Ngân hàng Quốc dân hoạt động ra sao thời hậu ông 'nghị' Đặng Thành Tâm?

Nhàđầutư
Nếu phải trích lập nợ xấu theo đúng quy định, Ngân hàng Quốc dân (NCB) có thể lỗ âm vốn chủ trong vòng 5 năm.
MINH TRANG
27, Tháng 11, 2017 | 14:47

Nhàđầutư
Nếu phải trích lập nợ xấu theo đúng quy định, Ngân hàng Quốc dân (NCB) có thể lỗ âm vốn chủ trong vòng 5 năm.

ncb-ngan-hang-quoc-dan-nhadautu.vn

 

Nước đã đến chân 

Trong bối cảnh các ngân hàng thương mại đua nhau báo lãi trăm, nghìn tỷ, thì trong 9 tháng đầu năm 2017, lãi sau thuế của Ngân hàng TMCP Quốc dân (NCB) đạt vỏn vẹn 7,47 tỷ đồng, thấp hơn con số 7,75 tỷ đồng cùng kỳ và thua xa mục tiêu cả năm (lãi trước thuế 42 tỷ đồng). 

4 năm sau khi của ông chủ Tập đoàn Kinh Bắc Đặng Thành Tâm ra đi, NCB với sự giam gia của dàn lãnh đạo Gami Group vẫn gặp không ít khó khăn để duy trì hoạt động.

Thời điểm cuối quý III/2017, tiền gửi và vay của các tổ chức tín dụng khác tại NCB đột ngột giảm mạnh hơn 10.400 tỷ đồng về 10.252 tỷ đồng. 

NCB dù đã rất cố gắng đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng (tăng thêm hơn 3.000 tỷ đồng) và huy động vốn trên thị trường II (phát hành gần 3.000 tỷ đồng giấy tờ có giá), tuy nhiên tổng tài sản vẫn co về 63.807 tỷ đồng so với 69.011 tỷ đồng thời điểm đầu năm. 

Diễn biến này rõ ràng không nằm trong kế hoạch của ban lãnh đạo NCB, khi Đại hội đồng cổ đông thường niên diễn ra đầu năm đã thông qua mục tiêu nâng tổng tài sản vào cuối năm lên 94.567 tỷ đồng.

Nguyên nhân có thể lý giải là NCB đã tăng trưởng rất nóng kể từ sau sự ra đi của ông Đặng Thành Tâm. Giai đoạn 2013 - nay, tổng tài sản của NCB tăng hơn gấp đôi, tốc độ này với huy động và tín dụng lần lượt là 245% và 216%.

Các chỉ số tăng nóng và vượt ngưỡng chịu đựng của NCB. Từ đây, những dấu hiệu tăng trưởng thiếu bền vững của NCB bắt đầu lộ ra.

Đầu tiên là lượng tài sản không mang tính sinh lời đang rất lớn. Tài sản cố định tới cuối tháng 9/2017 là 1.375 tỷ đồng, phần lớn là giá trị quyền sử dụng đất; tài sản có khác gồm khoản phải thu, lãi, phí phải thu là 9.223 tỷ đồng.

Tổng cộng hai khoản mục này lên tới 10.600 tỷ đồng, chiếm 1/6 tổng tài sản của NCB. Đây được gọi là tài sản 'chết' của một ngân hàng thương mại, dù không sinh lời, song ngân hàng vẫn hàng ngày phải trả lãi cho các khoản huy động tương ứng.

Đáng lo ngại hơn, nợ xấu của NCB tăng mạnh các năm vừa qua. Đây là vấn đề lớn nhất mà tân Chủ tịch Nguyễn Tiến Dũng phải đối mặt trong thời gian tới.

do-hoa

 

Nợ xấu (các nhóm 3,4,5) tới cuối tháng 9/2017 là 678 tỷ đồng, tương đương tỷ lệ nợ xấu 2,37%, tăng mạnh cả về số tuyệt đối và tương đối so với đầu năm (376 tỷ đồng, 1,48%).

Nửa đầu năm, NCB đã bán hơn 1.000 tỷ đồng nợ xấu cho VAMC, nâng số dư trái phiếu đặc biệt lên 6.908 tỷ đồng. Tổng cộng nợ xấu thể hiện trên báo cáo tài chính vào khoảng 7.500 tỷ đồng, gấp 2,5 lần vốn cổ phần và bằng 1/4 tổng mức tín dụng. 

Theo phương án tái cấu trúc, NCB được phép chưa trích lập dự phòng nợ xấu bán cho VAMC. Nếu trích lập đúng quy định chung với tỷ lệ 10%/ năm, kết quả kinh doanh của NCB sẽ 'bay hơi' khoảng 700 tỷ đồng mỗi năm, vốn chủ sở hữu sẽ rơi vào trạng thái âm sau 5 năm, đó là trong trường hợp khả quan nhất khi NCB không còn nợ xấu bán cho VAMC.

Thay tướng, mong đổi vận

Trong Đại hội đồng cổ đông thường niên, NCB cho biết sẽ tăng vốn thêm 3.000 tỷ đồng thông qua phát hành trái phiếu chuyển đổi cho cổ đông chiến lược nước ngoài. Đối tượng được nhắc đến sau đó là một ngân hàng Mỹ. 

NCB hé lộ quá trình lựa chọn đối tác chiến lược để tăng vốn sẽ hoàn thành vào cuối năm nay hoặc đầu năm sau. Dù vậy tới nay chưa có thông tin mới nào về thương vụ trên.

Trong bối cảnh hoạt động của bản thân NCB không mấy sáng sủa, cổ phiếu giao dịch dưới mệnh giá thời gian dài, cùng việc một loạt ngân hàng nước ngoài rút vốn hoặc thu hẹp hoạt động tại Việt Nam thời gian qua (HSBC, ANZ, CBA hay Standard Chartered), khả năng NCB hút vốn ngoại thành công vẫn còn bỏ ngỏ.

Song song với tìm kiếm nhà đầu tư nước ngoài, NCB cũng đồng thời cải tổ bộ máy lãnh đạo, mà giới đầu tư tin rằng là đi kèm với thay đổi cơ cấu cổ đông. Cùng với việc ông chủ Tập đoàn Gami Nguyễn Tiến Dũng thay vợ là bà Trần Hải Anh nắm chức Chủ tịch HĐQT NCB, đại hội bất thường nhà băng này vừa qua cũng bầu bổ sung ông Trần Kim Chung, Chủ tịch Tập đoàn CT Group làm thành viên HĐQT nhiệm kỳ 2015 - 2020. 

Dù không công bố chính thức và không có số liệu cụ thể, song diễn biến trên cho thấy bóng dáng không nhỏ của Gami Group và CT Group tại NCB.

Trong khi đó, dấu ấn của ông Đặng Thành Tâm cùng Tập đoàn Kinh Bắc đến nay vẫn còn rất đậm nét ở NCB. 

Công ty CP Năng lượng Sài Gòn - Bình Định, một pháp nhân có liên quan tới ông Đặng Thành Tâm đang sở hữu gần 10% vốn của NCB.

Báo cáo tài chính cho thấy NCB đang tài trợ cả nghìn tỷ đồng, tương đương 1/3 vốn cổ phấn cho các doanh nghiệp liên quan tới ông chủ Tập đoàn Kinh Bắc. 

Như mua 360 tỷ đồng trái phiếu đối với Công ty CP Đầu tư Sài Gòn Đà Nẵng; 64,4 tỷ đồng trái phiếu Công ty CP Phát triển Đô thị Sài Gòn Tây; góp 338 tỷ đồng, chiếm 11% vốn cổ phần Công ty CP Đầu tư Sài Gòn (SGI), góp 273,7 tỷ đồng vào Công ty CP Khoáng sản Sài Gòn - Quy Nhơn hay đầu tư 90 tỷ đồng vào Công ty CP Đầu tư Phát triển nhà máy điện Sài Gòn - Bình Thuận. 

 \

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 24810.00 24830.00 25150.00
EUR 26278.00 26384.00 27554.00
GBP 30717.00 30902.00 31854.00
HKD 3125.00 3138.00 3240.00
CHF 26952.00 27060.00 27895.00
JPY 159.41 160.05 167.39
AUD 16033.00 16097.00 16586.00
SGD 18119.00 18192.00 18729.00
THB 669.00 672.00 700.00
CAD 17923.00 17995.00 18523.00
NZD   14756.00 15248.00
KRW   17.51 19.08
DKK   3529.00 3658.00
SEK   2286.00 2374.00
NOK   2265.00 2354.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ