Liệu nhóm điều hành kinh tế của Tổng thống đắc cử Joe Biden có xoay chuyển được tình thế bi đát của nước Mỹ?

CHÍ THÀNH
07:41 02/12/2020

Nhóm điều hành kinh tế vừa được Tổng thống đắc cử Joe Biden thành lập đang phải mang gánh nặng giải quyết việc làm cho hàng triệu người Mỹ bị mất việc, có nguy cơ bị đuổi khỏi nơi cư ngụ vì không thể trả tiền thuê nhà và lâm vào cảnh đói khổ vì cuộc khủng hoảng do COVID-19 gây ra.

Nhưng nhiệm vụ phục hồi tăng trưởng kinh tế và giải quyết việc làm sau đại dịch có thể chưa phải là thách thức khó khăn nhất đối với nhóm điều hành kinh tế, do bà Janet Yellen, người từng là Chủ tịch Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed), hôm thứ Ba, (1/12) được chính thức đề cử giữ chức vụ Bộ trường Tài chính Mỹ trong nội các mới của ông Biden, kênh CNN bình luận.

janet-yellen-Getty

Cựu chủ tịch Fed, bà Janet Yellen được coi là nhân tố tích cực trong nội các mới của ông Biden. Ảnh Getty Images

Ngay trong các bài diễn văn tranh cử, ông Biden đã nhấn mạnh ưu tiên của ông khi được bầu làm tổng thống Mỹ là thành lập một nội các mạnh để giải quyết các vấn đề kinh tế lớn của Mỹ, sắp xếp lại nền kinh tế theo hướng có lợi cho người lao động (tạo ra nhiều việc làm cho cả người lao động nam và nữ). Đây quả thật là một tham vọng to lớn, nhưng làm được điều đó thì rõ ràng là không dễ dàng.

"Đội ngũ này bao gồm những công chức có năng lực đột phá được kính trọng và đã được thử nghiệm, những người sẽ giúp đỡ các cộng đồng bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi COVID-19 và giải quyết những bất bình đẳng về cơ cấu trong nền kinh tế của chúng ta", ông Biden nói và tóm tắt sứ mệnh kép của mình trong một thông cáo báo chí đưa ra hôm thứ Hai.

Ngay cả trước khi xảy ra đại dịch, bất bình đẳng và sự khó khăn trong dịch chuyển xã hội, đặc biệt là ở các vùng miền hậu công nghiệp ở khu vực Trung Tây nước Mỹ và bất bình đẳng giữa những người lao động cổ xanh, là một đặc điểm nổi bật của nền chính trị Mỹ đầu thế kỷ 21.

Ý thức rằng toàn cầu hóa đã giúp những người giàu ngày càng giàu có hơn nhưng lại để lại những người nghèo khó sau cuộc Đại suy thoái là động lực thúc đẩy chủ nghĩa dân tộc dân túy được Tổng thống Donald Trump khơi dậy sau khi ông chiến thắng cuộc bầu cử năm 2016.

Ông Biden đã tận dụng sự ủng hộ truyền thống của những người Mỹ đang làm việc cho ông cũng như lợi dụng các giá trị của tầng lớp trung lưu để loại bỏ các bang Wisconsin, Pennsylvania và Michigan khỏi bản đồ bầu cử của ông Trump trên con đường duy trì sự tại vị ở Nhà Trắng.

Nhưng nhiệm kỳ tổng thống của ông sẽ rực sáng hay tàn lụi là nhờ vào khả năng thu hẹp sự bất bình đẳng ở một quốc gia mà ở kỳ nghỉ Lễ Tạ ơn cuối cùng của thời đại của ông Trump, Chỉ số Công nghiệp Dow Jones đã chạm mốc lịch sử với 30.000 điểm ngay cả khi số người xếp hàng ngày một đông tại các ngân hàng thực phẩm ở các thành phố lớn, từ New York đến Dallas vì họ không có đủ ăn.

Về lâu dài, nhóm điều hành kinh tế của ông Biden - sau hai nhiệm kỳ tổng thống trong đó sự bất bình đẳng đã vọt tăng bất chấp sự mở rộng kinh tế lớn đã mang lại lợi ích cho các tầng lớp sở hữu cổ phiếu - phải chứng minh được rằng họ sẽ giữ được lời hứa nâng cao chất lượng sống cho tầng lớp trung lưu trong một thế giới toàn cầu hóa, chứ không phải chỉ là những khẩu hiệu suông được các chính trị gia lão luyện tung ra trên con đường tranh cử của mình.

Tạo ra sự thay đổi xã hội

Khi thông tin về những người trong đội ngũ điều hành kinh tế của ông Biden được đưa ra, nhiều người tin rằng cựu phó tổng thống Mỹ có kế hoạch giữ lời hứa của mình với người lao động Mỹ và đáp lại niềm tin của các liên đoàn lao động từ lâu đã ủng hộ các chiến dịch chính trị của ông.

neera-tanden-AP

Nerra Tenden, người được ông Biden đề cử làm giám đốc ngân sách trong nội các mới của ông. Ảnh AP

Bản thân bà Janet Yellen đã bắt đầu sự nghiệp chính trị của mình với tư cách là một nhà kinh tế lao động và bà đã nổi tiếng với việc luôn tìm các phương cách, biện pháp để chắn đỡ cho những người dễ bị tổn thương nhất trong các cú sốc về kinh tế. Cecilia Rouse, người được ông Biden chọn làm Chủ tịch Hội đồng Cố vấn Kinh tế cũng là một nhà kinh tế lao động và bà tuyên bố sẽ vận dụng các chế tài nghiêm khắc nhằm tạo ra sự thay đổi trong xã hội.

Trong một bài báo trên tạp chí Democracy vào tháng 6, Neera Tanden, người được Biden đề cử làm giám đốc ngân sách của mình, đã viết rằng đại dịch đã phơi bày "sự méo mó đạo đức" của hệ thống kinh tế Hoa Kỳ.

"Để sửa chữa những gì bị hỏng và xây dựng lại mạnh mẽ hơn trước, chúng ta cần một hợp đồng xã hội mới cho Thế kỷ 21, một hợp đồng cập nhật các 'thỏa thuận mới'", bà Tanden viết.

"Đã đến lúc phải suy nghĩ lại về mối quan hệ giữa cá nhân, công ty và chính phủ của chúng ta, vốn luôn được coi là một 'món hời' cho những người lợi dụng và được hưởng thứ đó"

Thử nghiệm trước mắt nhất mà nhóm điều hành kinh tế của Biden phải đối mặt là tình hình kinh tế vốn đã rất tồi tệ có thể sẽ còn tồi tệ hơn nhiều khi ông nhậm chức vào ngày 20 tháng 1, sau các đợt hoành hành của đại dịch vào mùa thu và mùa đông.

Sự hồi sinh của COVID-19, khiến nhiều nhà hàng và doanh nghiệp đã phải vật lộn để hồi sinh trong mùa hè có khả năng lại phải đóng cửa, đồng nghĩa với việc nền kinh tế sẽ khó tăng trưởng và tỷ lệ thất nghiệp sẽ tăng trong quý đầu tiên của 2021.

Ông Biden ở một tình huống tương tự như Tổng thống Franklin Roosevelt đã từng phải đối mặt khi ông đắc cử vào năm 1932-33 và phải đối phó với cuộc Đại suy thoái xuất hiện từ thời của Tổng thống tiền nhiệm Herbert Hoover. Nhưng không giống như FDR, khó có chuyện ông Biden sẽ xoay sở để thông qua luật thay đổi quốc gia nhằm chấm dứt cơn bão kinh tế.

Phương án tốt nhất là nếu đảng Dân chủ bằng cách nào đó có thể giành chiến thắng trong hai cuộc bầu cử sắp diễn ra ở Georgia vào tháng Giêng, ông Biden sẽ có một Thượng viện có tỷ lệ 50-50 đại diện của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa. Như vậy, Phó Tổng thống đắc cử Kamala Harris có thể xoay sở được tình thế theo cách của mình.

Thượng viện hiện do Thượng nghị sĩ Mitch McConnell (phe Cộng hòa) đứng đầu có thể vẫn duy trì được cán cân nghiêng về phía đảng Cộng hòa và như vậy, một gói kích thích kinh tế lớn khó có thể đạt được sự đồng thuận.

Đã có những dấu hiệu cho thấy GOP (đảng Cộng hòa) sẽ nghiêm khắc hơn đối với kỷ luật ngân sách, sau bốn năm áp dụng các chính sách của Trump khiến thâm hụt ngân sách quá lớn, điều thường xảy ra trong thời kỳ suy thoái kinh tế.

Ngay cả một biện pháp ngắn hạn nhỏ cũng có thể giúp hàng triệu người Mỹ bị tổn thương bởi đại dịch vững vàng hơn khi chính phủ Mỹ cung cấp các gói kích thích kinh tế giúp các doanh nghiệp nhỏ trụ vững trong suy thoái, giúp người thuê nhà không bị đuổi ra ngoài đường và kéo dài thời gian cung cấp trợ cấp thất nghiệp cho người lao động mất việc.

'Nửa ổ bánh mì' còn hơn không

Hạ viện Dân chủ và Thượng viện Đảng Cộng hòa trong nhiều tuần qua đã không thể thống nhất về quy mô hoặc việc bổ sung gói hỗ trợ cứu trợ Covid-19 mới.

Nhu cầu cấp bách đến nỗi một số đảng viên Dân chủ đã bắt đầu nhón gót trước những lời chỉ trích bất thường đối với Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi, người cho rằng các đề xuất của đảng Cộng hòa không cung cấp đủ mức độ hoặc thời gian hỗ trợ mà người Mỹ cần.

Austan Goolsbee, một cố vấn kinh tế cấp cao trong chính quyền Obama, nói với nhà báo Manu Raju của CNN hôm Chủ nhật vừa rồi rằng "con virus thực sự là ông chủ của nền kinh tế" và nguy cơ xảy ra suy thoái kép đối với nền kinh tế Mỹ là rất hiện hữu.

"Nếu phải chấp nhận một nửa ổ bánh, thì họ nên chấp nhận một nửa ổ bánh. Và sau đó chúng ta hãy cố gắng lấy một nửa ổ bánh khác. Điều quan trọng thực sự bây giờ là cho đi và hành động. Tôi ước cả hai phía đều có thể thấy điều đó", ông nói.

Ông McConnell cho biết hôm thứ Hai rằng vẫn có khả năng đạt một thỏa thuận kinh tế trong những ngày hoạt động cuối cùng của Quốc hội cũ.

"Chúng ta hãy hy vọng các đồng nghiệp của chúng tôi ở cấp cao nhất của Đảng Dân chủ cuối cùng có thể nghe thấy các thành viên của chính họ và ngừng ngăn chặn các gói kích thích trị giá hàng trăm tỷ USD mà đảng Cộng hòa đã sẵn sàng thực hiện trong nhiều tháng", đại diện đảng Cộng hòa của bang Kentucky nói.

biden-administration

Những gương mặt dự kiến sẽ nằm trong nội các mới của ông Biden. Ảnh AP, Alamy và Getty Images

Ông Biden có một lịch sử đầy kinh nghiệm về các cuộc ngăn chặn giao dịch với Thượng nghị sĩ McConnell và ông sẽ nhậm chức với quyền lực của một vị tổng thống mới.

Ông sẽ không chỉ tìm kiếm sự giúp đỡ ngắn hạn cho những người thất nghiệp và các doanh nghiệp bị đóng cửa mà quan trọng hơn là tìm kiếm nguồn tài trợ khổng lồ cho các bang bị chính quyền của ông Trump từng bỏ rơi.

Ông có kế hoạch đầy tham vọng về một hệ thống xét nghiệm và theo dõi mới để làm chậm sự phát tán của vi rút corona, duy trì các chương trình tiêm chủng trị giá hàng trăm triệu USD. Và vào thời điểm Biden tuyên thệ nhậm chức, nhiều trẻ em Mỹ sẽ phải nghỉ học trong 10 tháng khi mà các quan chức giáo dục cho rằng họ vẫn thiếu sự giúp đỡ của liên bang để giúp các hoạc sinh trở lại lớp học một cách an toàn.

Tuy nhiên, ông Biden sẽ có lợi thế khi có thể tranh luận với Quốc hội rằng một gói kinh tế mới sẽ là cầu nối cho những thời điểm tốt đẹp hơn trong tương lai gần, nhờ vào những tin tức đáng khích lệ về hiệu quả của vắc xin được phát triển dưới thời chính quyền của ông Trump.

Trong khi nhiều tháng phải chịu đựng khổ đau, chết chóc và thiếu thốn kinh tế vẫn còn ở phía trước, đảng Dân chủ sẽ tiếp quản Nhà Trắng với kỳ vọng rằng một số mặt của cuộc sống sẽ trở lại bình thường vào thời điểm từ giữa năm nay. Nếu có một sự bùng nổ về nhu cầu bị dồn nén trong thời gian qua, ông Biden sẽ bước vào một năm bầu cử giữa nhiệm kỳ với một thành công kép: vừa đánh bại được đại dịch, vừa cứu vớt được nền kinh tế.

Nhưng lúc đó ông sẽ bước vào giai đoạn hai, giai đoạn phức tạp hơn cho toàn bộ nhóm điều hành kinh tế đất nước: tái định hình lại nền kinh tế và hỗ trợ tốt hơn cho những người yếu thế, nghèo khó hơn trong xã hội, thứ mà bất cứ vị tổng thống Mỹ hiện đại nào cũng mong muốn nhưng chưa từng làm được.

Với những trở ngại ngắn hạn và dài hạn trong chương trình hành động của mình, trong một điều kiện kinh tế-xã hội đầy khó khăn, ông Biden có lẽ khó có sự lựa chọn nào tốt hơn ngoài sử dụng bà Yellen, người nếu được Thượng viện thông qua, sẽ là nữ Bộ trưởng Tài chính đầu tiên của Hoa Kỳ.

Cựu chủ tịch Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) là người được cả lưỡng hội kính trọng và đây sẽ là lợi thế giúp bà dễ dàng hơn trong việc tạo ra một gói kích thích kinh tế mới. Kiến thức và mối quan hệ tốt đẹp của bà với Fed cũng sẽ rất hữu ích trong việc tối đa hóa 'cú đấm' có một không hai mà cả Kho bạc và Ngân hàng trung ương có thể sử dụng để tái khởi động nền kinh tế.

Việc đề cử bà Yellen cũng được nhiều người tiến bộ hoan nghênh bởi đây là một sự cân nhắc đáng kể nhằm lôi kéo các nhóm chính trị có ý thức hệ khác nhau trong ngay chính đảng Dân chủ lại gần với nhau hơn.

  • Cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng chỉ đạo xử lý góp ý của VAFIE về sửa đổi Nghị định về an toàn thực phẩm

Phó Thủ tướng chỉ đạo xử lý góp ý của VAFIE về sửa đổi Nghị định về an toàn thực phẩm

Phó Thủ tướng Lê Thành Long giao Bộ Y tế nghiên cứu, xử lý góp ý của VAFIE về sửa đổi Nghị định 15/2018/NĐ-CP về an toàn thực phẩm theo đúng quy định.

Sự kiện - 27/03/2025 07:29

Tổng Bí thư Tô Lâm ủng hộ hợp tác với Singapore trong lĩnh vực năng lượng xanh

Tổng Bí thư Tô Lâm ủng hộ hợp tác với Singapore trong lĩnh vực năng lượng xanh

Tổng Bí thư Tô Lâm đánh giá cao việc gần đây Singapore cấp phép cho mở cửa thị trường đối với sản phẩm nông nghiệp và chăn nuôi của Việt Nam.

Sự kiện - 26/03/2025 21:28

VAFIE thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực sản xuất thông minh

VAFIE thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực sản xuất thông minh

Ngày 26/3, Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (VAFIE) đã tổ chức Diễn đàn sản xuất thông minh toàn cầu Việt Nam 2025 nhằm thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực sản xuất thông minh.

Sự kiện - 26/03/2025 16:58

Chi đoàn Tạp chí Nhà đầu tư phát động phong trào 'Văn phòng xanh'

Chi đoàn Tạp chí Nhà đầu tư phát động phong trào 'Văn phòng xanh'

Hưởng ứng "Tháng Thanh niên", Ban Chấp hành Chi đoàn Tạp chí Nhà đầu tư đã phát động phong trào "Văn phòng xanh" với sự tham gia của toàn bộ đoàn viên và cán bộ, nhân viên.

Sự kiện - 26/03/2025 15:04

Sau nâng cấp quan hệ, Việt Nam - Singapore ký kết nhiều văn kiện kinh tế

Sau nâng cấp quan hệ, Việt Nam - Singapore ký kết nhiều văn kiện kinh tế

Việc ký kết các văn kiện hợp tác diễn ra sau khi sau khi hai nước nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện nhân chuyến thăm Singapore của Tổng Bí thư Tô Lâm hồi đầu tháng.

Sự kiện - 26/03/2025 14:20

Vĩnh Phúc phát triển 5 khu công nghiệp, 31 cụm công nghiệp trong 5 năm tới

Vĩnh Phúc phát triển 5 khu công nghiệp, 31 cụm công nghiệp trong 5 năm tới

Để đạt được mục tiêu 24 khu công nghiệp, 47 cụm công nghiệp đến năm 2030, trong vòng 5 năm tới Vĩnh Phúc phải phát triển thêm 5 khu công nghiệp, 31 cụm công nghiệp

Sự kiện - 26/03/2025 11:58

Tương lai cho thế hệ vươn mình

Tương lai cho thế hệ vươn mình

Nhadautu.vn trân trọng giới thiệu bài viết "Tương lai cho thế hệ vươn mình" của Tổng Bí thư Tô Lâm.

Sự kiện - 25/03/2025 14:18

Các dự án hợp tác Việt Nam - Singapore sẽ hút đầu tư, tạo việc làm theo cấp số nhân

Các dự án hợp tác Việt Nam - Singapore sẽ hút đầu tư, tạo việc làm theo cấp số nhân

Đại sứ Singapore tại Việt Nam Jaya Ratnam cho rằng, các dự án công nghiệp, năng lượng mới giữa Singapore - Việt Nam sẽ thu hút đầu tư, tạo việc làm theo cấp số nhân, thể hiện ý nghĩa to lớn của mối Quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện mà hai bên vừa đạt được.

Sự kiện - 25/03/2025 13:42

Tạp chí Nhà đầu tư thông báo chuyển trụ sở làm việc

Tạp chí Nhà đầu tư thông báo chuyển trụ sở làm việc

Từ ngày 25/3/2025, tòa soạn Tạp chí Nhà đầu tư chuyển trụ sở làm việc đến địa chỉ số 5B phố Hồ Xuân Hương, phường Nguyễn Du, quận Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội.

Sự kiện - 25/03/2025 13:41

Phó Thủ tướng mời gọi chuyên gia, doanh nghiệp Đức đầu tư tại Trung tâm tài chính quốc tế

Phó Thủ tướng mời gọi chuyên gia, doanh nghiệp Đức đầu tư tại Trung tâm tài chính quốc tế

Theo Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình, Việt Nam đang nghiên cứu nhiều biện pháp để thúc đẩy tăng trưởng, trong đó có xây dựng và vận hành Trung tâm tài chính quốc tế.

Sự kiện - 25/03/2025 12:54

Hà Nội phê duyệt phương án tuyến, vị trí cầu Tứ Liên

Hà Nội phê duyệt phương án tuyến, vị trí cầu Tứ Liên

Cầu Tứ Liên có chiều dài toàn tuyến khoảng 3km với điểm đầu tại nút giao với đường Nghi Tàm, quận Tây Hồ và điểm cuối tại nút giao với trục TC13, huyện Đông Anh.

Sự kiện - 25/03/2025 08:57

Mỹ quan tâm tới kế hoạch tài chính của Việt Nam cho dự án điện hạt nhân Ninh Thuận

Mỹ quan tâm tới kế hoạch tài chính của Việt Nam cho dự án điện hạt nhân Ninh Thuận

Đại diện Bộ Ngoại giao Mỹ và Bộ Công Thương, Bộ Tài chính Việt Nam đã thông tin, trao đổi những nét chính về Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận.

Sự kiện - 25/03/2025 07:03

Hà Nội sẽ đặt cột mốc Km0 cạnh Hồ Gươm

Hà Nội sẽ đặt cột mốc Km0 cạnh Hồ Gươm

Theo UBND quận Hoàn Kiếm (Hà Nội), cột mốc Km0 sẽ được đặt tại trung tâm sân khánh tiết, phía trước tượng đài Lý Thái Tổ, giáp đường Đinh Tiên Hoàng, quận Hoàn Kiếm.

Sự kiện - 24/03/2025 11:04

Thủ tướng: Đầu tư cho thế hệ trẻ tài năng là đầu tư cho tương lai đất nước giàu mạnh, hùng cường và thịnh vượng

Thủ tướng: Đầu tư cho thế hệ trẻ tài năng là đầu tư cho tương lai đất nước giàu mạnh, hùng cường và thịnh vượng

Nhadautu.vn trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Lễ trao Giải thưởng "Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2024", tối 23/3/2025.

Sự kiện - 24/03/2025 07:46

Chuyên gia gợi ý thời điểm thích hợp để đầu tư vàng

Chuyên gia gợi ý thời điểm thích hợp để đầu tư vàng

Theo TS. Lê Xuân Nghĩa, chuyên gia kinh tế, người dân có thể mua vàng khi giá vàng trong nước và thế giới không chênh lệch quá nhiều.

Sự kiện - 24/03/2025 07:43

Quảng Ninh sẽ có cụm công nghiệp hỗ trợ ngành ô tô

Quảng Ninh sẽ có cụm công nghiệp hỗ trợ ngành ô tô

UBND tỉnh Quảng Ninh đã quyết định thành lập Cụm công nghiệp hỗ trợ tại phường Hà Khẩu, TP. Hạ Long, nhằm phục vụ ngành công nghiệp hỗ trợ, đặc biệt là sản xuất các bộ phận, phụ tùng ô tô và xe có động cơ khác.

Sự kiện - 24/03/2025 06:18