Doanh nghiệp vùng ĐBSCL hoạt động hiệu quả hơn

Nhàđầutư
Tín hiệu đáng mừng nêu trên là số liệu khảo sát của VCCI Cần Thơ vừa công bố tại hội thảo: “Kinh tế ĐBSCL 6 tháng đầu năm 2018, cơ hội từ CPTPP và sự nổi lên của thị trường Trung Quốc”được tổ chức tại Cần Thơ vào ngày 25/7.
TRƯỜNG CA
26, Tháng 07, 2018 | 08:29

Nhàđầutư
Tín hiệu đáng mừng nêu trên là số liệu khảo sát của VCCI Cần Thơ vừa công bố tại hội thảo: “Kinh tế ĐBSCL 6 tháng đầu năm 2018, cơ hội từ CPTPP và sự nổi lên của thị trường Trung Quốc”được tổ chức tại Cần Thơ vào ngày 25/7.

Theo ông Nguyễn Phương Lam, Phó Giám đốc Chi nhánh VCCI Cần Thơ, qua khảo sát nhanh, lấy ý kiến 62 doanh nghiệp hội viên trên các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh cho thấy, gần 42% doanh nghiệp cho biết sản xuất, kinh doanh tốt hơn, 45,2% doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh ổn định trong 6 tháng đầu năm, chỉ có khoảng 13% doanh nghiệp có kết quả sản xuất kinh doanh kém hơn.

Khảo sát cũng chỉ ra, doanh nghiệp sản xuất tốt hơn là nhờ có sự chuẩn bị trước về các giải pháp và chiến lược kinh doanh; tập trung vào sản phẩm chất lượng cao; tái cơ cấu ngành nông nghiệp có sự tác động tích cực. Đối với nhóm doanh nghiệp có kết quả sản xuất kinh doanh kém là do nguyên liệu biến động, phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu nguyên phụ liệu, giá nguyên liệu tăng trong khi giá đầu ra bị cạnh tranh gay gắt không tăng. Ví dụ, nhóm ngành thủy sản gặp nhiều khó khăn do các nước nhập khẩu tăng cường hàng rào phi thuế quan, hạn chế nhập khẩu.

Tuy nhiên, đa số doanh nghiệp có cảm nhận môi trường đầu tư kinh doanh trong những tháng cuối năm sẽ tốt hơn, trong đó có trên 81% doanh nghiệp được khảo sát kỳ vọng công việc làm ăn sẽ có nhiều thuận lợ. Trong đó, gần 20%  sẽ mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh trong những tháng cuối năm nay, ông Lam nói.

Bà Phùng Thị Lan Phương, Chuyên gia Trung tâm WTO và Hội nhập VCCI đưa ra nhận định: Việt Nam gia nhập WTO từ rất sớm so với các quốc gia trong khu vực và mới đây là CPTPP. Chưa kể, tính đến thời điểm này, Việt Nam đã ký 12 Hiệp định Thương mại tự do (FTA) và đang đàm phán - kết thúc đàm phán với 4 đối tác thương mại lớn khác, trong đó có 10 hiệp định FTA đã có hiệu lực. Điều này cho thấy, Việt Nam đã đi đầu trong hội nhập kinh tế thế giới. Việt Nam hiện đang có thị trường xuất nhập khẩu rộng lớn với mức thuế quan ưu đãi rất tốt nhờ các FTA.

Tuy nhiên, bên cạnh đó, bà Lan cho biết: Việc cắt giảm thuế quan theo cam kết sẽ được các quốc gia có ký FTA thực hiện, nhưng song song đó họ sẽ dựng lên các hàng rào phi thuế quan nhằm để bảo hộ cho sản xuất trong nước. Đây cũng là vấn đề mà doanh nghiệp Việt Nam cần phải có sự chuẩn bị kỹ hơn để đối phó. Đáng chú ý là quy tắc về xuất xứ với tỷ lệ quy định hàm lượng nội khối khá cao và các quy định về chống phá giá, tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh thực phẩm không ngừng được nâng lên, bà lan cho hay

Chia sẻ tại hội thảo, đồng thời cũng nhằm trấn an doanh nghiệp trong nước, TS Võ Trí Thành, Chuyên gia kinh tế cao cho rằng: “Doanh nghiệp không nên quá lo lắng về tác động của cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung vì chúng ta đã có những lợi thế nhất định để phòng ngừa các cú sốc bên ngoài: Dự trữ ngoại tệ của Việt Nam hiện nay khoảng 65 tỷ USD. Các yếu tố kinh tế vĩ mô ổn định, xuất khẩu tuy có giảm ở những tháng cuối năm nhưng tăng trưởng ấn tượng và đồng đều ở các ngành hàng với thị trường rộng mở”.

Tuy vậy, theo TS Võ Trí Thành, Mỹ vẫn là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với khoảng 1/5 tổng kim ngạch xuất khẩu, nhưng Việt Nam nhập khẩu nhiều nhất từ Trung Quốc với khoảng 1/4 tổng kim ngạch nhập khẩu.

Hiện nay, đồng VND vẫn đang được neo giá theo đồng USD. Trong khi đồng đồng nhân dận tệ (NDT) mất giá mạnh, cán cân thương mại của Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng do hàng hóa Trung Quốc nhập vào giá sẽ rẻ hơn gây khó khăn cho hàng nội địa. Do vậy,  TS Thành đề xuất, Việt Nam nên theo đuổi chính sách tỷ giá mềm dẻo, linh hoạt. Tức là nên giảm giá đồng VND so với USD, nhưng không nhất thiết phải giảm mạnh theo NDT mà chỉ ở mức khoảng 2-3% là hợp lý. Với mức giảm giá VNĐ như vậy vẫn đảm bảo được lạm phát ở mức 4%, lãi suất sẽ khó giảm nhưng không bị áp lực tăng, kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25185.00 25188.00 25488.00
EUR 26599.00 26706.00 27900.00
GBP 30785.00 30971.00 31939.00
HKD 3184.00 3197.00 3301.00
CHF 27396.00 27506.00 28358.00
JPY 160.58 161.22 168.58
AUD 16138.00 16203.00 16702.00
SGD 18358.00 18432.00 18976.00
THB 669.00 672.00 700.00
CAD 18250.00 18323.00 18863.00
NZD   14838.00 15339.00
KRW   17.68 19.32
DKK   3572.00 3703.00
SEK   2299.00 2388.00
NOK   2277.00 2366.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ