 19,1% xuống 17% khiến lợi nhuận ròng không tăng trưởng tương ứng.

Tài chính - 21/05/2024 12:31

Chiều nay (21/5), Quốc hội tiến hành quy trình bầu Chủ tịch nước

Chiều nay (21/5), Quốc hội tiến hành quy trình bầu Chủ tịch nước

Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ trình Quốc hội danh sách đề cử để bầu Chủ tịch nước.

Sự kiện - 21/05/2024 12:00

Tổng Giám đốc CII: ‘Để có doanh thu từ bất động sản trong 2024 – 2025 là quá khó’

Tổng Giám đốc CII: ‘Để có doanh thu từ bất động sản trong 2024 – 2025 là quá khó’

Năm 2024, CII lên kế hoạch doanh thu 4.194 tỷ đồng, giảm 11% so với 2023 do khlong có nguồn thu từ mảng bất động sản. CEO của công ty cho biết nhìn rộng ra đến 2025 thì doanh thu từ mảng này sẽ là 0 do các dự án vướng pháp lý chưa thể sớm được tháo gỡ.

Tài chính - 21/05/2024 11:14

Phú Thành Hải Dương muốn làm khu dân cư hơn 211 tỷ đồng

Phú Thành Hải Dương muốn làm khu dân cư hơn 211 tỷ đồng

CTCP Đầu tư Phú Thành Hải Dương là nhà đầu tư duy nhất nộp hồ sơ đăng ký dự án khu dân cư hơn 211 tỷ đồng ở Hải Dương.

Bất động sản - 21/05/2024 11:09

Giá LNG châu Á ở mức cao nhất năm 2024 do khả năng phục hồi sức mua trong mùa hè

Giá LNG châu Á ở mức cao nhất năm 2024 do khả năng phục hồi sức mua trong mùa hè

Giá khí tự nhiên hóa lỏng LNG giao ngay tại châu Á tăng lên mức cao nhất kể từ cuối tháng 12 do các nhà nhập khẩu trong khu vực tiếp tục tranh giành các lô hàng để giao trong những tháng hè, theo Bloomberg.

Thị trường - 21/05/2024 11:00

Thủ tướng chỉ thị tiếp tục đẩy mạnh cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính phục vụ người dân, doanh nghiệp

Thủ tướng chỉ thị tiếp tục đẩy mạnh cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính phục vụ người dân, doanh nghiệp

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 20/5/2024 yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tiếp tục đẩy mạnh cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính phục vụ người dân, doanh nghiệp.

Sự kiện - 21/05/2024 10:17

Khu biệt thự trăm tỷ đồng rơi vào cảnh đìu hiu ở Quảng Ngãi

Khu biệt thự trăm tỷ đồng rơi vào cảnh đìu hiu ở Quảng Ngãi

Khu biệt thự Thiên Tân do CTCP Đầu tư Xây dựng Thiên Tân làm chủ đầu tư, với số vốn khoảng 100 tỷ đồng đang rơi vào tình cảnh đìu hiu, xuống cấp do nhiều năm không có có người sử dụng.

Đầu tư - 21/05/2024 09:42

Bất động sản nghỉ dưỡng chuẩn bị 'đảo chiều' trước loạt tín hiệu mới

Bất động sản nghỉ dưỡng chuẩn bị 'đảo chiều' trước loạt tín hiệu mới

Bất động sản nghỉ dưỡng đang ấm dần lên theo hiệu ứng "vết dầu loang" của thị trường chung, tái xuất ngoạn mục với các sản phẩm cao cấp nhất bên Vịnh Hạ Long. 

Doanh nghiệp - 21/05/2024 08:00

Samsung Electronics bổ nhiệm giám đốc mới mảng kinh doanh chip

Samsung Electronics bổ nhiệm giám đốc mới mảng kinh doanh chip

Samsung Electronics (005930.KS) sáng hôm nay (thứ Ba, 21/5), cho biết họ đã bổ nhiệm Young Hyun Jun làm giám đốc mới cho bộ phận bán dẫn của công ty, Reuters đưa tin.

Đầu tư - 21/05/2024 07:46

Vi phạm xây dựng, công ty Phát Đạt bị phạt 110 triệu đồng

Vi phạm xây dựng, công ty Phát Đạt bị phạt 110 triệu đồng

Công ty CP phát triển bất động sản Phát Đạt (Công ty Phát Đạt) bị chính quyền quận 3 TP.HCM xử phạt 110 triệu đồng do xây dựng phát sinh trái phép tại công trình toà nhà văn phòng số 39 Phạm Ngọc Thạch, phường Võ Thị Sáu, quận 3, TP.HCM.

Pháp luật - 21/05/2024 07:25

Trung Quốc nghĩ gì về 'chiến lược chung sản xuất ô tô' của Nhật Bản và ASEAN?

Trung Quốc nghĩ gì về 'chiến lược chung sản xuất ô tô' của Nhật Bản và ASEAN?

Nhật Bản và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) có kế hoạch xây dựng chiến lược chung đầu tiên về sản xuất và bán ô tô trong khối Đông Nam Á để chống lại sự hiện diện ngày càng tăng của Trung Quốc trên thị trường xe điện, tờ Nikkei đưa tin hôm thứ Hai.

Thị trường - 21/05/2024 07:21

Quy định 142: Tiến cử sai người, không thể 'phủi tay' xong nhiệm kỳ là thôi

Quy định 142: Tiến cử sai người, không thể 'phủi tay' xong nhiệm kỳ là thôi

Theo PGS. Lê Văn Cường, Quy định 142 của Bộ Chính trị có tính ràng buộc trong việc giới thiệu nhân sự, bổ nhiệm cán bộ, thêm tính trách nhiệm của nhiều phía, chứ không phải "phủi tay" xong nhiệm kỳ là thôi.

Sự kiện - 21/05/2024 07:14

'Lãi mỏng' như Vina2, nhà đầu tư cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt

'Lãi mỏng' như Vina2, nhà đầu tư cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt

Mặc dù doanh thu thuần trong quý 1/2024 của CTCP Đầu tư và Xây dựng Vina2 (VC2) đạt  hơn 276 tỷ đồng (tăng hơn gấp đôi so với cùng kỳ năm 2023), tuy nhiên, lãi ròng của doanh nghiệp này chỉ nằm ở mức 1,7 tỷ đồng.

Tài chính - 21/05/2024 06:58

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp tỷ phú sáng lập Tập đoàn Infosys (Ấn Độ)

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp tỷ phú sáng lập Tập đoàn Infosys (Ấn Độ)

Chiều tối 20/5, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp ông Nagavara Ramaroa Narayana Murthy, nguyên Chủ tịch, người sáng lập Tập đoàn Infosys (Ấn Độ).

Sự kiện - 21/05/2024 06:52

Tác giả ‘cuốn Thiên nga đen’ Nassim Taleb: 'Nhà đầu tư không nên quá lo lắng về các sự kiện ở Trung Đông'

Tác giả ‘cuốn Thiên nga đen’ Nassim Taleb: 'Nhà đầu tư không nên quá lo lắng về các sự kiện ở Trung Đông'

Theo tác giả Nassim Taleb, mọi người nên chú ý đến các sự kiện ở Trung Đông từ góc độ nhân đạo nhưng không cần quá lo lắng khi họ là các nhà đầu tư.

Đầu tư - 21/05/2024 06:51