Nghị định số 35 sẽ tạo thuận lợi cho thực thi dự án PPP

Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (Luật PPP) được Quốc hội khóa XIV thông qua tại kỳ họp thứ 9, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2021. Luật được kỳ vọng tạo một khuôn khổ pháp lý chung, có hiệu lực cao, lâu dài, ổn định cho việc thực hiện các dự án PPP tại Việt Nam.
NGUYỄN ĐĂNG TRƯƠNG - CỤC TRƯỞNG CỤC ĐẤU THẦU, Bộ KH&ĐT
02, Tháng 05, 2021 | 11:22

Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (Luật PPP) được Quốc hội khóa XIV thông qua tại kỳ họp thứ 9, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2021. Luật được kỳ vọng tạo một khuôn khổ pháp lý chung, có hiệu lực cao, lâu dài, ổn định cho việc thực hiện các dự án PPP tại Việt Nam.

img-bgt-2021-img-bgt-2021-phap-van-1612947809-width1280height720-1618147671-width1280height719-0958

Dự án đầu tư nâng cấp cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ được triển khai theo hình thức PPP. Ảnh minh họa, nguồn: Tạ Hải

Để hướng dẫn chi tiết và nhằm bảo đảm tính linh hoạt trong điều hành, theo quy định tại Luật, Chính phủ ban hành Nghị định số 35/2021/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật PPP.

Nghị định số 35/CP gồm 08 Chương, 93 Điều và 06 Phụ lục, trong đó có một số điểm mới đáng chú ý như sau:

Lĩnh vực và quy mô đầu tư

Tiếp tục duy trì định hướng tập trung nguồn lực vào các dự án có quy mô đủ lớn, có sức lan tỏa, Nghị định quy định quy mô tổng mức đầu tư tối thiểu đối với một số lĩnh vực hạ tầng kỹ thuật (hạ tầng cứng) như giao thông, năng lượng... áp dụng hạn mức 1.500 tỷ đồng; hạ tầng xã hội (hạ tầng mềm) như y tế, giáo dục, công nghệ thông tin... áp dụng hạn mức 100 hoặc 200 tỷ đồng.

Về dự án trên phạm vi từ hai đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên

Thực tiễn hiện nay cho thấy, nhiều dự án giao thông đường bộ trọng điểm đang được các địa phương nghiên cứu, triển khai theo phương thức PPP, trong đó phần lớn là các dự án liên tỉnh.

Nhằm bảo đảm tính thống nhất, thuận lợi cho quá trình triển khai sau này, Nghị định 35/CP yêu cầu trước khi trình Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư dự án, Ủy ban nhân dân các tỉnh liên quan đến dự án cần báo cáo, xin ý kiến đồng thuận của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh về quy mô, địa điểm, sơ bộ tổng mức đầu tư, vốn Nhà nước trong dự án, phân chia trách nhiệm phần chi trả rủi ro (nếu có).

Trên cơ sở đó, thống nhất với Bộ quản lý ngành về việc giao một trong các địa phương có dự án đi qua làm cơ quan có thẩm quyền tổ chức chuẩn bị dự án và trình Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư.

Khảo sát sự quan tâm của nhà đầu tư

Một điểm mới trong quá trình thực hiện một dự án PPP được Nghị định 35/CP quy định, đó là khảo sát sự quan tâm của nhà đầu tư đối với dự án. Bên cạnh mục tiêu khảo sát các yêu cầu về kỹ thuật cũng như tính khả thi, hấp dẫn của dự án, kết quả khảo sát sự quan tâm của nhà đầu tư là cơ sở để cơ quan có thẩm quyền xác định hình thức lựa chọn nhà đầu tư (trong nước hoặc quốc tế, có sơ tuyển hoặc không sơ tuyển). Việc khảo sát được thực hiện hoàn toàn trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia.

Hình thức lựa chọn nhà đầu tư mới - Đàm phán cạnh tranh

Bên cạnh các hình thức lựa chọn nhà đầu tư truyền thống đã được áp dụng trước đây tại Việt Nam, Luật PPP quy định một hình thức lựa chọn nhà đầu tư mới - Đàm phán cạnh tranh. Hình thức này áp dụng đối với 02 nhóm dự án: (i) dự án có không quá 03 nhà đầu tư đáp ứng yêu cầu thực hiện dự án được mời tham dự; (ii) dự án ứng dụng công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển theo quy định của pháp luật về công nghệ cao, dự án ứng dụng công nghệ mới theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ. Nghị định 35/CP quy định chi tiết các bước thực hiện hình thức này, phản ánh xu hướng chung của thế giới nhằm tăng cường đối thoại giữa khu vực công và khu vực tư trong quá trình lựa chọn đối tác tư nhân thực hiện hợp đồng dự án PPP.

Chuyển tiếp đối với dự án BT

Luật PPP quy định dừng triển khai các dự án BT mới và cho phép dự án BT đã phát hành hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu theo đúng quy định của pháp luật thì được tiếp tục thực hiện. Để bảo đảm tuân thủ Luật PPP và xử lý dứt điểm tồn tại của các dự án BT dở dang, Nghị định 35/CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 69/2019/NĐ-CP, đồng thời bổ sung quy định về việc sử dụng tài sản công để thanh toán cho các dự án BT đủ điều kiện chuyển tiếp theo Luật.

Phụ lục hướng dẫn chi tiết việc triển khai một dự án PPP

Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan thực thi, Nghị định 35/CP bao gồm 06 Phụ lục hướng dẫn chi tiết các nội dung cần triển khai đối với dự án PPP, bao gồm:

- Phụ lục I hướng dẫn việc lập kế hoạch thẩm định của Hội đồng thẩm định dự án PPP, bảo đảm việc thẩm định chất lượng, chặt chẽ, trách nhiệm và đáp ứng tiến độ.

- Phụ lục II hướng dẫn các mẫu báo cáo trong quá trình quyết định chủ trương đầu tư dự án PPP, gồm: mẫu báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, mẫu báo cáo thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi và mẫu quyết định chủ trương đầu tư.

- Phụ lục III hướng dẫn các mẫu báo cáo trong quá trình phê duyệt dự án PPP, gồm: mẫu báo cáo nghiên cứu khả thi, mẫu báo cáo thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi và mẫu phê duyệt dự án.

- Phụ lục IV hướng dẫn thực hiện việc khảo sát sự quan tâm của nhà đầu tư, bên cho vay đối với dự án.

- Phụ lục V mô tả quy trình thực hiện lựa chọn nhà đầu tư đối với các hình thức: đấu thầu rộng rãi, đàm phán cạnh tranh và chỉ định nhà đầu tư.

- Phụ lục VI hướng dẫn việc lập hợp đồng mẫu dự án PPP.

Nghị định số 35/2021/NĐ-CP được Chính phủ ban hành ngày 29/3/2021 và có hiệu lực kể từ ngày ký.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25154.00 25454.00
EUR 26614.00 26721.00 27913.00
GBP 31079.00 31267.00 32238.00
HKD 3175.00 3188.00 3293.00
CHF 27119.00 27228.00 28070.00
JPY 158.64 159.28 166.53
AUD 16228.00 16293.00 16792.00
SGD 18282.00 18355.00 18898.00
THB 667.00 670.00 698.00
CAD 18119.00 18192.00 18728.00
NZD   14762.00 15261.00
KRW   17.57 19.19
DKK   3574.00 3706.00
SEK   2277.00 2364.00
NOK   2253.00 2341.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ