Ông Biden làm thế nào để khôi phục khả năng lãnh đạo toàn cầu của Hoa Kỳ thời kỳ hậu Donald Trump?

Nhàđầutư
Xu hướng thoái lui trên toàn cầu của Hoa Kỳ đã bắt đầu từ trước khi có Chính quyền Trump nhưng nó đã tăng tốc trong vòng 4 năm qua. Ngược lại, Chính quyền của ông Biden lại dành một trong những ưu tiên hàng đầu cho việc tái tạo sức mạnh của Hoa Kỳ với các đối tác và đồng minh trên toàn cầu.
CHÍ THÀNH
24, Tháng 11, 2020 | 10:08

Nhàđầutư
Xu hướng thoái lui trên toàn cầu của Hoa Kỳ đã bắt đầu từ trước khi có Chính quyền Trump nhưng nó đã tăng tốc trong vòng 4 năm qua. Ngược lại, Chính quyền của ông Biden lại dành một trong những ưu tiên hàng đầu cho việc tái tạo sức mạnh của Hoa Kỳ với các đối tác và đồng minh trên toàn cầu.

Đạo diễn nổi tiếng của Mỹ Woody Allen từng nói: "80% của thành công là ở chỗ thể hiện được nó ra". Như vậy, đối với tổng thống mới đắc cử của Hoa Kỳ thì không có lời khuyên nào quan trọng hơn là việc đề ra chiến lược để Hoa Kỳ giảnh lại vị trí và ảnh hưởng đã mất trên toàn thế giới.

BidenTap-Getty

Ông Joe Biden bắt tay Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Bắc Kinh hồi năm 2003, khi ông còn là Phó Tổng thống Hoa Kỳ. Ảnh Getty Images

Việc thông báo Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) được các nước ký kết trong tuần rồi có lẽ sẽ là một khởi đầu tốt cho 'sự trở lại của nước Mỹ'. Trung Quốc đứng ở trung tâm trong hiệp định này, trong khi Hoa Kỳ đang quan sát từ xa hiệp định đa phương lớn nhất thế giới. Theo đánh giá của giới chuyên gia, hiệp định này tập hợp các quốc gia chiếm 30% sản lượng kinh tế và dân số của thế giới.

Trước đó, Chính quyền Trump đã rút khỏi bàn đàm phán Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), vốn được thiết kế để thắt chặt quan hệ thương mại của Hoa Kỳ với 11 nền kinh tế châu Á, và loại bỏ sự có mặt của Trung Quốc. Hiệp định này sau đó vẫn được các nước thành viên khác ký kết, dưới cái tên mới là CPTPP, mà không có sự hiện diện của Hoa Kỳ.

Điều cần làm bây giờ là chính quyền mới của Biden cần nghiên cứu để tìm ra con đường nhanh nhất để gia nhập hiệp định này, Frederick Kempe, Chủ tịch kiêm CEO của The Atlantic Council, một trong những tổ chức nghiên cứu độc lập về các vấn đề của thế giới, viết.

Hiện tượng thoái lui của Hoa Kỳ, mà nhiều học giả gọi là 'một thế giới không có Hoa Kỳ', tuy vậy không chỉ diễn ra trong lĩnh vực thương mại. 

Mới đây thôi, cả Hoa Kỳ và châu Âu bị bỏ ra ngoài rìa khi Nga làm trung gian cho một thỏa thuận chấm dứt 6 tuần giao tranh đẫm máu giữa Azerbaijan và Armenia tại khu vực tranh chấp Nagorno-Karabakh.

Bất kể quan điểm của bên nào về thỏa thuận này, và dù người Armenia có vẻ là người thua thiệt nhiều nhất, điều khiến các nhà ngoại giao quốc tế quan tâm nhất chính là vai trò trung tâm và không bị thách thức của Tổng thống Nga Vladimir Putin.

Thông điệp của ông Putin đối với châu Âu và thế giới rất rõ ràng vào thời điểm Mỹ đang chuyển đổi chính trị và mất tập trung: Hoa Kỳ không còn là nhân tố quyết định trong 'khu vực của ông ấy'.

Các nhà ngoại giao Mỹ lưu ý sự tương phản hoàn toàn giữa ảnh hưởng của Hoa Kỳ đang suy yếu hiện nay và vai trò trung tâm của Washington cách đây 25 năm trong việc làm trung gian cho việc ký kết Hiệp định Dayton kết thúc chiến tranh Bosnia.

Nhiều người Mỹ có thể ít hoan nghênh sự can dự của Washington trong các cuộc xung đột xa như vậy. Tuy nhiên, ấn tượng để lại trong lòng các đồng minh và đối thủ trên khắp thế giới là Washington đã lặng lẽ chấp nhận vai trò toàn cầu bị suy giảm trong khi hình bóng và tham vọng của Hoa Kỳ vẫn còn ở đó.

Chính quyền Biden vào ngày nhậm chức sắp tới đây có khả năng sẽ tham gia lại Hiệp định Khí hậu Paris và Tổ chức Y tế Thế giới, và cũng sẽ tạo ra các tiến triển trên những khía cạnh khác.

Trước hết, các đối tác của Hoa Kỳ sẽ theo dõi xem liệu Tổng thống Biden có hợp tác chặt chẽ hơn trong các môi trường đa phương như G-7 và G-20 để quản lý tốt hơn các công việc chung toàn cầu hay không? Đặc biệt trong việc đối phó với Covid-19, phân phối vắc-xin và các cú sốc kinh tế đang diễn ra. 

Họ cũng sẽ theo dõi xem Hoa Kỳ liệu có nhanh chóng tham gia trở lại vào các tổ chức đa phương như Liên hợp quốc hay không? Việc Mỹ rút lui đã giúp cho Trung Quốc lấp đầy các vị trí hàng đầu trong một số cơ quan có ảnh hưởng nhất của Liên hợp quốc. Trung Quốc hiện đứng đầu bốn trong số 15 cơ quan và nhóm chuyên biệt của Liên hợp quốc điều hành bộ máy của tổ chức này. Không có bất cứ nước nào khác có hơn 1 vị trí đứng đầu trong các cơ quan đó.

Điều quan trọng nhất cần giải quyết, nhưng cũng khó khăn nhất về mặt chính trị, sẽ là giải quyết lợi ích kinh tế và thương mại toàn cầu của Trung Quốc giống như thỏa thuận RCEP trong tuần rồi.

Không nơi nào Hoa Kỳ có thể đạt được chỗ đứng nhanh hơn trong việc tạo dựng các thỏa thuận thương mại và đầu tư với các đối tác châu Âu và châu Á, bằng cách tham gia các thỏa thuận hiện tại hoặc tạo ra các thỏa thuận mới.

Những gì đạt được trong RCEP cho thấy là Trung Quốc và một số đối tác khu vực thân cận nhất của Washington thấy rằng con đường nhanh nhất để đạt được thịnh vượng là thông qua thương mại và tự do hóa quan hệ kinh tế. Thỏa thuận trên dự kiến ​​sẽ bổ sung 209 tỷ USD vào thu nhập toàn cầu và 500 tỷ USD vào thương mại toàn cầu vào năm 2030.

Điều đó cho thấy, cả các thành viên Quốc hội Dân chủ và Cộng hòa cũng như các khu vực bầu cử của họ đã trở nên cảnh giác với thỏa thuận quan trọng này trước sự trỗi dậy của Trung Quốc.

Manfred Weber, lãnh đạo Đảng Nhân dân châu Âu, khu vực bầu cử lớn nhất trong quốc hội châu Âu, nói với South China Morning Post rằng thỏa thuận thương mại châu Á - Thái Bình Dương mới nên là một "lời cảnh tỉnh" cho mục tiêu chung xuyên Đại Tây Dương.

Ông nói: “Chúng ta cần một sự thống nhất của cái gọi là thế giới phương Tây cùng với ông Joe Biden, trong tư cách là một đối tác mang tính xây dựng, để đối mặt với thách thức này của Trung Quốc. Đó là câu hỏi quan trọng cho thập kỷ sắp tới".

Trở lại với câu nói của đạo diễn Woody Allen, 80% thành công có thể đang hiển hiện, nhưng 20% ​​còn lại sẽ mang tính quyết định đối với lịch sử.

Liệu Tổng thống đắc cử Biden có thể khởi động một thỏa thuận lịch sử với các đối tác châu Âu và châu Á nhằm chống lại ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc? Tác giả Frederick Kempe đặt câu hỏi trước khi kết thúc bài viết của mình trên CNBC.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 24620.00 24635.00 24955.00
EUR 26213.00 26318.00 27483.00
GBP 30653.00 30838.00 31788.00
HKD 3106.00 3118.00 3219.00
CHF 26966.00 27074.00 27917.00
JPY 159.88 160.52 167.96
AUD 15849.00 15913.00 16399.00
SGD 18033.00 18105.00 18641.00
THB 663.00 666.00 693.00
CAD 17979.00 18051.00 18585.00
NZD   14568.00 15057.00
KRW   17.62 19.22
DKK   3520.00 3650.00
SEK   2273.00 2361.00
NOK   2239.00 2327.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ