Lũ lên nhanh bất thường, người dân vùng ĐBSCL không kịp trở tay

Nhàđầutư
Triều cường lên nhanh, một phần do ảnh hưởng của đập thuỷ điện tại Lào bị vỡ trước đó, khiến cho lũ ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đến sớm bất thường và dâng cao làm cho người dân trở tay không kịp, nhiều nơi lũ còn đang uy hiếp đến tính mạng, tài sản của dân.
TRƯỜNG CA - PHƯƠNG DUNG
02, Tháng 08, 2018 | 17:05

Nhàđầutư
Triều cường lên nhanh, một phần do ảnh hưởng của đập thuỷ điện tại Lào bị vỡ trước đó, khiến cho lũ ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đến sớm bất thường và dâng cao làm cho người dân trở tay không kịp, nhiều nơi lũ còn đang uy hiếp đến tính mạng, tài sản của dân.

thu-hoach-lua-tai-an-giang

Người dân thu hoạch lúa tại An Giang

Diễn biến bất thường

Ngày 31/7/2018 vừa qua, ông Nguyễn Trường Sơn - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Phòng chống thiên tai cho biết, diễn biễn bất thường của thời tiết, nhất là ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, khai thác cát thiếu kiểm soát ở thượng nguồn… cùng các tác động tiêu cực của phát triển kinh tế - xã hội tại các tỉnh, thành phố trong vùng ĐBSCL, một phần cũng do tác động của việc vỡ đập thủy điện tại Lào vào ngày 23/7 vừa qua.

"Tổng hợp của các yếu tố nêu trên, dẫn đến lũ từ thượng nguồn sông Mekong đổ về lên nhanh và bất thường, đang có nguy cơ uy hiếp đến tính mạng, tài sản của nhà nước và nhân dân, tác động tiêu cực đến phát triển bền vững kinh tế - xã hội vùng ĐBSCL", ông Sơn cho biết.

Theo Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai, do lũ thượng nguồn về sớm, trong vài ngày tới nước lũ ở vùng ĐBSCL lên nhanh, sau đó lên chậm lại do triều xuống thấp. Dự báo đến ngày 8/8, mực nước cao nhất trên sông Tiền tại trạm Tân Châu có khả năng lên mức 3,35m (dưới báo động 1 là 0,15m); trên sông Hậu tại trạm Châu Đốc có khả năng lên mức 2,75m (dưới báo động 1 là 0,25m). Trong 10 ngày tiếp theo, mực nước đầu nguồn sông Cửu Long tiếp tục lên và đạt mức cao nhất vào ngày 13/8, mực nước cao nhất trên sông Tiền tại trạm Tân Châu lên mức 3,7m (trên trên báo 1 là 0,20m); trên sông Hậu tại trạm Châu Đốc lên mức 3,1m (trên báo động 1 là 0,10m), sau đó biến đổi chậm. 

Lý giải về diễn biến lũ bất thường tại ĐBSCL, TS. Trần Bá Hoằng - Viện trưởng Viện Khoa học thuỷ lợi miền Nam cho hay, do vỡ đập thuỷ điện ở Lào kèm theo mưa ở khu vực này khiến lũ xuất hiện ở ĐBSCL. Sau vỡ đập Lào, nước lũ đổ về các hồ đập ở Campuchia, một số hồ chứa ở khu vực này xả lũ nên mực nước ĐBSCL tăng lên. Tuần này, lượng mưa ở Lào giảm so với tuần trước, tuy nhiên nước lũ vẫn tiếp tục tăng nhanh.

Từ diễn biến bất lợi nêu trên, TS. Trần Bá Hoằng cảnh báo một số tỉnh Đồng Tháp, An Giang, Long An cần chủ động ứng phó bởi các tỉnh này có diện tích lúa lớn. Vấn đề di dời người dân đến nơi an toàn là rất quan trọng, để đảm bảo an toàn tính mạng cho người dân”.

lu-len-nhanh-bat-thuong-nguoi-dan-vung-dbscl-tro-tay-khong-kip-155102

Lũ lên nhanh bất thường, người dân ĐBSCL không kịp trở tay

Hàng trăm ha hoa màu chìm trong nước

Tỉnh Đồng Tháp là một trong những tỉnh trũng thấp của vùng ĐBSCL. Theo ghi nhận của phóng viên, tại một số cồn nổi tại huyện Hồng Ngự (Đồng Tháp) nước lên cao, gây ngập nhiều héc ta hoa màu như: bắp, đậu, sắn…

Bà Lê Thị Muội (42 tuổi) ngụ ấp 1, xã Thường Phước 2 cho biết, lũ năm nay về sớm hơn so với mọi năm khoảng 10 ngày. “Mọi năm, khi lũ về là toàn bộ hoa màu của người dân khi đó đã thu hoạch xong. Tuy nhiên, năm nay nước lên sớm làm bà con ở đây bất ngờ và không kịp trở tay làm nhiều diện tích hoa màu bị ảnh hưởng. Nước ngập quá cao, làm củ sắn bị hư nên thương lái không chịu thu mua, khiến người trồng bị thiệt hại nặng”, bà Muội nói.

Bà Võ Thu Trang (38 tuổi) cùng địa phương cho biết thêm: "Bầu - bí vừa mới cho bông nhưng nước thượng nguồn lên nhanh đã đe dọa đến toàn bộ diện tích canh tác hơn 0,5 ha". Theo bà Trang, bầu - bí không chịu được nước nên hễ ngập là hư hại hết.

Còn tại tỉnh An Giang, huyện đầu nguồn An Phú giáp với biên giới Camphuchia, tại thời điểm hiện nay, lũ đã nhấn chìm hàng trăm ha lúa đang chín của bà con trong huyện. Theo Phòng NN&PTNT huyện An Phú, có trên 400 ha lúa ngoài đê bao bị chìm trong nước nên địa phương đã phối hợp với bộ đội hỗ trợ dân thu hoạch, tránh mất trắng. Ngoài ra, ngành còn tiến hành kiểm tra hệ thống đê bao, cống đập ở những nơi có nguy cơ ngập thì gia cố ngay, nhằm đảm bảo an toàn cho sản xuất nông nghiệp.

Ông Trần Minh Phú ở xã Phú Hội có 1,9 ha bị chìm trong nước nói trong nước mắt: “La của tôi mới chín, định ít hôm nữa sẽ thu hoạch, nào ngờ nước lũ lên nhanh làm ngập sâu, chỉ kịp gặt được 0,3 ha”.

Ông Nguyễn Huy Tuấn - Phó Chủ tịch UBND xã Phú Hội cho biết, chính quyền cùng người dân thu hoạch mới được gần 270 ha trong tổng số 300 ha ngoài đê bao.

Chủ động ứng phó với diễn biến lũ bất thường

Ông Nguyễn Hoàng Nhung - Trưởng phòng NN&PTNT huyện Hồng Ngự (Đồng Tháp) cho biết, đến nay 2/3, diện tích lúa đã được thu hoạch, nước cũng đã có hiện tượng dâng lên bất thường. Ngành nông nghiệp luôn theo dõi để phòng ngừa các tình huống xấu có thể xảy ra. Qua thống kê sơ bộ, những hộ dân có hoa màu bị ngập là nằm ngoài quy hoạch, và ở đê bao.

Theo ông Nhung, trong năm nay, đa số người dân trên địa bàn huyện đều tuân thủ khuyến cáo của nhà nước về xuống giống. Tuy nhiên, đối với một số trường hợp người dân không tuân thủ theo khuyến cáo thì UBND huyện sẽ chỉ đạo các xã, những hộ dân trồng tự phát sẽ lập biên bản, không cho sản xuất trái vụ và không theo khuyến cáo của cơ quan chuyên môn. “Trường hợp lũ làm thiệt hại năng xuất và hoa màu của người dân nằm trong tuyến đê bao khép kín, huyện cho chủ trương xuống giống thì huyện sẽ xem xét và kiến nghị tỉnh để có hướng hỗ trợ, trường hợp còn lại sẽ không được hỗ trợ”, ông Nhung nói.

Ông Lê Văn Hùng - Chi cục trưởng Chi cục thủy lợi tỉnh Đồng Tháp cho biết thêm, theo dự báo đến đầu tháng 8 mực nước lũ ở mức xấp xỉ trên 3m lại diễn biến bất thường, cần phải đề phòng. Để chủ động ứng phó, tỉnh Đồng Tháp đã chỉ đạo các huyện tăng cường kiểm tra, giám sát các khu vực trọng điểm sạt lở để ngăn ngừa và bảo vệ sản xuất cho nông dân.

Theo ông Khương Lê Bình - Giám đốc Đài khí tượng thủy văn tỉnh Đồng Tháp, trong mấy ngày vừa qua lượng nước tại trung hạ Lào trên sông Mekong dâng cao do ảnh hưởng của mưa thượng nguồn nên mực nước tại các trạm trung hạ Lào, Campuchia đang chảy rất nhanh. Hiện đang ở mức cao hơn trung bình hàng năm khoảng từ 0,2 - 1,5m và cao hơn trung bình nhiều năm khoảng từ 0,5 - 4m.

Hiện nay, mực nước ở các nơi trong tỉnh Đồng Tháp vẫn thấp hơn cùng kỳ năm 2017 khoảng từ 0,2 - 0,5m, cao hơn trung bình nhiều năm khoảng từ 0,2 - 0,4m. “Từ nay đến 2/8, do ảnh hưởng kết hợp của triều cường của Biển Đông, từ thượng nguồn sông Mekong nước đổ về, các địa phương trong tỉnh sẽ tiếp tục lên nhanh. Đầu nguồn, mực nước trung bình có thể lên từ 4 - 6cm/ngày, khu vực phía Nam thì có thể lên từ 5 - 7cm/ngày và khu vực nội đồng vùng Tháp Mười  có thể lên từ 2 - 4cm/ngày”, ông Bình nói.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25175.00 25177.00 25477.00
EUR 26671.00 26778.00 27961.00
GBP 31007.00 31194.00 32152.00
HKD 3181.00 3194.00 3297.00
CHF 27267.00 27377.00 28214.00
JPY 159.70 160.34 167.58
AUD 16215.00 16280.00 16773.00
SGD 18322.00 18396.00 18933.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18215.00 18288.00 18819.00
NZD   14847.00 15342.00
KRW   17.67 19.30
DKK   3582.00 3713.00
SEK   2293.00 2380.00
NOK   2270.00 2358.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ