Mặt bằng lãi suất sẽ ra sao khi thị trường trái phiếu chính phủ khởi sắc?

Nhàđầutư
Việc thị trường trái phiếu chính phủ khởi sắc trong năm 2016 và những tháng đầu năm 2017 phát đi tín hiệu gì cho thị trường lãi suất những tháng sắp tới?
CHU ĐỨC TOÀN
29, Tháng 05, 2017 | 07:00

Nhàđầutư
Việc thị trường trái phiếu chính phủ khởi sắc trong năm 2016 và những tháng đầu năm 2017 phát đi tín hiệu gì cho thị trường lãi suất những tháng sắp tới?

Trai phieu chinh phu 2

 Thị trường trái phiếu chính phủ đang hết sức khởi sắc kể từ năm 2016 cho tới nay 

Trên thị trường sơ cấp, 2016 được coi là năm thành công của thị trường trái phiếu chính phủ (TPCP) Việt Nam khi Kho bạc Nhà nước (KBNN) phát hành thành công 281.750,2 tỷ đồng, tương đương 98,3% kế hoạch phát hành năm, với 91% khối lượng phát hành có kỳ hạn từ 5 năm trở lên, vượt mục tiêu do Quốc hội đề ra là 70%. Những thành công vượt bậc của thị trường TPCP năm ngoái đã góp phần giảm áp lực huy động vốn lên thị trường TPCP trong năm nay. 

Sang năm nay, tính đến ngày 26/5/2017, 114.624 tỷ đồng TPCP và TPCP đảm bảo đã được phát hành thành công trên thị trường sơ cấp, trong đó 97.504 tỷ đồng được KBNN huy động thành công, đạt 51,8% kế hoạch năm. Như vậy, tính đến thời điểm hiện tại, thị trường TPCP vẫn đang hoạt động rất tốt, là kênh huy động vốn hiệu quả cho ngân sách nhà nước.

Có một điều đáng chú ý là trái phiếu kỳ hạn 30 năm mới chỉ được phát hành lần đầu tiên tại Việt Nam vào đầu năm 2016. Sang năm nay, KBNN cũng đã phát hành thành công loại trái phiếu này với khối lượng phát hành lớn nhất trong các kỳ hạn. Tính đến ngày 26/5/2017, KBNN đã phát hành thành công 21.633 tỷ đồng TPCP kỳ hạn 30 năm, vượt kế hoạch năm đặt ra là 27,33%. Quý I/2017, khối lượng phát hành TPCP kỳ hạn 30 năm đã vượt 85,3% kế hoạch quý và thậm chí vượt 5,2% kế hoạch quý II/2017 (10.516 tỷ đồng phát hành thực tế trên 10.000 tỷ kế hoạch phát hành) khi còn chưa bước vào tháng 6. Tỷ lệ huy động thành công ở mức cao của TPCP kỳ hạn 30 năm cho thấy kỳ vọng của các nhà đầu tư về triển vọng dài hạn của nền kinh tế Việt Nam.

                                   Tỷ lệ huy động thành công TPCP tại các kỳ hạn của KBNN

                                                             (Tính đến ngày 26/5/2017)

Do thi pie

 Trong 5 tháng năm đầu năm nay, trpng số TPCP phát hành thành công,  tỷ trọng TPCP thời hạn 15 năm là cao nhất 

Lợi suất trái phiếu trong năm qua giảm rất mạnh tại tất cả các kỳ hạn. Thế nhưng, so với thời điểm ngày 31/12/2016, lợi suất của TPCP năm nay đã giảm từ 0,24-0,55% ở mọi kỳ hạn. Cụ thể, lợi suất tại ngày 26/5/2017 của TPCP kỳ hạn 1 năm, 5 năm và 15 năm có mức giảm lớn nhất, lần lượt là 0,55%, 0,52% và 0,53%. Lợi suất của trái phiếu kỳ hạn 2 năm có sự thay đổi nhỏ nhất nhưng cũng lên tới 0,24%.

Những con số trên cho ta thấy rằng thị trường TPCP vẫn đang là một kênh đầu tưu hấp dẫn đối với các nhà đầu tư. Nhu cầu về TPCP duy trì ở mức cao trong khi mức cung vẫn dồi dào, khiến cho giá trái phiếu tăng, lợi suất trái phiếu giảm.

Loi suat trai phieu chinh phu

 Lợi suất trái phiếu chính phủ đang trong xu thế giảm từ đầu năm tới nay 

(Nguồn: Bloomberg, VPBS)

Duong cong loi suat

Nguồn: Blooberg, VPBS 

Trên thị trường thứ cấp, tổng giá trị giao dịch trái phiếu 5 tháng đầu năm 2017 thông qua các giao dịch thông thường (outright) và mua bán lại (reverse repo) đạt 724.426 tỷ đồng, lớn hơn 50,8% so với cùng kỳ năm 2016 và 73,1% so với 4 tháng đầu năm 2015.

Tính đến cuối tháng 5/2017, tỷ trọng của giao dịch outright và repo khá cân bằng khi giao dịch outright chiếm 54% tổng khối lượng giao dịch (376.691 tỷ đồng), giao dịch repo chiếm 46% (347.734 tỷ đồng). Trong khi đó ở cùng kỳ những năm trước, giao dịch outright luôn chiếm ưu thế trên thị trường với tỷ trọng áp đảo (năm 2016 là 61%, năm 2015 là 70%). Việc gia tăng giao dịch repo là điểm rất tích cực, bởi trên các thị trường trái phiếu thế giới và khu vưc, giao dịch repo là thước đo cho độ sâu của thị trường; thậm chí ở các nước có thị trường phát triển, giá trị giao dịch repo trái phiếu lớn hơn rất nhiều giao dịch outright. Đây là những kết quả tích cực cả về chất và lượng đối với thị trường trái phiếu thứ cấp của Việt Nam.

Thu hút mạnh nhà đầu tư nước ngoài

Các nhà đầu tư nước ngoài đã liên tiếp mua ròng 11.209 tỷ đồng trái phiếu trên thị trường thứ cấp tính từ đầu năm đến ngày 26/5/2017, đặc biệt là vào tháng 3 với mức mua ròng 8.324 tỷ đồng. Chỉ duy nhất tháng 5, tính tới thời điểm hiện tại ghi nhận các nhà đầu tư nước ngoài bán ròng 1.261 tỷ đồng.

Việc liên tiếp được các cơ quan xếp hạng tín dụng là Moody’s Investors Service và Fitch Ratings nâng triển vọng tín dụng trong thời gian qua là kết quả phản ánh những chuyển biến tích cực của thị trường Việt Nam từ đầu năm 2017, mang tín hiệu tốt tới các nhà đầu tư nước ngoài.

Cụ thể, Moody’s đã ra thông báo giữ nguyên xếp hạng tín nhiệm đối với trái phiếu không đảm bảo có độ ưu tiên cao và xếp hạng nhà phát hành của Việt Nam ở mức B1, đồng thời điều chỉnh triển vọng xếp hạng từ “ổn định” lên “tích cực”, nâng trần xếp hạng trái phiếu bằng đồng nội tệ của Việt Nam lên mức Baa3 từ mức Ba1, trần xếp hạng trái phiếu và tiền gửi bằng ngoại tệ được giữ nguyên ở mức tương ứng là Ba2 và B2.

Fitch đã điều chỉnh triển vọng xếp hạng tín dụng cho nợ dài hạn bằng nội và ngoại tệ của Việt Nam từ “ổn định” sang “tích cực” và khẳng định xếp hạng BB, xếp hạng trái phiếu bằng nội và ngoại tệ không bảo đảm của Việt Nam cũng được giữ ở mức BB-.

Bên cạnh đó, CDS (chỉ số hoán vị rủi ro tín dụng) 5 năm của Việt Nam đã giảm rất mạnh từ đầu năm và đang ở mức thấp kỷ lục trong vòng 9 năm qua. Cụ thể, CDS của Việt Nam ngày 25/5/2017 là 147,640, giảm tới 24,3% so với đầu năm, cho thấy tín nhiệm của Việt Nam ở mức cao, tạo niềm tin về sự an toàn cho kênh đầu tư TPCP của Việt Nam đối với các nhà đầu tư nước ngoài.

Mặt bằng lãi suất sẽ tăng?

Trong thời gian tới, kỳ vọng Fed tăng lãi suất trong kỳ họp diễn ra vào ngày 13-14/6 tới đây sẽ có thể khiến dòng vốn nước ngoài vào Việt Nam bị bán ra mạnh hơn và quay trở lại với sự an toàn của đồng USD và tài sản của Mỹ với mức lợi suất hấp dẫn sau khi lãi suất cơ bản được nâng lên.

Lợi suất trái phiếu cũng được kỳ vọng sẽ tăng lên trở lại do lạm phát đang chịu áp lực gia tăng và nhu cầu trái phiếu kém đi do tín dụng liên tục tăng trưởng ở mức cao. Tăng trưởng tín dụng tính đến hết tháng 4/2017 đạt 5,76% so với đầu năm, cao nhất trong vòng 3 năm trở lại đây, do vậy các ngân hàng sẽ tập trung vốn vào kênh tín dụng hơn là kênh đầu tư trái phiếu. Đồng thời, việc giải ngân TPCP vốn khá chậm kể từ đầu năm 2017 dự kiến sẽ tăng tốc trong nửa cuối năm 2017, và việc phát hành TPCP sẽ được đẩy mạnh, tăng lượng cung TPCP.

Bên cạnh đó, việc kỳ vọng Fed tăng lãi suất thêm 2 lần nữa trong năm nay cũng như tình hình nhập siêu của Việt Nam trong năm nay cũng sẽ tăng áp lực giảm giá đồng VND so với USD, tác động tiêu cực tới nhu cầu trái phiếu tiền VND của cả nhà đầu tư trong nước và thế giới.

Lợi suất TPCP vốn là mức lãi suất được coi là phi rủi ro, được dùng làm tham chiếu cho các mức lãi suất khác trên thị trường. Một khi lợi suất TPCP tăng lên sẽ kéo theo mặt bằng lãi suất thị trường gia tăng trong thời gian tới./.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25157.00 25457.00
EUR 26777.00 26885.00 28090.00
GBP 31177.00 31365.00 32350.00
HKD 3185.00 3198.00 3304.00
CHF 27495.00 27605.00 28476.00
JPY 161.96 162.61 170.17
AUD 16468.00 16534.00 17043.00
SGD 18463.00 18537.00 19095.00
THB 674.00 677.00 705.00
CAD 18207.00 18280.00 18826.00
NZD 0000000 15007.00 15516.00
KRW 0000000 17.91 19.60
       
       
       

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ