Mâu thuẫn Mỹ - Hàn trong chính sách cấm vận Triều Tiên

Nhàđầutư
Trong một cuộc thảo luận ở Tokyo ngày hôm qua, những chuyên gia từ Mỹ và Hàn Quốc đã bàn bạc về một chính sách cấm vận phù hợp nhất đối với Triều Tiên.
VÕ QUYỀN
20, Tháng 10, 2018 | 16:17

Nhàđầutư
Trong một cuộc thảo luận ở Tokyo ngày hôm qua, những chuyên gia từ Mỹ và Hàn Quốc đã bàn bạc về một chính sách cấm vận phù hợp nhất đối với Triều Tiên.

trieu-tien-han-quoc

Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un ăn trưa cùng người đồng cấp Hàn Quốc Môn Jea-in trong lần gặp nhau hồi cuối tháng Chín. Ảnh: Reuters

Theo Nikkei, hai bên đồng ý việc cấm vận kinh tế đối với Triều Tiên đã mang lại những kết quả nhất định, đặc biệt là gia tăng áp lực lên Bình Nhưỡng để đi tới một thỏa thuận hòa bình, và xa hơn là một bán đảo Triều Tiên phi hạt nhân. Tuy nhiên khi Mỹ quả quyết duy trì cấm vận với Triều Tiên, phía Hàn Quốc cho rằng giảm nhẹ mức độ cấm vận là động lực để Bình Nhưỡng ngồi vào bàn đàm phán.

Giáo sư Kim Byung-yeon của trường Đại học Quốc gia Seoul nhận định việc hợp tác kinh tế sẽ cho Triều Tiên động lực để từ bỏ tham vọng hạt nhân.

“Việc cấm vận hàng hải đã khiến nền kinh tế Triều Tiên thụt lại đáng kể trong năm nay, xuất khẩu giảm gần 90% khi quặng sắt và than đá không được vận chuyển ra nước ngoài”. Kim tiếp tục:“Tuy nhiên điều này sẽ không khiến Chủ tịch Kim Jong Un từ bỏ vũ khí hạt nhân, ở một thời điểm nào đó khi đặt đủ áp lực lên Bình Nhưỡng, chúng ta phải tiếp cận một cách mềm mại thay vì cứng nhắc”.

Phó chủ tịch Viện kinh tế Quốc tế Peterson, Marcus Noland lại hoài nghi về ý tưởng này: “Tôi lo rằng cách tiếp cận này sẽ không thực sự thay đổi Triều Tiên, mà chỉ khiến quốc gia này giàu có hơn, qua đó sẽ cho họ nhiều nguồn lực để tiếp tục tham vọng sở hữu vũ khí hạt nhân”.

Lee Suk, giám đốc của Viện Phát triển Hàn Quốc, cho rằng thị trường chợ đen đang đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế Triều Tiên, đặc biệt là trong bối cảnh Bình Nhưỡng đang hứng chịu cấm vận ngặt nghèo.

Nền kinh tế CHDCND Triều Tiên đang gặp nhiều khó khăn vì không tồn tại cơ chế thị trường đồng thời thường gặp phải thiên tai như hạn hán, lụt lội, lạnh giá.

CHDCND Triều Tiên áp dụng chính sách điều hành kinh tế bằng những mệnh lệnh từ cấp cao, ít chịu ảnh hưởng của thị trường. Do những sai lầm về chính sách cũng như sự sụp đổ của hệ thống Xã hội chủ nghĩa, sự bao vây cấm vận của Mỹ đã khiến Bắc Triều Tiên từ tụt hậu rồi lâm vào nạn đói những năm 1990, dù nước này vốn từng có thời phát triển hơn cả Hàn Quốc.

Bất chấp lệnh trừng phạt, CHDCND Triều Tiên vẫn có quan hệ ngoại giao và thương mại với hơn 150 nước trong đó có nhiều nước thuộc Liên minh châu Âu EU.

Hiện tại, CHDCND Triều Tiên đang gặp phải nhiều khó khăn để vượt qua lệnh cấm vận. Năm 2013, Triều Tiên đã quyết định bán một số vàng dự trữ cho Trung Quốc nỗ lực để vượt qua cuộc khủng hoảng.

Nền kinh tế Triều Tiên vào năm 2017 chứng kiến sự suy giảm nghiêm trọng nhất trong vòng 2 thập kỷ qua, theo ước tính từ Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc (BOK). Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) ở Bắc Triều Tiên vào năm 2017 đã giảm 3,5% so với năm 2016, đánh dấu sự sụt giảm lớn nhất kể từ năm 1997, khi mà kinh tế nước này giảm 6,5% do nạn đói.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25030.00 25048.00 25348.00
EUR 26214.00 26319.00 27471.00
GBP 30655.00 30840.00 31767.00
HKD 3156.00 3169.00 3269.00
CHF 27071.00 27180.00 27992.00
JPY 159.45 160.09 167.24
AUD 15862.00 15926.00 16400.00
SGD 18109.00 18182.00 18699.00
THB 667.00 670.00 696.00
CAD 17920.00 17992.00 18500.00
NZD   14570.00 15049.00
KRW   17.26 18.81
DKK   3520.00 3646.00
SEK   2265.00 2349.00
NOK   2255.00 2341.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ