Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Luật PPP sẽ cân bằng lợi ích giữa Nhà nước và Nhà đầu tư

Nhàđầutư
Luật PPP sẽ đảm bảo 3 tiêu chí, đó là chống thất thoát, chống lợi dụng, đảm bảo lợi ích của Nhà nước; đảm bảo tính cạnh tranh, an toàn và hấp dẫn để thu hút các nhà đầu tư; tiếp cận với các thông lệ tốt của quốc tế.
ANH PHONG
28, Tháng 05, 2020 | 15:48

Nhàđầutư
Luật PPP sẽ đảm bảo 3 tiêu chí, đó là chống thất thoát, chống lợi dụng, đảm bảo lợi ích của Nhà nước; đảm bảo tính cạnh tranh, an toàn và hấp dẫn để thu hút các nhà đầu tư; tiếp cận với các thông lệ tốt của quốc tế.

ncd

 

Sau khi Quốc hội thảo luận về dự án Luật PPP, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu, Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng thống nhất cao với báo cáo giải trình của Quốc hội về dự án Luật và khẳng định, Dự án Luật PPP là dự án luật mới và khó. Trên thế giới, có nước xây dựng hệ thống Luật PPP, có nước không xây dựng nhưng khi đã xây dựng thì theo hướng hệ thống pháp luật rất đồng bộ. Còn ở Việt Nam, chưa có hệ thống pháp luật đồng bộ và chặt chẽ thì cần có luật riêng để đảm bảo quản lý chặt chẽ việc và thu hút nguồn lực đầu tư vào các dự án.

Theo Bộ trưởng, mục tiêu của dự án Luật PPP để thu hút nguồn lực cá nhân, tổ chức ở trong nước để đầu tư cho vào hạ tầng hạ tầng kinh tế xã hội của đất nước, của các địa phương, các ngành trong khi nguồn ngân sách Nhà nước còn có hạn. Vì vậy, dự án Luật phải đảm 3 yếu tố. Thứ nhất là chống thất thoát, chống lợi dụng, đảm bảo lợi ích của Nhà nước. Thứ hai là đảm bảo tính cạnh tranh, an toàn và hấp dẫn để thu hút các nhà đầu tư. Thứ ba là phải tiếp cận với các thông lệ tốt của quốc tế.

"Nếu dự án Luật PPP chỉ nghiêng về việc đầu tư dự án nào chỉ có lợi cho Nhà nước thôi thì sẽ không có doanh nghiệp nào đầu tư vào dự án. Ngược lại, nếu chỉ tính đến lợi ích của nhà đầu tư mà không tính đến lợi ích của Nhà nước thì cũng không được. Vì vậy, khi nghiên cứu dự án Luật PPP, cơ quan soạn thảo và các chuyên gia cũng đã nghiên cứu rất kỹ", Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nói.

Về lĩnh vực đầu tư, cơ bản các đại biểu Quốc hội đã nhất trí với dự án Luật PPP theo phương án 1. Làm rõ hơn vấn đề này, Bộ trưởng cho biết, hiện hệ thống pháp luật của nước chưa đồng bộ nên dự án Luật chỉ tập trung vào một số lĩnh vực cụ thể, dự án đầu tư đủ lớn. Bởi để chuẩn bị cho dự án PPP thường mất rất nhiều thời gian, công sức. Nếu lĩnh vực nào cũng đầu tư thì sẽ tràn lan, không có sự thập trung và tính hiệu quả sẽ không cao. Nếu đầu tư vào lĩnh vực, dự án nào phải đảm bảo nguồn lực tham gia của Nhà nước và sức hấp dẫn các nhà đầu tư.

Dự án Luật PPP tập trung vào 5 lĩnh vực: giao thông, năng lượng, giáo dục, hạ tầng kỹ thuật, điện lực. Riêng về dự án điện có 18 dự án đang triển khai, 10 dự án đang chuẩn bị triển khai. Đây cũng là những dự án thực hiện theo Nghị quyết 55 của Bộ Chính trị về về phát triển năng lượng. Ngoài 5 lĩnh vực trên, Chính phủ trình Quốc hội bổ sung là Thủ tướng Chính phủ có quyền quyết định xem xét một số trường hợp phát sinh trong quá trình triển khai để bổ sung vào việc đầu tự cho các dự án PPP với những quy trình chặt chẽ để chủ động, linh hoạt trong quá trình điều hành.

Về cơ chế chia sẻ rủi ro trong tăng, giảm doanh thu, Bộ trưởng KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng cho rằng, đây là cơ chế hết sức đột phá của dự án Luật PPP để thu hút các nhà đầu tư. Nhiều ý kiến đồng ý với việc chia sẻ rủi ro thực hiện dự án theo doanh thu chứ không phải chia sẻ theo lỗ lãi bởi vì việc này đã được nghiên cứu rất kỹ lưỡng, phù hợp với thông lệ quốc tế cũng như đảm bảo kiểm soát được tình hình tài chính của doanh nghiệp. Nếu chúng ta kiểm soát qua doanh thu thì sẽ đảm bảo thuận lợi hơn. Còn nếu kiểm soát qua lỗ lãi thì là vấn đề rất khó vì không thể kiểm soát được tăng giảm lỗ lãi của doanh nghiệp.

Theo Bộ trưởng KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng, nếu việc nhà đầu tư giảm doanh thu dưới 75% thì Nhà nước mới phải chia sẻ rủi ro và trước khi chia sẻ thì phải điều chỉnh các hợp đồng như thời hạn thu, mức thu. Khi chia sẻ rủi ro thì Nhà nước và nhà đầu tư được thực hiện theo tỷ lệ 50%-50%. Như vậy, khi doanh thu ở ngưỡng từ 76% đến 100% thì nhà đầu tư phải tự chịu trách nhiệm. Còn việc tăng doanh thu trên 125% thì trong bất kể lý do nào cũng chia theo tỷ lệ Nhà nước và tư nhân đều được 50%-50%.

Về kiểm toán Nhà nước, dự án PPP khôn phải là một dự án đầu tư công hoàn toàn, nên thực hiện dự án thông qua hợp đồng giữa một bên là cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước và một bên là doanh nghiệp. Nếu thực hiện kiểm toán, Bộ KH&ĐT hoàn toàn thống nhất là cần phải có kiểm toán của Nhà nước. Tuy nhiên, kiểm toán cái gì, nội dung nào, thời gian nào thì Bộ thống nhất kiểm toán những phần thuộc ngân sách Nhà nước, một số nội dung như dự án Luật PPP quy định. Trong đó tập trung vào lựa chọn nhà đầu tư, nhà thầu, chất lượng dịch vụ và giá trị dự án khi chuyển giao cho cơ quan Nhà nước quản lý. Còn doanh nghiệp tư nhân có quyền thuê kiểm toán độc lập để kiểm toán các hoạt động của doanh nghiệp.

Về Dự án BT có nhiều ý kiến khác nhau. Theo Bộ trưởng Bộ KH&ĐT, hiện nay, dự án BT không còn hình thức trả bằng tiền nữa mà chỉ còn hình thức trả, đổi bằng đất đai. Trong quá trình thực hiện dự án BT còn có những hạn chế, khiếm khuyết nên có nhiều ý kiến khác nhau về việc nên cho và không cho tiếp tục thực hiện dự án BT.

"Về vấn đề này, quan điểm của Bộ KH&ĐT là nếu còn thực hiện dự án BT thì phải bổ sung các điều khoản hết sức chặt chẽ", Bộ trưởng nói.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25180.00 25185.00 25485.00
EUR 26599.00 26706.00 27900.00
GBP 30846.00 31032.00 32001.00
HKD 3185.00 3198.00 3302.00
CHF 27415.00 27525.00 28378.00
JPY 160.64 161.29 168.67
AUD 16085.00 16150.00 16648.00
SGD 18346.00 18420.00 18964.00
THB 671.00 674.00 702.00
CAD 18198.00 18271.00 18809.00
NZD   14807.00 15308.00
KRW   17.63 19.26
DKK   3572.00 3703.00
SEK   2290.00 2378.00
NOK   2269.00 2358.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ