Liệu phương Tây có cấm vận nguồn cung dầu và khí đốt của Nga?
Khi căng thẳng Nga – Ukraine leo thang, ý tưởng trừng phạt nhằm vào mục tiêu xuất khẩu dầu và khí đốt của Nga lại được đặt lên bàn cân dù nó có thể gây thiệt hại cho các nền kinh tế phương Tây.
Kể từ khi bắt đầu cảnh báo Tổng thống Nga Vladimir Putin bằng các lệnh trừng phạt hà khắc liên quan tới vấn đề Ukraine, các lãnh đạo của phương Tây xác định rõ rằng mọi hành động sẽ phải tránh làm gián đoạn nguồn cung cấp năng lượng, huyết mạch của nền kinh tế phương tây cũng như của Nga. Tuy nhiên, khi căng thẳng Nga – Ukraine leo thang, ý tưởng trừng phạt nhằm vào mục tiêu xuất khẩu dầu và khí đốt của Nga lại được đặt lên bàn cân dù nó có thể gây thiệt hại cho các nền kinh tế phương Tây.
Canada, dù là thị trường xuất khẩu năng lượng nhỏ của Nga, cấm nhập khẩu dầu thô. Tại Mỹ, Tổng thống Joe Biden cũng đang chịu áp lực ngày càng lớn từ liên minh đảng Cộng hoà và Dân chủ, bao gồm cả Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi, để cấm dầu mỏ của Nga.
Vậy các nhà lãnh đạo phương Tây đang cân nhắc điều gì khi xem xét một số hình thức cấm vận dầu thô của Nga?
Liệu Nga vẫn có thể cung cấp dầu và khí đốt ra thị trường?
Đến nay, phương Tây dường như rất thận trọng trong việc loại bỏ năng lượng khỏi các lệnh trừng phạt.
Tuần trước, khi tuyên bố sẽ cấm các ngân hàng lớn nhất của Nga, gồm Sberbank và VTB, xử lý các giao dịch thanh toán ở Mỹ, Washington đã loại trừ ngân hàng lớn thứ ba của nước này là Gazprombank, đơn vị phục vụ cho tập đoàn năng lượng Gazprom. Gazprombank và Sberbank cũng vắng mặt trong danh sách 7 tổ chức tín dụng mà Brussels muốn cấm sử dụng hệ thống SWIFT. Chưa kể, Văn phòng Kiểm soát Tài sản Nước ngoài của Mỹ cũng ban hành một giấy phép chung loại trừ các giao dịch năng lượng ra khỏi lệnh trừng phạt của họ.
Tuy nhiên, trên thực tế, nhiều ngân hàng, nhà máy lọc dầu và chủ tàu của phương Tây lại đang “tự xử”, tức là họ hành xử như thể ngành năng lượng của Nga đang bị trừng phạt. Một nhân viên ngân hàng nói: “Dầu của Nga đang trở nên ‘độc hại’ hơn”.
Một số khách mua dầu thô lớn nhất của Nga đã huỷ các chuyến hàng và đơn đặt hàng khi nhiều doanh nghiệp, từ ngân hàng đến công ty bảo hiểm, chủ tàu, rút khỏi Nga.
Theo công ty tư vấn Energy Aspects, khoảng 70% dầu thô của Nga đang vật lộn tìm người mua. Bằng chứng là, dầu thô Urals của Nga, mặt hàng chủ lực cho các nhà máy lọc dầu ở Tây Bắc châu Âu và Địa Trung Hải, được rao bán với mức chiết khấu kỷ lục hơn 18 USD/thùng vào ngày 2/3.
Lệnh cấm vận dầu mỏ có tạo ra sự khác biệt?
Nguồn thu từ dầu và khí đốt rất quan trọng đối với Nga, nước xuất khẩu năng lượng lớn nhất thế giới. Nước này xuất khẩu khoảng 5 triệu thùng dầu thô mỗi ngày, trong đó khoảng một nửa số đó đến châu Âu, và 2,7 triệu thùng các sản phẩm khác từ dầu mỏ, theo giới thương nhân. Tổng doanh thu xuất khẩu năng lượng của Nga đạt hơn 235 tỷ USD trong năm 2021, theo Viện Tài chính Quốc tế.
Vì vậy, các biện pháp trừng phạt đối với dầu mỏ của Nga sẽ đe doạ đến nguồn thu của Moscow, ngay cả khi nước này có thể tiếp tục bán hàng cho Trung Quốc và những nước chưa có lập trường rõ ràng về xung đột chính trị ở Ukraine. Tổng thống Vladimir Putin và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vừa công bố ký kết hợp đồng dầu khí mới trị giá 118 tỷ USD khi gặp mặt tại Thế vận hội mùa đông Bắc Kinh vào tháng trước, chỉ vài tuần trước khi Nga động binh ở miền động Ukraine.
Tuy nhiên, một số nhà phân tích lập luận rằng do khoảng 2/3 số người mua dầu thô có vẻ sẽ tẩy chay Nga nên một lệnh cấm vận chính thức sẽ có tác động tức thời nhưng hạn chế đến nước này, đồng thời sẽ dấy lên lo ngại giá dầu bị đẩy lên cao sau khi chạm mức cao nhất 8 năm hiện nay.
Christyan Malek, giám đốc chiến lược năng lượng tại JPMorgan, cho biết ngay cả khi không có lệnh trừng phạt, việc thiếu người mua có thể buộc Nga phải cắt giảm sản lượng dầu khi các kho dự trữ của họ đã đầy. Một động thái như vậy có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với năng lực sản xuất của Nga: các giếng dầu bị đóng cửa có thể khó hoạt động trở lại.
“Phương Tây có thể không trừng phạt Nga nhưng họ có thể chết vì hàng nghìn giàn khoan bị cắt giảm”, ông nói.
Liệu lệnh cấm vận có gây tổn hại cho Mỹ và các đồng minh?
Giới phân tích nhận định việc cấm nhập khẩu dầu vào Mỹ không tác động nhiều đến giá nhiên liệu ở nước này. Nhập khẩu dầu thô từ Nga của Mỹ giảm xuống còn 13.500 thùng/ngày kể từ đầu năm 2022, theo S&P Global Platts. Vì Mỹ ngày càng phụ thuộc hơn vào các sản phẩm tinh chế một phần nền kho dự trữ này sẽ dễ dàng bị thay thế bởi nguồn nhập khẩu từ Canada hoặc Mexico, theo hầu hết chuyên gia trong ngành.
“Tôi không cho rằng lệnh cấm vận dầu thô và các sản phẩm từ dầu của Nga sẽ khiến giá xăng biến động. Đây sẽ chỉ là một bất tiện nhỏ đối với hệ thống lọc dầu của Mỹ”, Zachary Rogers, giám đốc của công ty tư vấn năng lượng Rapidan, nói.
Theo các lãnh đạo trong ngành năng lượng, một vấn đề lớn hơn đối với Mỹ là lệnh cấm vận sẽ không cô lập các đồng minh châu Âu. Theo các nhà giao dịch, 10% sản phẩm tinh chế và hơn 20% dầu thô của châu Âu đến từ Nga. Lý do chính để không làm điều này bây giờ là Mỹ không muốn đặt người châu Âu vào vị thế là họ phải tuân theo Mỹ, một lãnh đạo cho hay.
Thủ tướng Ba Lan Mateusz Morawiecki từng yêu cầu Brussels cấm than, dầu và khí đốt từ Nga nhưng ông là người thiểu số. Robert Habeck, Bộ trưởng Kinh tế Đức, ngày 3/3 cho biết ông phản đối bất kỳ lệnh cấm vận nào. “Chúng tôi cần nguồn cung này để duy trì sự ổn định về giá cả và an ninh năng lượng”.
Richard Nephew, người từng giúp vạch ra chính sách trừng phạt Iran dưới thời Tổng thống Barack Obama, cho biết một lựa chọn là các nước phương tây giảm nhập khẩu dầu thay vì cấm vận ngay lập tức. “Với Iran, chúng tôi áp dụng mức giảm 20% cứ sau mỗi 6 tháng. Làm điều tương tự với Nga sẽ vừa đạt được mục đích trừng phạt vừa giảm nguy cơ giá dầu tăng đột biến”, ông Nephew cho hay.
Nguồn cung khí đốt sẽ thế nào?
Lệnh cấm vận khí đốt sẽ có tác động ngay lập tức nhưng việc này có khả năng ít xảy ra hơn. Theo các nhà phân tích của Rystad Energy, xuất khẩu khí đốt của Nga đến châu Âu đạt khoảng 450 triệu USD/ngày, theo giá hiện hành, qua 3 đường ống chính và đáp ứng 1/3 nhu cầu của khu vực này.
Không giống như dầu, người mua khí đốt ở châu Âu vẫn đang đặt hàng từ Nga, thậm chí còn tìm cách tối đa hoá những gì họ nhận được theo hợp đồng dài hạn với Gazprom, tập đoàn năng lượng thuộc sở hữu của chính phủ Nga, vì giá hiện rẻ hơn hàng mua trên thị trường giao ngay.
Tom Marzec-Manser, giám đốc phân tích mảng khí đốt tại công ty ICIS, nói: “Dòng chảy đang tăng, vì vậy khí hợp đồng dài hạn vẫn có người ký”.
Tuy nhiên, những công ty có hợp đồng cung ứng ngắn hạn linh hoạt hơn đã bắt đầu tìm kiếm nguồn cung cấp thay thế, ông nói. Sự gia tăng nhu cầu này góp phần đẩy giá khí đốt tự nhiên ở châu Âu lên cao hơn. Nhiên liệu này tăng 50% trong này 2/3 lên cao nhất mọi thời đại là 185 euro/MWh.
EU từng nói rõ rằng họ muốn giảm phụ thuộc vào dầu khí của Nga bằng cách đẩy nhanh việc tìm các nguồn cung cấp thay thế và phát triển năng lượng tái tạo nhanh hơn. Châu Âu đã tăng cường nhập khẩu khí đốt tự nhiên hoá lỏng và đổ đầy một số kho chứa khi đốt. Tuy nhiên, không có nguồn cung khí đốt nào đủ lớn để thay thế hàng của Nga trong ngắn hạn.
Emre Peker, giám đốc thị trường châu Âu của công ty tư vấn Eurasia Group, cho biết lệnh cấm vận dầu và khí đốt Nga có lẽ vẫn là một bước đi quá xa đối với châu Âu vì nó sẽ gây ảnh hưởng lớn đối với kinh tế EU.
(Theo NDH)
- Cùng chuyên mục
Ô tô nhập từ Nhật Bản tăng đột biến trong tháng 10
Ô tô từ 9 chỗ ngồi trở xuống nhập khẩu từ Nhật Bản tăng mạnh trong tháng 10, theo Tổng cục Hải quan.
Thị trường - 22/11/2024 18:37
Hà Nội khen thưởng tập thể, cá nhân có thành tích trong thực hiện nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh
Chủ tịch UBND TP. Hà Nội đã quyết định tặng Bằng khen cho các tập thể, cá nhân có thành tích trong thực hiện nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh.
Thị trường - 22/11/2024 15:52
Tổ chức hội nghị quốc tế về du lịch nông thôn lần đầu tiên ở Quảng Nam
Hội nghị quốc tế về du lịch nông thôn lần thứ nhất sẽ tổ chức tại Quảng Nam, đây là sự kiện mang tính toàn cầu đầu tiên về du lịch nông thôn.
Thị trường - 22/11/2024 14:40
Hà Nội khai mạc hội chợ Đặc sản vùng miền Việt Nam 2024
Hội chợ Đặc sản vùng miền Việt Nam năm 2024 là dịp để các doanh nghiệp quảng bá đặc sản tới người tiêu dùng tại thị trường Thủ đô Hà Nội.
Thị trường - 22/11/2024 14:38
Phố đi bộ nơi 'tọa độ kim cương' của Phổ Yên chính thức lộ diện
Phố đi bộ sầm uất sắp ra mắt bên cạnh quảng trường Vạn Xuân – nơi hội tụ tinh hoa Phổ Yên, hứa hẹn trở thành biểu tượng giao thương và điểm đến sôi động bậc nhất, mở ra tiềm năng gia tăng giá trị bất động sản vượt trội.
Doanh nghiệp - 22/11/2024 14:00
Thị trường bất động sản chu kỳ mới, hành vi mua hàng nào sẽ thay đổi?
Thị trường bất động sản hạng sang đang trải qua một giai đoạn chuyển mình rõ rệt. Khách hàng ngày càng có những yêu cầu khắt khe hơn về sản phẩm, không chỉ đơn thuần là một nơi để ở mà còn là một biểu tượng của đẳng cấp, một không gian sống hoàn hảo và một kênh đầu tư sinh lời bền vững.
Doanh nghiệp - 22/11/2024 10:46
Dư địa cho phát triển công nghiệp văn hóa của Việt Nam còn rất lớn
Thứ trưởng Bộ VH-TT&DL Hồ An Phong nhận định, dư địa cho phát triển công nghiệp văn hóa của Việt Nam còn rất lớn, vấn đề là phải thay đổi cách làm để hiệu quả…
Thị trường - 22/11/2024 09:36
VietinBank tiên phong triển khai đồng bộ các giải pháp, nâng cao trải nghiệm khách hàng
VietinBank là ngân hàng tiên phong trong việc ứng dụng công nghệ trong hoạt động giao dịch giúp giảm thiểu rủi ro và bảo vệ người dùng trước các gian lận, lừa đảo.
Doanh nghiệp - 22/11/2024 09:30
EVNCPC tiếp tục xây dựng 70 căn nhà tình nghĩa tại miền Trung - Tây Nguyên trong năm 2025
Tổng công ty Điện lực miền Trung (EVNCPC) vừa quyết định trích 4,9 tỷ đồng từ Quỹ phúc lợi để triển khai chương trình xây dựng 70 căn nhà tình nghĩa tại 13 tỉnh, thành khu vực miền Trung - Tây Nguyên trong năm 2025. Mỗi căn nhà được hỗ trợ kinh phí 70 triệu đồng, giúp các hộ nghèo, gia đình chính sách có nơi ở an toàn và kiên cố hơn.
Doanh nghiệp - 22/11/2024 09:00
Công ty Nhiệt điện Duyên Hải - Những dấu ấn trong công tác an sinh xã hội
Những năm qua, Công ty Nhiệt điện Duyên Hải không chỉ tập trung đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả mà còn ghi dấu ấn với cộng đồng trong công tác an sinh xã hội.
Doanh nghiệp - 22/11/2024 09:00
PVcomBank khuyến nghị khách hàng cập nhật xác thực sinh trắc học
Nhằm tăng cường an toàn, bảo mật các giao dịch thanh toán điện tử không bị gián đoạn sau ngày 01/01/2025, PVcomBank khuyến nghị khách hàng nhanh chóng cập nhật sinh trắc học của chủ tài khoản theo quy định.
Doanh nghiệp - 22/11/2024 09:00
Các công ty Trung Quốc tích trữ đô la khi căng thẳng thương mại gia tăng
Các công ty Trung Quốc đang tích trữ nhiều đô la hơn, định giá hợp đồng bằng nhân dân tệ và mở các tuyến nhập khẩu để giảm thiểu rủi ro tiền tệ khi căng thẳng thương mại đe dọa làm đảo lộn tỷ giá hối đoái, theo Reuters.
Thị trường - 22/11/2024 07:27
Giá Bitcoin tiến sát mốc 100.000 USD, lần đầu trong lịch sử
Giá Bitcoin đã tiến sát mốc 100.000 USD lần đầu tiên vào thứ năm sau khi chiến thắng của Donald Trump thúc đẩy kỳ vọng sẽ có một môi trường quản lý thân thiện cho tiền điện tử, theo Reuters.
Thị trường - 22/11/2024 07:05
Ví điện tử hết thời?
Ví điện tử chắc chắn rơi vào thoái trào khi mà mức độ cạnh tranh so với ứng dụng ngân hàng thường kém xa. Xu thế người ta không muốn dùng quá nhiều thứ thay vì all in one.
Thị trường - 22/11/2024 06:30
SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
Nhằm hỗ trợ các khách hàng dễ dàng hiện thực hóa ước mơ sở hữu tổ ấm sung túc, hạnh phúc trọn vẹn tại dự án căn hộ cao cấp NewTown Diamond (Đà Nẵng), Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) triển khai chương trình Cho vay mua nhà lãi suất 0% tại dự án NewTown Diamond với mức lãi suất cho vay 0% và ân hạn trả nợ gốc lên tới 36 tháng.
Doanh nghiệp - 21/11/2024 16:19
Giá Bitcoin hướng tới ngưỡng 100.000 USD, chuyện gì đang xảy ra?
Giá Bitcoin đang hướng tới ngưỡng 100.000 USD sau khi tiếp tục tăng vào sáng thứ Năm khi các nhà đầu tư đặt cược vào cách tiếp cận quản lý thân thiện của Hoa Kỳ đối với tiền điện tử, theo Reuters.
Thị trường - 21/11/2024 14:12
- Đọc nhiều
Đáng đọc
- Đáng đọc
Bộ Tài chính Mỹ: Việt Nam không thao túng tiền tệ
Thị trường - Update 1 week ago
Tỷ phú muốn 'rót' tiền vào dự án của bà Trương Mỹ Lan là ai?
Đầu tư - Update 3 day ago
Đại gia Rolls Royce Ninh Bình vừa bị khởi tố là ai?
Tài chính - Update 2 week ago
Đại gia Nguyễn Cao Trí 'thao túng' cựu cán bộ Thanh tra Chính phủ ra sao?
Pháp luật - Update 2 week ago