Năm khó khăn của doanh nghiệp thủy sản

Nhàđầutư
VNDirect nhìn nhận hầu hết các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản sẽ ghi nhận mức tăng trưởng lợi nhuận ròng âm trong năm 2023 khi biên lợi nhuận gộp giảm và mức nền cao của năm 2022. Tuy vậy, điểm tích cực là triển vọng ảm đạm của ngành phần nào đã phản ánh vào giá cổ phiếu.
TẢ PHÙ
08, Tháng 06, 2023 | 15:23

Nhàđầutư
VNDirect nhìn nhận hầu hết các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản sẽ ghi nhận mức tăng trưởng lợi nhuận ròng âm trong năm 2023 khi biên lợi nhuận gộp giảm và mức nền cao của năm 2022. Tuy vậy, điểm tích cực là triển vọng ảm đạm của ngành phần nào đã phản ánh vào giá cổ phiếu.

gia-tri-xuat-khau-nong---lam---thuy-san-cua-viet-nam-se-dat-60---62-ty-usd-vao-nam-20301612844699

Cổ phiếu thủy sản vẫn được dự báo có nhiều triển vọng khi hầu hết những khó khăn của ngành đã phản ánh vào giá. Ảnh minh họa: Internet.

Theo Tổng cục Hải quan, xuất khẩu thủy sản trong 4 tháng 2023 đạt 2,57 tỷ USD, giảm 29% so với cùng kỳ. Giá trị xuất khẩu các mặt hàng chủ lực đều giảm mạnh từ 10-41% do nhu cầu thị trường chính bị ảnh hưởng nặng nề bởi lạm phát cao, suy thoái kinh tế khiến cả lượng xuất khẩu và giá bán bình quân đều giảm.

3 thị trường xuất khẩu đơn lẻ lớn nhất của thủy sản Việt Nam (Nhật Bản, Mỹ, Trung Quốc) trong 4 tháng đầu năm 2023 đều suy giảm so với cùng kỳ năm trước.

Có thể thấy, kim ngạch xuất khẩu của Mỹ giảm 51% so với cùng kỳ xuống còn 412 triệu USD do tồn kho cao cùng với nhu cầu tiêu thụ yếu. Đây là thị trường xuất khẩu giảm mạnh nhất trong 4 tháng 2023. Trong khi đó, dù vượt Mỹ trở thành thị trường xuất khẩu thủy sản lớn nhất Việt Nam, song xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này cũng giảm 9%. Về phía Trung Quốc, xuất khẩu thủy sản sang nước này cũng giảm 30% bất chấp đã mở cửa trở lại hoàn toàn.  

Diễn biến kể trên đã phản ánh rõ nét vào KQKD các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản niêm yết trong quý I/2023. Theo đó, tổng doanh thu các đơn vị trong kỳ giảm mạnh 32% so với cùng kỳ năm trước do giá bán bình quân và sản lượng xuất khẩu đều giảm. Biên lợi nhuận gộp ngành thu hẹp 5,1 % do giá bán bình quân giảm trong khi chi phí sản xuất tiếp tục ở mức cao. Ước tính của VNDirect, tổng lãi ròng doanh nghiệp thủy sản giảm 74% so với cùng kỳ năm trước.

Các DN xuất khẩu cá tra hàng đầu như VHC hay ANV nhìn nhận cá tra dù được coi là mặt hàng thực phẩm thực sự hợp túi tiền người tiêu dùng nhưng cũng không tránh khỏi tác động tiêu cực của suy thoái kinh tế và lạm phát cao khiến sức mua yếu đi. Trong khi đó, chi phí đầu vào sản xuất như cá nguyên liệu hay thức ăn cho cá đều giảm nhẹ hơn nhiều so với sự sụt giảm của giá bán bình quân, cùng với chi phí lãi vay trong môi trường lãi suất cao đã bào mòn lợi nhuận của các công ty.

VHC trong kỳ ghi nhận lãi ròng giảm đến 60% còn 219 tỷ đồng. Tương tự, lãi ròng ANV quý I/2023 chỉ đạt 92,4 tỷ đồng, giảm 55%.

Tính tới cuối quý 1/2023, Vĩnh Hoàn vẫn còn nắm giữ các cổ phiếu NLG, DXS và KBC, khoản đầu tư đang lỗ trên sổ sách gần 84 tỷ đồng. Còn IDI “bay hơi” đến 92% lãi ròng so với cùng kỳ năm trước.

“Vua tôm” Minh Phú bất ngờ báo lỗ 97 tỷ đồng, so với mức lãi ròng 90 tỷ đồng quý I/2022. Theo MPC, ngoài ảnh hưởng từ doanh thu bán hàng giảm, kết quả kinh doanh của các công ty nuôi tôm thương phẩm Minh Phú Lộc An, Minh Phú Kiên Giang và Công ty Sản xuất Tôm giống Minh Phú Ninh Thuận không có hiệu quả.

Ở chiều ngược lại, 2 cái tên hiếm hoi có kết quả lợi nhuận tăng trưởng so với quý I/2022 là Thực phẩm Sao Ta và Xuất nhập khẩu Thủy sản Bến Tre (HOSE: ABT).

Theo đó, doanh thu FMC dù giảm 24%, song nhờ chi phí vận chuyển giảm (nhờ tập trung vào thị trường Nhật Bản), không phát sinh chi phí thuế chống bán phá giá, do đó FMC ghi nhận lãi sau thuế tăng 7%, đạt 44 tỷ đồng.

Tương tự, doanh thu ABT trong quý I/2023 cũng giảm 7% còn 124 tỷ đồng, song lãi ròng tăng 20% đạt 9,2 tỷ đồng. Công ty cho biết do kỳ này lãi tiền gửi có kỳ hạn tăng và chi phí vận chuyển giảm.

Doanh nghiệp thủy sản dè dặt đặt kế hoạch năm 2023

Do nhu cầu yếu từ các thị trường xuất khẩu chính và chi phí sản xuất ở mức cao, các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản niêm yết trong ngành, đặc biệt là các doanh nghiệp cá tra, đã đặt kế hoạch kinh doanh thận trọng hơn so với năm 2022.

Hầu hết các doanh nghiệp đều đặt kế hoạch doanh thu 2023 lớn hơn hoặc bằng doanh thu năm 2022, trong khi lợi nhuận sẽ sụt giảm đáng kể. Điều này cho thấy các doanh nghiệp kì vọng lợi nhuận gộp sẽ giảm mặc dù giá bán bình quân của sản phẩm có thể duy trì ở mức cao do lạm phát.

Trong khi đó, các doanh nghiệp xuất khẩu tôm có phần lạc quan hơn về kết quả kinh doanh năm 2023 khi kỳ vọng doanh thu và lợi nhuận đều tăng so với cùng kỳ. Tuy nhiên, với những thách thức có thể thấy được trong năm 2023 của ngành tôm, VNDirect cho rằng kế hoạch này của các doanh nghiệp là khá tham vọng.

NDT - KHKD DN thuy san

Kế hoạch kinh doanh các doanh nghiệp thủy sản năm 2023. Ảnh VNDirect.

Với các nhu cầu từ các thị trường xuất khẩu chính vẫn đang bị ảnh hưởng, VNDirect cho rằng hầu hết các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản sẽ ghi nhận mức tăng trưởng lợi nhuận ròng âm trong năm 2023 khi biên lợi nhuận gộp giảm và mức nền cao của năm 2022.

Tuy nhiên, VNDirect cho rằng tại thời điểm này, triển vọng ảm đạm của ngành trong năm 2023 đã phần nào được phản ánh vào giá khi cổ phiếu của các doanh nghiệp niêm yết đã giảm khoảng 40-60% kể từ mức đỉnh vào quý I/2022.

Dù vậy, VNDirect cũng cảnh báo rủi ro ngành gồm: Giá và sản lượng tiêu thụ cao hơn dự kiến tại các thị trường xuất khẩu chính; lạm phát cao hơn dự kiến tại Mỹ, E.U; và tiêu thụ thủy sản từ thị trường Trung Quốc chậm hơn dự kiến.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ