Luật Đầu tư công: Đẩy mạnh chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm
Bộ trưởng KH&ĐT nhấn mạnh, phải thay đổi tư duy xây dựng làm luật, phải vừa quản lý, vừa kiến tạo cho phát triển, chuyển mạnh từ tiền kiểm sang hậu kiểm và đẩy mạnh phân cấp, phân quyền.
Ngày 6/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, thảo luận tại hội trường về dự án Luật Đầu tư công (sửa đổi). Đa số ý kiến các Đại biểu bày tỏ đồng tình với sự cần thiết sửa đổi luật và đề xuất tăng cường phân cấp, phân quyền về quản lý đầu tư công của Chính phủ.
Đại biểu Nguyễn Thị Tuyết Nga (đoàn Quảng Bình) cho ý kiến, việc đẩy mạnh phân cấp, trao quyền, tạo chủ động, linh hoạt trong công tác quản lý đầu tư công là cần thiết. Tuy nhiên, phải bảo đảm nguyên tắc phân công, phối hợp, kiểm soát quyền lực theo quy định của Hiến pháp, pháp luật, nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy trong quản lý đầu tư công. Phân cấp, phân quyền phải phù hợp với vai trò, chức năng, nhiệm vụ và khả năng, điều kiện tổ chức thực hiện.
Đối với quy định phân cấp thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư dự án nhóm B, nhóm C do địa phương quản lý từ HĐND cho UBND cùng cấp như dự thảo là thay đổi lớn, cần có nghiên cứu, đánh giá tác động kỹ, toàn diện.
Đại biểu Hoàng Văn Cường (Đoàn TP. Hà Nội) cũng đề nghị cân nhắc việc phân cấp thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư từ HĐND cho Chủ tịch UBND cung cấp. Bởi HĐND các cấp họp khá thường xuyên và có thể tổ chức họp bất thường, khi cần thiết. Do vậy, không sợ mất thời gian chờ đợi nếu phải trình qua HĐND phê duyệt.
Tuy nhiên, nếu trình qua HĐND phê duyệt, thì dự án buộc phải chuẩn bị kỹ hơn, như vậy khi triển khai sẽ thuận lợi và mang lại hiệu tốt quả hơn. Hơn nữa, việc thông qua HĐND phê duyệt cũng là cơ chế kiểm soát quyền lực, tránh những rủi ro tập vào cho người chịu trách nhiệm vừa phê duyệt chủ trương, vừa xây dựng dự án.
Đại biểu Hoàng Văn Cường đề nghị dự thảo luật nên có quy định cho phép HĐND các cấp được quyết định những giải pháp đặc thù phù hợp với thực tế của địa phương và yêu cầu riêng của từng dự án. Điều này cũng hoàn toàn phù hợp với ý kiến chỉ đạo của Tổng Bí thư là trao quyền cho địa phương.
Đồng thời, quy định HĐND có quyền được ủy quyền cho UBND cùng cấp trong việc phê duyệt các dự án thuộc thẩm quyền. Nếu như địa phương nào có nhiều dự án quy mô lớn, như vậy sẽ không chất gánh nặng lên một cấp nào cả.
Đối với việc đề xuất nâng quy mô vốn đầu tư trong tiêu chí phân loại dự án, đại biểu Hoàng Văn Cường cho rằng so với thời điểm bắt đầu có Luật Đầu tư công năm 2015, cho đến nay quy mô nền kinh tế đã tăng lên đến hơn 2 lần. Do vậy, việc đề xuất tiêu chí quy mô vốn của các nhóm A, B, C đề xuất tăng lên 2 lần như dự thảo là phù hợp.
Tuy nhiên, riêng dự án quan trọng quốc gia tăng lên từ 10.000 tỷ đồng lên 30.000 tỷ đồng, tức là 3 lần, ông Cường cho rằng, nên cân nhắc và đề xuất tăng lên 2 lần tương đương như mức tăng của quy mô nền kinh tế.
Chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm
Phát biểu giải trình, làm rõ vấn đề, Bộ trưởng KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh, phải thay đổi tư duy xây dựng luật, từ chỉ tập trung vào quản lý, sang vừa quản lý, vừa kiến tạo cho phát triển.
"Đây là tư duy thay đổi rất lớn. Quy định pháp luật phải tạo động lực, không gian mới và khơi thông điểm nghẽn, giải phóng nguồn lực cho phát triển đất nước", Bộ trưởng nói.
Ngoài ra, theo Bộ trưởng, phải chuyển từ phương thức tiền kiểm sang hậu kiểm và đẩy mạnh phân cấp, phân quyền.
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng dẫn kinh nghiệm Trung Quốc, một tỉnh làm được 2.000 km đường cao tốc chỉ trong 3 năm. "Khi hỏi lý do có thể làm được khối lượng lớn trong thời gian ngắn, giá rẻ, họ cho biết là phân cấp mạnh cho địa phương, dám vay và lập các công ty nhà nước để thực hiện các dự án hạ tầng giao thông. Sau khi xây dựng xong thì chuyển cho tư nhân khai thác và thu hồi vốn…".
Theo đó, nếu tiếp tục làm theo tư duy cũ sẽ rất chậm và không đáp ứng được yêu cầu, nên cần phân cấp mạnh hơn.
"Trung ương, Quốc hội, Chính phủ tập trung giữ vai trò kiểm soát, kiến tạo, hoàn thiện thể chế, môi trường đầu tư, đơn giản thủ tục hành chính, giảm xin cho, giảm quyền anh, quyền tôi và đùn đẩy, né tránh", Bộ trưởng nêu quan điểm.
Liên quan đến đề xuất nâng quy mô vốn đầu tư công của dự án quan trọng quốc gia lên 30.000 tỷ đồng (hiện tại là 10.000 tỷ đồng), Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết, tiêu chí dự án quan trọng quốc gia đưa ra từ năm 1997 là 10.000 tỷ đồng, đến nay đã 27 năm chưa được sửa đổi. Trong khi đó quy mô nền kinh tế đã tăng 10 lần so với năm 2000 và 2,5 lần so với năm 2013. Mức trượt giá bình quân từ năm 2020 đến nay là 3% một năm... Vì thế, Bộ trưởng đề nghị giữ quy mô vốn dự án quan trọng là 30.000 tỷ đồng.
Theo Bộ trưởng, việc nâng quy mô vốn đầu tư công của dự án quan trọng quốc gia lên 30.000 tỷ đồng cũng là để tăng phân cấp, phân quyền hơn trong quản lý đầu tư công.
Đối với vấn đề phân cấp thẩm quyền từ HĐND sang UBND quyết định chủ trương đầu tư với dự án nhóm B và C, Bộ trưởng nói Điều 17 của Luật hiện hành đã cho phép, là trong trường hợp cần thiết HĐND có thể giao UBND.
Trên thực tế, có 43 HĐND cấp tỉnh đã phân cấp quyết định chủ trương đầu tư các dự án nhóm B, C cho UBND cùng cấp. Chính phủ cũng lấy ý kiến 63 tỉnh thành và tất cả nhất trí với việc phân cấp này.
Tuy nhiên, ở đây có câu chuyện là có thể có địa phương họp Thường trực của tỉnh để quyết thì có lấy ý kiến cả Hội đồng nhưng có địa phương không lấy ý kiến của Hội đồng. Bộ trưởng cho biết sẽ nghiêm túc tiếp thu, cùng cơ quan thẩm tra nghiên cứu kỹ lưỡng xem phân cấp cho UBND hay giữ nguyên như hiện nay, sau đó, báo cáo Chính phủ và Quốc hội.
- Cùng chuyên mục
Hà Nội có thể hoàn thành chỉ tiêu về nhà ở xã hội
Về cơ bản, Hà Nội có thể hoàn thành chỉ tiêu được Chính phủ giao tại đề án "Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội giai đoạn 2021-2030".
Sự kiện - 14/12/2024 06:43
Thủ đô Hà Nội sẽ dẫn đầu cả nước về công nghiệp công nghệ cao
Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 cho thấy, định hướng phát triển Thủ đô dẫn đầu cả nước về phát triển công nghiệp công nghệ cao; dẫn đầu khu vực phía Bắc về phát triển công nghiệp vi mạch bán dẫn và trí tuệ nhân tạo...
Sự kiện - 13/12/2024 23:23
Hà Nội thống nhất giảm 5 sở sau khi tổ chức sắp xếp, tinh gọn
Hà Nội thống nhất phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy theo hướng hợp nhất 10 sở để giảm 5 sở; sáp nhập 3 cơ quan báo chí vào Báo Hà Nội Mới.
Sự kiện - 13/12/2024 19:27
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng chia sẻ ấn tượng về Vinfast và GrowMax
Nhắc đến một loạt thương hiệu của doanh nghiệp trong nước, Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng cho biết ông đặc biệt ấn tượng về 2 thương hiệu Vinfast và GrowMax.
Sự kiện - 13/12/2024 15:03
Bộ Chính trị kỷ luật cảnh cáo nguyên Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc
Bộ Chính trị đã quyết định thi hành kỷ luật cảnh cáo ông Nguyễn Xuân Phúc, Trương Hòa Bình và kỷ luật khiển trách bà Trương Thị Mai.
Sự kiện - 13/12/2024 14:58
Hà Tĩnh dừng tuyển cán bộ, hợp nhất loạt sở, ngành
Hà Tĩnh đã dừng tuyển công chức từ ngày 1/12, đồng thời tiến hành sáp nhập loạt sở, ngành theo chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW.
Sự kiện - 13/12/2024 14:10
Thừa Thiên Huế sắp xếp, tinh gọn bộ máy các sở, ngành thế nào?
Thừa Thiên Huế sẽ tinh, gọn, sắp xếp lại các sở, ngành theo yêu cầu của Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW và Ban Thường vụ Tỉnh uỷ.
Sự kiện - 13/12/2024 07:43
Tên gọi sau hợp nhất: Gọn, dễ nhớ, có sức sống lâu bền
Liên quan đến tên gọi sau hợp nhất, Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc cho rằng, cần đặt tên gọi dễ nhớ, gọn, có ý nghĩa, có sức sống lâu bền để xây dựng thành thương hiệu.
Sự kiện - 13/12/2024 07:26
Thủ tướng: Giải quyết dứt điểm vướng mắc các dự án điện tái tạo trước ngày 31/1/2025
Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu cố gắng giải quyết dứt điểm vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo trước ngày 31/1/2025.
Sự kiện - 13/12/2024 05:30
Hà Nội sẽ hạn chế, cấm phương tiện gây ô nhiễm tại 2 quận
Hà Nội sẽ thí điểm lập vùng phát thải thấp tại quận Hoàn Kiếm, Ba Đình để hạn chế hoặc cấm ô tô, xe máy không đáp ứng tiêu chuẩn khí thải.
Sự kiện - 12/12/2024 15:25
'Xây Tết 2025' tặng hơn 18.500 phần quà cho các công nhân
Ban tổ chức chương trình "Xây Tết 2025" sẽ trao tặng hơn 18.500 phần quà Tết cho các công nhân lao động xa nhà và làm công việc thầm lặng.
Sự kiện - 12/12/2024 12:20
Bộ Tài chính - Bộ KH&ĐT sau sắp xếp giảm được hơn 39% đầu mối
Từ 56 đầu mối chia đều 2 bộ: Bộ Tài chính - Bộ KH&ĐT, sau sắp xếp và sáp nhập Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Bộ mới chỉ còn 35 đầu mối, giảm hơn 39% đầu mối.
Sự kiện - 12/12/2024 11:40
Tạp chí Nhà đầu tư ủng hộ chương trình xóa nhà tạm, dột nát ở Quảng Ngãi
Tạp chí Nhà đầu đã ủng hộ chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi 1 căn nhà trị giá 50 triệu đồng.
Sự kiện - 12/12/2024 11:40
Giải thưởng Chất lượng Quốc gia: Định hướng doanh nghiệp phát triển bền vững
Giải thưởng Chất lượng Quốc gia được xét tặng hàng năm cho những doanh nghiệp có thành tích nổi bật trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ, năng lực cạnh tranh và hiệu quả hoạt động, hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới, đóng góp tích cực cho cộng đồng và xã hội.
Sự kiện - 12/12/2024 10:26
Phó Thủ tướng: Tên gọi bộ mới có tính chất là 'mẫu số chung"
Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc gợi ý, việc đặt tên bộ mới cần dễ nhớ, gọn, có ý nghĩa, có sức sống lâu bền, chỉ nên chọn tên có tính chất là "mẫu số chung".
Sự kiện - 12/12/2024 10:10
Chủ tịch Hà Nội: Dồn nguồn lực xây đủ 18 cầu vượt sông Hồng
"Hà Nội tập trung nguồn lực để thực hiện đầu tư xây dựng đủ 18 cầu vượt sông Hồng", ông Trần Sỹ Thanh cho hay.
Sự kiện - 12/12/2024 07:06
- Đọc nhiều
Đáng đọc
- Đáng đọc
Phó Đức Nam - Mr.Pips, đằng sau sự hào nhoáng xa hoa tuổi 30
Pháp luật - Update 6 day ago
Doanh nhân Chu Lập Cơ - Từ đỉnh cao đến vực sâu
Pháp luật - Update 1 week ago
Bộ Tài chính Mỹ: Việt Nam không thao túng tiền tệ
Thị trường - Update 4 week ago