Luật PPP hút vốn tư nhân đầu tư vào hạ tầng

PV
21:19 12/07/2021

Với việc Chính phủ đảm nhiệm 90% chi tiêu cho kết cấu hạ tầng và mức đầu tư công chiếm 8% GDP, Việt Nam rất khó tăng ngân sách cho lĩnh vực hạ tầng. Trong khi đó, phương thức đối tác công - tư (PPP) có thể giúp giải quyết tình trạng khó khăn về vốn này. 

1

Tháng 6/2020, Việt Nam đã thông qua Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công - tư (PPP). Tháng 3/2021, Chính phủ đã ban hành Nghị định 35/2021/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành luật PPP và Nghị định 28/2021/NĐ-CP quy định cơ chế quản lý tài chính dự án PPP. Khung pháp lý về PPP của Việt Nam phần lớn đã có. Vậy tiếp theo là gì?

Các dự án PPP thành công bắt đầu bằng việc chuẩn bị kỹ lưỡng. Trong số các dự án PPP tiềm năng, việc sàng lọc dự án hiệu quả là hết sức cần thiết để xác định những dự án có triển vọng nhất.

Sau đó, các dự án này cần được chuẩn bị theo tiêu chuẩn cao. Điều này không chỉ bao gồm việc cấu trúc tài chính phù hợp để phân bổ rủi ro cho các bên có thể quản lý tốt nhất những rủi ro đó, mà còn bao gồm việc áp dụng Các nguyên tắc G20 về đầu tư kết cấu hạ tầng chất lượng.

Việc chuẩn bị với chất lượng cao là rất tốn kém. Tuy nhiên, một dự án được chuẩn bị kỹ lưỡng có thể mang lại lợi ích gấp nhiều lần, trong khi dự án chuẩn bị kém có thể trở thành một khoản nợ tài chính.

Trong ngắn hạn, Việt Nam có thể tìm kiếm hỗ trợ từ các nhà tài trợ để chi trả một phần chi phí chuẩn bị các dự án. Trong trung hạn, cần xây dựng một cơ chế thu hồi chi phí chuẩn bị dự án và tái sử dụng chúng cho các dự án trong tương lai. Với tầm nhìn xa, Luật PPP đã dự trù một cơ chế như vậy.

Ưu tiên tiếp theo là đạt được một số thành công ban đầu và có thể coi đó là tiêu chuẩn. Triển vọng là rất hứa hẹn. Đoạn Diễn Châu - Bãi Vọt của tuyến đường cao tốc Bắc - Nam đã hoàn thành lựa chọn nhà đầu tư vào tháng 12/2020 và khởi công xây dựng vào tháng 5/2021. Hai đoạn khác của tuyến đường cao tốc Bắc - Nam cũng đã được đấu thầu thành công và sẽ khởi công vào cuối năm nay. Là những dự án đầu tiên được thực hiện theo Luật PPP, điều quan trọng là chúng phải đáp ứng kỳ vọng của người sử dụng, các bên cấp vốn và Chính phủ để tạo động lực.

Tuy nhiên, các dự án này được đấu thầu theo hình thức đấu thầu cạnh tranh quốc gia và không có khả năng thu hút sự quan tâm đáng kể từ các nhà đầu tư quốc tế, vì những lý do cả trong và ngoài phạm vi kiểm soát của Chính phủ. Các vòng dự án PPP tiếp theo phải có khả năng thu hút các nhà đầu tư quốc tế. Cạnh tranh quốc tế trong các dự án hạ tầng lớn có thể mang lại công nghệ, chuyên môn và giá trị tổng thể tốt hơn cho Chính phủ và người sử dụng. Nó cũng có thể huy động nguồn vốn quốc tế - điều rất cần thiết vì các thị trường vốn trong nước quá nhỏ, không thể đáp ứng toàn bộ nhu cầu vốn của Việt Nam.

Với sự hỗ trợ của Chính phủ Canada, ADB gần đây đã phê duyệt hỗ trợ kỹ thuật để xây dựng năng lực này ở cấp tỉnh, thành phố. Ngoài ra, trong khi Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Giao thông - Vận tải đã phát triển trình độ chuyên môn đáng kể, vẫn cần nỗ lực để tăng cường năng lực cho các bộ, ngành chưa có nhiều kinh nghiệm với các dự án PPP trước đây.

Chuẩn bị dự án kỹ lưỡng, thí điểm thành công và tăng cường năng lực là những ưu tiên trước mắt, nhưng vẫn còn những nhiệm vụ quan trọng khác ở phía trước.

Đầu tiên là đa dạng hóa lĩnh vực. Lĩnh vực đường bộ sẽ vẫn là một ưu tiên. Trong khi đó, Luật PPP có thể được áp dụng cho các dự án trong lĩnh vực nước, y tế, giáo dục và công nghệ thông tin. Dự án mua sắm chính phủ điện tử được chuẩn bị với sự hỗ trợ của ADB và bắt đầu triển khai trong năm 2020 chứng tỏ rằng, Việt Nam có thể sử dụng thành công các phương thức PPP để phát triển hạ tầng mềm.

Thứ hai là khai thác thị trường trái phiếu trong nước. Việt Nam phụ thuộc rất nhiều vào các ngân hàng để phát triển dự án kết cấu hạ tầng trong nước. Điều này tạo ra sự bất cân xứng giữa dòng tiền gửi ngắn hạn của ngân hàng và vòng đời dài của dự án hạ tầng. Đồng thời, các nhà đầu tư thể chế của Việt Nam có rất ít lựa chọn đầu tư dài hạn. Các dự án hạ tầng hoạt động tốt có thể được tái cấp vốn thông qua trái phiếu dự án, được đầu tư bởi các nhà đầu tư thể chế. Luật PPP đưa ra khung pháp lý tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư thể chế tham gia dự án hạ tầng.

Thứ ba là tư duy lại việc sử dụng bảo lãnh của Chính phủ. So với các quốc gia có cùng trình độ phát triển kinh tế - xã hội, Luật PPP quy định các bảo đảm về chấm dứt dự án, thiếu hụt doanh thu và chuyển đổi ngoại tệ rất chặt chẽ.

Một mặt, đây là sự cẩn trọng, giúp bảo vệ Việt Nam trước sự hình thành các khoản nợ tiềm tàng mà có thể chưa được hiểu rõ. Nhưng mặt khác, nó khiến Việt Nam gặp bất lợi trong cuộc cạnh tranh vốn quốc tế. Việc sử dụng nhiều hơn các bảo đảm có trọng tâm có thể giúp tăng đầu tư tư nhân vào hạ tầng.

(Theo Đầu tư/Don Lambert (Chuyên gia chính về phát triển khu vực tư nhân, Ngân hàng Phát triển châu Á))

  • Cùng chuyên mục
Tập đoàn Trung Đông đề xuất đầu tư tổ hợp dịch vụ-sân golf 2,6 tỷ USD tại Bình Thuận

Tập đoàn Trung Đông đề xuất đầu tư tổ hợp dịch vụ-sân golf 2,6 tỷ USD tại Bình Thuận

Tập đoàn PDSI đề xuất ý tưởng triển khai dự án Khu tổ hợp dịch vụ kết hợp sân golf có quy mô khoảng 425 ha.

Đầu tư - 27/03/2025 07:58

Lotte muốn xây đại siêu thị tại Thái Nguyên

Lotte muốn xây đại siêu thị tại Thái Nguyên

Lotte mong muốn nhận được sự quan tâm hợp tác, giúp đỡ của tỉnh Thái Nguyên để Tập đoàn có thể đầu tư các dự án, trước mắt là siêu thị lớn tại địa phương.

Đầu tư - 27/03/2025 06:00

Quảng Ngãi chấp thuận chuyển nhượng đất nông nghiệp ở Lý Sơn để làm dự án du lịch

Quảng Ngãi chấp thuận chuyển nhượng đất nông nghiệp ở Lý Sơn để làm dự án du lịch

Tỉnh Quảng Ngãi chấp thuận cho CTCP Đầu tư Phát triển Anh Thu nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp để thực hiện dự án Tổ hợp du lịch văn hóa di sản Lý Sơn tại huyện Lý Sơn.

Đầu tư - 26/03/2025 17:56

2 khu công nghiệp ở Quảng Ninh thu hút hơn 1,3 tỷ USD vốn FDI

2 khu công nghiệp ở Quảng Ninh thu hút hơn 1,3 tỷ USD vốn FDI

Khu công nghiệp Bắc Tiền Phong và Nam Tiền Phong là hai khu công nghiệp chiến lược trong kế hoạch phát triển kinh tế của tỉnh Quảng Ninh, với mục tiêu thu hút đầu tư mạnh mẽ và tạo ra nền tảng vững chắc cho sự phát triển công nghiệp bền vững.

Đầu tư - 26/03/2025 17:07

FPT muốn mở rộng hợp tác lĩnh vực bán dẫn ở Hàn Quốc

FPT muốn mở rộng hợp tác lĩnh vực bán dẫn ở Hàn Quốc

Lãnh đạo TP. Yongin, thành phố đang được chính phủ Hàn Quốc chú trọng đầu tư phát triển công nghệ, vừa có buổi gặp gỡ với doanh nghiệp Việt Nam và Hàn Quốc để bàn việc hợp tác đầu tư.

Công nghệ - 26/03/2025 17:02

Khu đô thị ven vịnh Cam Ranh được phép huy động vốn hơn 14.700 tỷ

Khu đô thị ven vịnh Cam Ranh được phép huy động vốn hơn 14.700 tỷ

Khu đô thị ven vịnh Cam Ranh (tại TP. Cam Ranh, Khánh Hòa) do liên danh CTCP Đầu tư Cam Ranh, CTCP Vinhomes, CTCP Giải pháp năng lượng VinES làm chủ đầu tư, đã đủ điều kiện huy động vốn.

Đầu tư - 26/03/2025 14:49

Cầu vượt hơn 1.500 tỷ qua sông Hương được thông xe kỹ thuật

Cầu vượt hơn 1.500 tỷ qua sông Hương được thông xe kỹ thuật

Ngày 26/3, UBND TP. Huế đã tổ chức lễ thông xe kỹ thuật cầu vượt bắc qua sông Hương với tổng vốn đầu tư hơn 1.500 tỷ đồng.

Đầu tư - 26/03/2025 14:19

Những 'con gà đẻ trứng vàng' của Singapore tại Việt Nam

Những 'con gà đẻ trứng vàng' của Singapore tại Việt Nam

Tại Việt Nam, những khoản đầu tư trực tiếp và gián tiếp đã và đang đem lại doanh thu lớn cho các doanh nghiệp Singapore.

Đầu tư - 26/03/2025 11:34

Bất động sản thành phố mới Thủ Đức: Hướng tới phân khúc cao cấp

Bất động sản thành phố mới Thủ Đức: Hướng tới phân khúc cao cấp

Với định hướng trở thành trung tâm tài chính của cả nước và tương lai sẽ phát triển thành một trung tâm tài chính khu vực, thị trường bất động sản TP. Thủ Đức đang được định hình với những khu chung cư và trung tâm thương mại cao cấp…

Bất động sản - 26/03/2025 11:00

Doanh nghiệp nào đứng sau dự án chế biến cát hơn 2.100 tỷ ở Huế ?

Doanh nghiệp nào đứng sau dự án chế biến cát hơn 2.100 tỷ ở Huế ?

Dự án nhà máy chế biến cát thạch anh công nghệ cao creanza do CTCP vật liệu công nghệ cao Creanza làm chủ đầu tư với quy mô 2.187 tỷ đồng.

Đầu tư - 26/03/2025 09:43

Mỹ mạnh tay về thuế quan thời Trump 2.0, Việt Nam có thể làm gì?

Mỹ mạnh tay về thuế quan thời Trump 2.0, Việt Nam có thể làm gì?

Giới quan sát nhận định Việt Nam có thể trở thành mục tiêu tiếp theo trong chính sách thuế quan của Washington, đồng thời đưa ra các khuyến nghị để tránh kịch bản bị áp thuế.

Đầu tư - 26/03/2025 09:39

Đạt Phương xây dựng nhà máy kính hoa siêu trắng đầu tiên ở Huế

Đạt Phương xây dựng nhà máy kính hoa siêu trắng đầu tiên ở Huế

Tập đoàn Đạt Phương khởi công Nhà máy kính hoa siêu trắng đầu tiên ở TP. Huế với có quy mô 12,18ha, tổng mức đầu tư 2.000 tỷ đồng.

Đầu tư - 25/03/2025 20:29

Vĩnh Phúc: Tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, hướng tới mục tiêu tăng trưởng 2 con số

Vĩnh Phúc: Tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, hướng tới mục tiêu tăng trưởng 2 con số

Để năm 2025 kinh tế tăng trưởng 2 con số, tỉnh Vĩnh Phúc đang tập trung tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp.

Đầu tư - 25/03/2025 15:46

Thủ tướng chấp thuận dự án khu đô thị hơn 260.000 tỷ ở Khánh Hòa

Thủ tướng chấp thuận dự án khu đô thị hơn 260.000 tỷ ở Khánh Hòa

Dự án Khu đô thị mới Cam Lâm (tại Khánh Hòa) có tổng vốn hơn 260.000 tỷ đồng vừa được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư.

Đầu tư - 25/03/2025 15:18

Liên danh Dacinco thi công dự án 280 tỷ ở Đà Nẵng

Liên danh Dacinco thi công dự án 280 tỷ ở Đà Nẵng

Liên danh Công ty TNHH Đầu tư xây dựng Dacinco, Công ty TNHH Xây Dựng và Thương mại Nhất Huy, CTCP Xây dựng Công trình Thủy Hà Nội và CTCP Chiếu sáng công cộng sẽ thi công dự án hơn 280 tỷ ở Đà Nẵng.

Đầu tư - 25/03/2025 10:00

Đề xuất đầu tư hơn 152.000 tỷ đồng mở rộng 1.144km cao tốc Bắc - Nam 

Đề xuất đầu tư hơn 152.000 tỷ đồng mở rộng 1.144km cao tốc Bắc - Nam 

Bộ Xây dựng vừa đề xuất Chính phủ cho phép đầu tư hơn 152.000 tỷ đồng mở rộng  1.144km các đoạn tuyến trên cao tốc Bắc – Nam phía Đông. 

Đầu tư - 25/03/2025 07:02