Luật sư lên tiếng việc các hợp tác xã bị quy kết ‘góp vốn chui’

NHÓM PV
10:20 08/07/2021

Các hợp tác xã thành viên của Liên hiệp Hợp tác xã thương mại TP.HCM (Saigon Co.op) đã huy động nguồn vốn xã hội cho việc phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã nhưng lại bị quy chụp là “góp vốn chui” khiến nhiều hợp tác xã đồng loạt phản ứng. Các luật sư nói gì về vấn đề này?

222-4152

Ảnh minh họa.

Bị chụp mũ “góp vốn chui”

Vừa qua, Báo Pháp luật Việt Nam nhận được đơn phản ánh của một số hợp tác xã thành viên của Saigon Co.op, phản ánh về việc các kết luận thanh tra việc chấp hành pháp luật của các hợp tác xã đã nhận định không đúng về việc góp vốn của các hợp tác xã vào Saigon Co.op. Đặc biệt, nhiều cơ quan truyền thông đã thông tin không đúng về sự việc dẫn đến các hợp tác xã bị ảnh hưởng không nhỏ.

Theo đơn khiếu nại gửi các quận huyện và phản ánh sự việc với báo chí, các hợp tác xã thành viên của Saigon Co.op cho rằng, việc góp vốn của các hợp tác xã là đúng đường lối, chính sách của Đảng và quy định của pháp luật. Do đó, cần có sự nhìn nhận khách quan về việc này để đảm bảo kinh tế tập thể được phát triển theo đúng pháp luật.

Trở lại sự việc này, dựa trên kết quả thanh tra, một số hợp tác xã thành viên của Saigon Co.op bị bêu tên trên các phương tiện truyền thông là “góp vốn chui”, như Hợp tác xã tiêu dùng Phường 14 quận 8 và Hợp tác xã Thương mại dịch vụ Quận 11.

Hợp tác xã tiêu dùng Phường 14 quận 8 và Hợp tác xã Thương mại dịch vụ Quận 11 là 2 hợp tác xã có lịch sử phát triển lâu đời nhất tại TP.HCM. Trong đó, Hợp tác xã tiêu dùng Phường 14 quận 8 tiền thân là Hợp tác xã Cây Sung, được thành lập từ cuối năm 1975; Hợp tác xã Thương mại – Dịch vụ quận 11 cũng là đơn vị được vận động thành lập từ năm 1975 và hoạt động từ năm 1976.

Tính đến nay, hai đơn vị này đã có lịch sử hơn 45 năm phát triển, gắn liền với lịch sử phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã ở TP.HCM qua các thời kỳ. Hai đơn vị này cũng là các thành viên ngay từ khi Saigon Co.op thành lập theo mô hình hợp tác xã kiểu mới, có đóng góp rất quan trọng cho sự phát triển của tổ chức kinh tế này.

Các luật sư lên tiếng về nhận định của kết luận thanh tra

Về việc góp vốn của các hợp tác xã, nhiều ý kiến luật sư cho rằng, đây là vấn đề cần phải xem xét dựa trên chủ trương, đường lối chính sách của Đảng về kinh tế tập thể, hợp tác xã và quy định của Luật Hợp tác xã.

Cụ thể, về việc góp vốn phát triển các hợp tác xã, ngay tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X (tháng 4/2006), Báo cáo chính trị trình Đại hội đảng đã nêu rất rõ: Tiếp tục đổi mới và phát triển các loại hình kinh tế tập thể. Tổng kết thực tiễn, sớm có chính sách, cơ chế cụ thể khuyến khích phát triển mạnh hơn các loại hình kinh tế tập thể đa dạng về hình thức sở hữu và hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh, bao gồm các tổ hợp tác, hợp tác xã kiểu mới. Chú trọng phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã cổ phần. Khuyến khích việc tăng vốn góp và các nguồn vốn huy động từ thành viên để tăng nguồn vốn hoạt động của hợp tác xã, tăng vốn đầu tư phát triển, tăng tài sản và quỹ không chia trong hợp tác xã.

Về quy định của pháp luật, Luật Hợp tác xã và Luật Đầu tư đều quy định các hợp tác xã được huy động vốn góp từ các nguồn vốn hợp pháp, thông qua hình thức hợp đồng hợp tác đầu tư. Do đó, việc huy động vốn góp của các hợp tác xã là có căn cứ pháp luật.

Điều 8. Quyền của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã

6. Tăng, giảm vốn điều lệ trong quá trình hoạt động; huy động vốn và hoạt động tín dụng nội bộ theo quy định của pháp luật.

7. Liên doanh, liên kết, hợp tác với tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài để thực hiện mục tiêu hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.

Điều 44. Huy động vốn và các khoản trợ cấp, hỗ trợ

1. Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã ưu tiên huy động vốn từ thành viên, hợp tác xã thành viên để đầu tư, mở rộng sản xuất, kinh doanh trên cơ sở thỏa thuận với thành viên, hợp tác xã thành viên.

Trường hợp huy động vốn từ thành viên, hợp tác xã thành viên chưa đáp ứng đủ nhu cầu thì hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã huy động vốn từ các nguồn khác theo quy định của pháp luật và điều lệ.

(Luật Hợp tác xã năm 2012)

Về nguồn vốn mà các hợp tác xã được sử dụng để phát triển kinh tế tập thể, theo Luật sư Lưu Văn Tám, Đoàn luật sư tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu thì các hợp tác xã được sử dụng các nguồn vốn hợp pháp, gồm: vốn sở hữu (vốn góp của thành viên), vốn vay của tổ chức tín dụng và các tổ chức cá nhân khác; vốn ủy thác thông qua hợp đồng hợp tác, liên kết đầu tư, kinh doanh. Do vậy, việc các hợp tác xã huy động vốn góp bằng phương thức kết nạp thành viên mới và ký hợp đồng hợp tác đầu tư là phù hợp với đường lối của Đảng và quy định của pháp luật về phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã.

“Hệ thống pháp luật hiện nay chỉ có hạn chế sử dụng vốn vay, vốn ủy thác trong lĩnh vực thành lập mới ngân hàng và tổ chức tín dụng. Đối với các lĩnh vực đầu tư, kinh doanh khác, pháp luật không cấm sử dụng vốn vay, vốn ủy thác. Do đó, trường hợp các hợp tác xã có sử dụng vốn ủy thác thông qua hợp đồng hợp tác đầu tư cũng không trái pháp luật”, Luật sư Lưu Văn Tám nhấn mạnh.

Đồng tình với quan điểm của Luật sư Lưu Văn Tám, Luật sư Nguyễn Minh Anh, Đoàn Luật sư TP. Hà Nội cho biết, việc các thành viên hợp tác xã hoặc hợp tác xã thành viên của liên hiệp hợp tác xã sử dụng vốn vay, vốn ủy thác để góp vốn là hoàn toàn không trái quy định của pháp luật.

“Hợp tác xã là một tổ chức kinh tế do người dân thành lập và quản lý, có quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong hoạt động nên không bị hạn chế việc huy động vốn. Việc các hợp tác xã huy động vốn bằng kết nạp thành viên mới hay liên doanh liên kết đều đã được quy định trong Luật Hợp tác xã năm 2012 và Luật Đầu tư. Do đó, tôi cho rằng việc kết nạp thành viên mới để tăng vốn điều lệ và hợp tác đầu tư để huy động nguồn vốn cho việc phát triển kinh tế tập thể là có căn cứ. Các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm hướng dẫn về quy trình và kỹ thuật để các hợp tác xã đưa vốn vào hoạt động, không được cản trở việc làm này của các hợp tác xã”, Luật sư Nguyễn Minh Anh nhận xét.

Đối với nhận định việc góp vốn của các hợp tác xã vào Saigon Co.op là có dấu hiệu để tổ chức cá nhân bên ngoài “thâu tóm” Saigon Co.op, nêu trong kết luận thanh tra của Thanh tra TP.HCM và một số kết luận thanh tra của các quận, huyện thì đa số các luật sư đều phản đối nhận xét này và khẳng định, đây là nhận xét mang tính suy diễn, không có căn cứ pháp luật.

“Việc các hợp tác xã huy động vốn từ nhân dân hay từ các tổ chức kinh tế là kêu gọi sự tham gia phát triển kinh tế tập thể, là làm theo chủ trương, đường lối của Đảng về phát triển kinh tế tập thể, không thể gọi là “thâu tóm”. Hơn nữa, phát triển kinh tế tập thể, nếu không có sự tham gia của nhiều người, bằng nguồn vốn tư nhân thì không thể thành công vì Nhà nước không sử dụng vốn ngân sách để phát triển hợp tác xã. Vai trò của cơ quan Nhà nước là tạo điều kiện để người dân và tổ chức góp vốn, phát triển hợp tác xã chứ không thể cản trở hoạt động này”, Luật sư Nguyễn Văn Tú nhận định.

Theo ý kiến của các luật sư, vai trò của Nhà nước đối với việc phát triển các hợp tác xã cũng đã được “luật hóa” trong Luật Hợp tác xã và quy định rất cụ thể trong Nghị định 193/2013/NĐ-CP hướng dẫn thi hành và quy định chi tiết Luật Hợp tác xã. Trong đó, chính quyền cơ sở và hệ thống chính trị phải có trách nhiệm như “bà đỡ”, giúp các hợp tác xã phát triển. Trong việc huy động vốn, nếu các hợp tác xã thực hiện chưa đúng quy trình tăng vốn thì rõ ràng có phần trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước tại địa phương.

Nhưng, thay vì xem xét đã hoàn thành vai trò quản lý nhà nước và thực hiện hỗ trợ phát triên các hợp tác xã hay chưa thì trong nhiều kết luận thanh tra, UBND các quận, huyện lại chuyển hồ sơ sang cơ quan điều tra để điều tra để xem xét việc góp vốn của các thành viên hợp tác xã cũng như việc huy động vốn của hợp tác xã để góp vốn phát triển tổ chức kinh tế tập thể của họ.

Luật sư Lưu Văn Tám cho biết, tổ chức kinh tế tập thể, hợp tác xã là tổ chức kinh tế hoàn toàn vốn của người dân và không có vốn nhà nước. Các hợp tác xã tự chủ, tự chịu trách nhiệm trước pháp luật và việc huy động các nguồn vốn để phát triển kinh tế của các hợp tác xã được pháp luật bảo hộ. Các hợp tác xã tăng vốn bằng nguồn vốn xã hội, vốn tư nhân và dĩ nhiên không có vốn từ ngân sách nên mọi suy diễn “góp vốn chui” hay “vốn tư nhân làm thay đổi bản chất hợp tác xã” đều là những định kiến trái với đường lối của Đảng và quy định của pháp luật.

(Theo Báo Pháp luật)

  • Cùng chuyên mục
741 phạm nhân kinh tế được đặc xá

741 phạm nhân kinh tế được đặc xá

Có 8.055 phạm nhân đang chấp hành án phạt tù và 1 người đang được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù, có đủ điều kiện được hưởng đặc xá năm 2025.

Pháp luật - 29/04/2025 16:45

Cựu thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng nhận án 6 năm tù

Cựu thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng nhận án 6 năm tù

TAND TP Hà Nội vừa tuyên phạt bị cáo Hoàng Quốc Vượng (cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương) mức án 6 năm tù về tội "Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ".

Pháp luật - 29/04/2025 11:05

Buộc Công ty LDG phải trả hơn 500 tỷ cho khách hàng

Buộc Công ty LDG phải trả hơn 500 tỷ cho khách hàng

Trong vụ án xảy ra tại Khu dân cư Tân Thịnh, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai, bị cáo Nguyễn Khánh Hưng, nguyên Chủ tịch HĐQT LDG bị tuyên án 16 tháng tù; Nguyễn Quốc Vy Liêm, nguyên Phó Tổng Giám đốc phụ trách khối kinh doanh - tiếp thị LDG tuyên án 12 tháng tù về tội "Lừa dối khách hàng".

Pháp luật - 28/04/2025 15:13

Khởi tố 2 bị can mua bán trái phép thông tin tài khoản ngân hàng

Khởi tố 2 bị can mua bán trái phép thông tin tài khoản ngân hàng

Công an tỉnh Lâm Đồng vừa khởi tố hai bị can về hành vi mua bán trái phép tài khoản ngân hàng. Các đối tượng đã móc nối, bán khoảng 50 tài khoản cho người Trung Quốc, thu lợi bất chính hơn 79 triệu đồng.

Pháp luật - 28/04/2025 13:47

Không nên áp dụng án tử hình đối với các tội phạm về kinh tế

Không nên áp dụng án tử hình đối với các tội phạm về kinh tế

Bà Ung Thị Xuân Hương, Chủ tịch Hội Luật gia TP.HCM cho rằng, án tử hình chỉ nên áp dụng đối với một số tội phạm đặc biệt nghiêm trọng thuộc nhóm phạm tội an ninh quốc gia, xâm phạm tính mạng con người. Không nên áp dụng án tử hình đối với các tội phạm về kinh tế.

Pháp luật - 27/04/2025 08:36

Famimoto Việt Nam 'tuồn' nghìn tấn dầu ăn, mì chính giả ra thị trường

Famimoto Việt Nam 'tuồn' nghìn tấn dầu ăn, mì chính giả ra thị trường

Sau khi mua nguyên liệu từ Hà Nội, Công ty TNHH Famimoto Việt Nam đóng gói mì chính thành 2 loại "Bột ngọt Boat Brand " và "Bột ngọt Famimoto - Công nghệ Nhật Bản".

Pháp luật - 27/04/2025 08:26

 Công an phát hiện đường dây sản xuất thực phẩm chức năng giả dành cho trẻ em

Công an phát hiện đường dây sản xuất thực phẩm chức năng giả dành cho trẻ em

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe BABY SHARK và Medi Kid Calcium K2 dành cho trẻ em được xác định là giả, thiếu kiểm soát chất lượng.

Pháp luật - 25/04/2025 18:57

Khi kẻ lừa đảo trong bóng đêm nhìn thấu 'con mồi' vì lộ dữ liệu cá nhân

Khi kẻ lừa đảo trong bóng đêm nhìn thấu 'con mồi' vì lộ dữ liệu cá nhân

Thời gian gần đây, các vụ lừa đảo với những kịch bản khác nhau liên tục xảy ra. Người tỉnh táo không bị mắc lừa, nhưng không ít người nhẹ dạ mất tiền cho kẻ lừa đảo bởi chúng đưa ra những thông tin chính xác về khổ chủ, khiến nạn nhân không nghi ngờ.

Pháp luật - 25/04/2025 07:56

Hơn 11.000 tài sản công dôi dư sau sắp xếp, Bộ Tài chính đề xuất xã hội hóa

Hơn 11.000 tài sản công dôi dư sau sắp xếp, Bộ Tài chính đề xuất xã hội hóa

Cùng với đề cao trách nhiệm cá nhân nếu để lãng phí, trong bối cảnh phát sinh tài sản dôi dư trong khi sắp xếp bộ máy, Bộ Tài chính đang đề xuất cơ chế xã hội hóa tài sản công.

Pháp luật - 24/04/2025 21:37

Sở Xây dựng Hà Nội 'om' 903 hồ sơ quá hạn nhưng không xin lỗi người dân

Sở Xây dựng Hà Nội 'om' 903 hồ sơ quá hạn nhưng không xin lỗi người dân

903/3.337 hồ sơ hành chính của người dân bị Sở Xây dựng Hà Nội giải quyết quá thời hạn nhưng cơ quan này không có thư xin lỗi người dân theo quy định của Chính phủ.

Pháp luật - 24/04/2025 16:18

Danh sách 12 loại sữa giả người dân không sử dụng

Danh sách 12 loại sữa giả người dân không sử dụng

Bộ Công an vừa công bố danh sách 84 sản phẩm sữa đã thu giữ trong vụ án hình sự và khuyến cáo người dân không sử dụng 12 loại sữa giả; không nên sử dụng 72 sản phẩm sữa đang được tiếp tục điều tra của Công ty CP Dược quốc tế Rance Pharma, Công ty CP Dược dinh dưỡng Hacofood Group.

Pháp luật - 23/04/2025 08:46

Vì sao công ty da thuộc Đài Loan bị Đồng Nai phạt gần nửa tỷ đồng?

Vì sao công ty da thuộc Đài Loan bị Đồng Nai phạt gần nửa tỷ đồng?

Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai không đình chỉ hoạt động của công ty này do đã chủ động lập hồ sơ báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường theo quy định.

Pháp luật - 23/04/2025 06:40

 Sửa Luật Các tổ chức tín dụng: Cần luật hóa quyền thu giữ tài sản bảo đảm

Sửa Luật Các tổ chức tín dụng: Cần luật hóa quyền thu giữ tài sản bảo đảm

Một trong ba nhóm chính sách từ Nghị quyết 42/2017/QH14 được Ngân hàng Nhà nước đề xuất luật hóa khi sửa Luật Các tổ chức tín dụng là quyền thu giữ tài sản bảo đảm của các tổ chức tín dụng.

Pháp luật - 22/04/2025 09:30

Cảnh báo chiêu trò lừa đảo bán vé máy bay giá rẻ trên mạng

Cảnh báo chiêu trò lừa đảo bán vé máy bay giá rẻ trên mạng

Công an TP.HCM khuyến cáo, người dân có nhu cầu mua vé máy bay cần hết sức cảnh giác các đối tượng lừa đảo hoạt động bán vé máy bay giá rẻ trên mạng.

Pháp luật - 22/04/2025 07:05

Đề nghị truy tố ông chủ Tập đoàn Tuấn Ân và 2 cựu giám đốc Điện lực Bình Thuận

Đề nghị truy tố ông chủ Tập đoàn Tuấn Ân và 2 cựu giám đốc Điện lực Bình Thuận

Hai cựu giám đốc Điện lực Bình Thuận nhận hối lộ, tạo điều kiện cho công ty thành viên của Tập đoàn Tuấn Ân trúng thầu, gây thiệt hại tài sản Nhà nước là hơn 49,7 tỷ đồng.

Pháp luật - 20/04/2025 09:30

Sửa Luật Các tổ chức tín dụng 2024: Gỡ khó  thu hồi nợ

Sửa Luật Các tổ chức tín dụng 2024: Gỡ khó thu hồi nợ

Luật Các tổ chức tín dụng 2024 có hiệu lực từ 1/7/2024 không quy định về thu giữ tài sản bảo đảm trong quá trình xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng, trong khi Nghị quyết 42/2017/QH14 về thí điểm nợ xấu của các tổ chức tín dụng hết hiệu lực từ ngày 31/12/2023 khiến cho việc thu hồi nợ "đã khó thêm khó".

Pháp luật - 19/04/2025 06:39