Nhiều công ty Trung Quốc bị Mỹ trừng phạt đang 'nhúng sâu' vào các dự án tại ASEAN

THANH TRẦN
06:45 06/09/2020

Trong bối cảnh các công ty Trung Quốc đang 'nhúng sâu' vào nhiều dự án cơ sở hạ tầng tại Đông Nam Á, các lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Trung Quốc sẽ càng làm phức tạp thêm nỗ lực cân bằng quan hệ của ASEAN đối với hai đối tác hàng đầu thế giới.

92375720-edda-11ea-8288-5c49f42eee5c_1320x770_231839

Các công ty Trung Quốc bị Mỹ trừng phạt đang 'nhúng sâu' vào nhiều dự án tại ASEAN. Ảnh: SCMP

Vừa qua, Washington đã trừng phạt 24 công ty của Trung Quốc vì vai trò của họ trong việc xây dựng các đảo nhân tạo ở Biển Đông. Động thái này báo hiệu rằng Mỹ sẽ tiếp tục mở rộng nhiều chiến dịch nhằm chống lại các thực thể của Trung Quốc, không chỉ riêng Huawei và các công ty công nghệ.

Hầu hết các doanh nghiệp Trung Quốc hoạt động tại ASEAN đều thuộc sở hữu nhà nước và đang đi đầu trong chương trình phát triển cơ sở hạ tầng lớn, kéo dài nhiều năm bên ngoài đại lục, bao gồm Sáng kiến Vành đai và Con đường. Động thái của Mỹ đã cho thấy thái độ cứng rắn của họ đối với Trung Quốc trên tất cả các mặt trận khi sự cạnh tranh ngày càng sâu sắc.

Cho đến nay, tuyên bố của Mỹ không gây ra nhiều phản ứng từ các quốc gia trong khu vực, ngoại trừ Philippines, mặc dù một trong những công ty bị trừng phạt là Công ty Xây dựng Giao thông Trung Quốc (CCCC), đang triển khai nhiều dự án quan trọng trong khu vực.

Tại Indonesia, CCCC đã tham gia vào các dự án cấp nước ở trung Java, một dự án cầu cảng ở Maluku, một nhà máy điện và tuyến đường sắt ở Sulawesi, và thậm chí là dự án khai hoang ở quần đảo Riau.

Tại Malaysia (trung tâm hoạt động của CCCC), công ty này đã tham gia vào dự án East Coast Rail Link, một phần quan trọng trong kế hoạch vành đai và con đường của Trung Quốc.

Không chỉ vậy, CCCC cũng đang xây dựng một tuyến đường sắt ở Johor, một tuyến đường sắt trên cao ở Thung lũng Klang, đường cao tốc, đường hầm và các công trình ngầm cho dự án tàu điện ngầm ở Kuala Lumpur cũng như các cây cầu ở Johor và Sarawak.

Công ty này thậm chí còn tham gia vào các dự án nạo vét và cải tạo ở Malacca, Penang và Johor Bahru. Vì nhiều dự án trong số này đã và đang được tiến hành, chúng sẽ ít có khả năng bị trì hoãn.

Tuy nhiên, ở Philippines, CCCC lại phải đối mặt với nhiều khó khăn hơn. Một ngày sau tuyên bố của Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo, người đồng cấp Philippines - Ngoại trưởng Teodoro Locsin Jnr cho biết ông sẽ khuyến nghị chính phủ nước này hủy hợp đồng với các công ty Trung Quốc trong danh sách đen của Mỹ.

So với Indonesia và Malaysia, dấu ấn của CCCC trong các dự án phát triển cơ sở hạ tầng của Philippines vẫn còn khiêm tốn. Bước đột phá lớn nhất của công ty này cho đến nay là dự án xây dựng một sân bay ở Cavite. Ngoài ra, CCCC cũng có một hợp đồng nạo vét cảng ở Cebu.

Một công ty con của CCCC là Tổng công ty Cầu đường Trung Quốc (CRBC), cũng đang xây dựng những cây cầu bắc qua sông Pasig ở Metro Manila như một phần của khoản viện trợ không hoàn lại của Trung Quốc dành cho nước này.

Tuy nhiên, các cam kết đầu tư khác của CRBC trong một số dự án vẫn đang ở giai đoạn nghiên cứu tính khả thi. Chúng bao gồm đường cao tốc ở Bicol, hệ thống vận chuyển nhanh bằng xe buýt ở Metro Manila và tuyến đường sắt nối Subic và sân bay Clark trên đảo Luzon.

Sự thay đổi mạnh mẽ trong chính sách của Philippines đối với Trung Quốc cùng với rủi ro chính trị có thể làm giảm niềm tin của các nhà đầu tư Trung Quốc, đặc biệt là đối với các dự án trọng điểm đã được lên kế hoạch trong một thời gian dài.

Điều này sẽ giáng một đòn mạnh vào chương trình 3B (Build, Build, Build) của Tổng thống Rodrigo Duterte cũng như nỗ lực của nước này trong việc giải quyết tình trạng thâm hụt cơ sở hạ tầng kéo dài hàng thập kỷ.

Do đó, phát ngôn viên Harry Roque của ông Duterte, đã phải nhanh chóng đính chính rằng các dự án do Trung Quốc hậu thuẫn sẽ tiếp tục được triển khai. Tuy nhiên, khi ông Duterte chỉ còn 2 năm nhiệm kì, viễn cảnh gián đoạn sẽ tiếp tục cản trở mong muốn thu hút nguồn vốn đầu tư từ Trung Quốc của Philippines.

Ở những nơi khác trong khu vực, CCCC đang tham gia vào dự án thành phố New Yangon, cảng nước sâu và khu kinh tế Kyaukpyu, một phần của chuỗi các dự án thuộc Hành lang Kinh tế Trung Quốc-Myanmar (thuộc sáng kiến BRI).

Tại Campuchia, công ty con CRBC của họ cũng đã ký thỏa thuận xây dựng một tuyến đường cao tốc nối thủ đô Phnom Penh với cảng nước sâu Sihanoukville của nước này.

CCCC là một mô hình thu nhỏ thể hiện mức độ gắn kết của Trung Quốc trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng khu vực, khiến việc bứt ra khỏi hệ thống trở nên khó khăn, thậm chí có thể nói là bất khả thi.

Hiện tại, các quốc gia ASEAN có thể đợi kết quả của cuộc bầu cử tổng thống vào tháng 11 để xem liệu chính quyền tiếp theo của Mỹ có duy trì chiến dịch chống lại các công ty Trung Quốc bị trừng phạt hay không.

Cho đến nay, trong số 34 công ty con của CCCC, chỉ có 5 công ty - bao gồm: Công ty Nạo vét CCCC, Công ty Đường thủy Thiên Tân CCCC, Công ty Đường thủy Thượng Hải CCCC, Công ty Đường thủy Quảng Châu CCCC, và Công ty Thiết kế Hàng hải Số 2 CCCC, là bị liệt vào danh sách đen.

Theo SCMP, lệnh trừng phạt của Mỹ có thể mang lại cơ hội cho các công ty khác của Trung Quốc không nằm trong danh sách đen, đặc biệt là với các doanh nghiệp tư nhân và hạng 2.

Trong thời gian sắp tới, Washington có thể sử dụng việc chuyển dịch các khoản đầu tư của Mỹ ra khỏi Trung Quốc như một động lực để có được sự ủng hộ của ASEAN đối với các lệnh trừng phạt. Thậm chí, Mỹ cũng có thể ngăn cản các nhà đầu tư nước này mở cửa hàng hoặc mở rộng kinh doanh ở các quốc gia có quan hệ sâu sắc với các công ty Trung Quốc trong danh sách đen.

Động thái này có thể hỗ trợ các nỗ lực nhằm giảm bớt tầm ảnh hưởng của các nhà thầu Trung Quốc trong khu vực, qua đó thu hút các công ty từ Nhật Bản, Hàn Quốc và những khu vực khác.

(Theo SCMP)

  • Cùng chuyên mục
Doanh nghiệp mất cơ hội kinh doanh vì thủ tục chấp thuận đầu tư

Doanh nghiệp mất cơ hội kinh doanh vì thủ tục chấp thuận đầu tư

Ông Nguyễn Hữu Thập, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Tuyên Quang cho biết, thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư đang là rào cản lớn đối với sự phát triển của doanh nghiệp tư nhân. Thực tế, thủ tục này làm tăng thời gian khoảng từ 2-5 năm và chi phí chuẩn bị đầu tư, khiến doanh nghiệp mất cơ hội kinh doanh do chờ đợi phê duyệt.

Sự kiện - 08/05/2025 09:02

Bộ trưởng Công Thương họp với các doanh nghiệp tỷ USD trước thềm đàm phán với Mỹ

Bộ trưởng Công Thương họp với các doanh nghiệp tỷ USD trước thềm đàm phán với Mỹ

Các doanh nghiệp cho biết từ nay tới tháng 6/2025 sẽ tăng cường làm việc với các đối tác Mỹ để hiện thực hóa các thỏa thuận và biên bản ghi nhớ đã ký kết.

Sự kiện - 08/05/2025 08:14

Đại sứ Knapper: Chính sách thương mại mới của Mỹ 'không nhằm gây phương hại tới các nước đối tác'

Đại sứ Knapper: Chính sách thương mại mới của Mỹ 'không nhằm gây phương hại tới các nước đối tác'

Đại sứ Marc Knapper đánh giá cao các động thái chủ động, thiện chí, mang tính xây dựng của Việt Nam trong việc chuẩn bị đàm phán thương mại với Mỹ.

Sự kiện - 08/05/2025 06:56

Ủy ban Quốc hội Mỹ ủng hộ nỗ lực đàm phán thuế quan với Việt Nam

Ủy ban Quốc hội Mỹ ủng hộ nỗ lực đàm phán thuế quan với Việt Nam

Ủy ban Đánh giá kinh tế và an ninh Mỹ - Trung Quốc (USCC) khẳng định Việt Nam là đối tác quan trọng của Mỹ trong khu vực.

Sự kiện - 07/05/2025 22:44

Tổng Bí thư Tô Lâm: Miễn viện phí toàn dân từ giai đoạn 2030-2035

Tổng Bí thư Tô Lâm: Miễn viện phí toàn dân từ giai đoạn 2030-2035

Tổng Bí thư Tô Lâm yêu cầu thực hiện tiến tới miễn viện phí toàn dân vào giai đoạn từ 2030-2035.

Sự kiện - 07/05/2025 13:20

Ông Hoàng Nam làm quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị

Ông Hoàng Nam làm quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị

Ông Hoàng Nam, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị được giao quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị từ ngày 5/5/2025 cho đến khi kiện toàn chức danh Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị nhiệm kỳ 2021-2026.

Sự kiện - 07/05/2025 11:45

[Gặp gỡ thứ Tư] 'Nghị quyết về kinh tế tư nhân cần cách thực thi khác truyền thống'

[Gặp gỡ thứ Tư] 'Nghị quyết về kinh tế tư nhân cần cách thực thi khác truyền thống'

Lần đầu tiên Nghị quyết 68-NQ/TW đã đưa ra những quan điểm đột phá về vị trí, vai trò của khu vực kinh tế tư nhân. Điều này đòi hỏi cần có cách thực thi rất khác để khu vực kinh tế được xem là "một động lực quan trọng nhất" của nền kinh tế phát huy được sứ mệnh của mình.

Sự kiện - 07/05/2025 11:14

Ấn Độ tấn công Pakistan vì vụ giết du khách Kashmir

Ấn Độ tấn công Pakistan vì vụ giết du khách Kashmir

Ấn Độ đã tấn công Pakistan và khu vực Kashmir của Pakistan vào sáng thứ Tư với ít nhất tám người chết được báo cáo cho đến nay trong khi Pakistan gọi vụ tấn công là "hành động chiến tranh trắng trợn", theo Reuters.

Sự kiện - 07/05/2025 08:23

Gói tín dụng 500.000 tỷ đồng cho doanh nghiệp đầu tư hạ tầng và công nghệ số triển khai tới đâu?

Gói tín dụng 500.000 tỷ đồng cho doanh nghiệp đầu tư hạ tầng và công nghệ số triển khai tới đâu?

Ông Đào Minh Tú, Phó Thống đốc NHNN cho biết, đối với gói tín dụng 500.000 tỷ đồng cho doanh nghiệp đầu tư hạ tầng và công nghệ số, hiện có 4 ngân hàng thương mại nhà nước đăng ký mỗi ngân hàng 60.000 tỷ đồng; 12 ngân hàng tư nhân quy mô lớn đăng ký mỗi ngân hàng 20.000 tỷ đồng; 5 ngân hàng tư nhân quy mô nhỏ hơn đăng ký 4.000 tỷ đồng.

Sự kiện - 07/05/2025 06:00

Điều gì khiến đăng ký doanh nghiệp mới bùng nổ đầu năm 2025?

Điều gì khiến đăng ký doanh nghiệp mới bùng nổ đầu năm 2025?

Lãnh đạo Bộ Tài chính thông tin những tác nhân, yếu tố dẫn đến sự bùng nổ trong đăng ký doanh nghiệp mới và doanh nghiệp quay trở lại hoạt động trong những tháng đầu năm 2025.

Sự kiện - 06/05/2025 19:08

Bộ Y tế nói lộ trình miễn viện phí cho người dân

Bộ Y tế nói lộ trình miễn viện phí cho người dân

Lãnh đạo Bộ Y tế cho biết, chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm về tiến tới miễn phí cho người dân không chỉ là định hướng mang tính chiến lược lâu dài mà là mục tiêu toàn ngành y tế quyết tâm thực hiện.

Sự kiện - 06/05/2025 17:11

Thủ tướng: Kiên định mục tiêu tăng trưởng GDP cao dù gặp thách thức từ thuế quan Mỹ

Thủ tướng: Kiên định mục tiêu tăng trưởng GDP cao dù gặp thách thức từ thuế quan Mỹ

Thủ tướng yêu cầu tập trung thực hiện các giải pháp ứng phó chính sách thuế đối ứng của Mỹ, trong đó có chuẩn bị kỹ phương án, đàm phán hiệu quả với Mỹ.

Sự kiện - 06/05/2025 15:36

Nhiều doanh nghiệp lớn của Mỹ, EU tiếp tục đầu tư ở Việt Nam

Nhiều doanh nghiệp lớn của Mỹ, EU tiếp tục đầu tư ở Việt Nam

Việc nhiều doanh nghiệp lớn của các nền kinh tế lớn tiếp tục đầu tư mới, mở rộng đầu tư cho thấy vị trí quan trọng của Việt Nam trong các chuỗi cung ứng toàn cầu.

Sự kiện - 06/05/2025 13:50

'Doanh nghiệp là động lực chính thúc đẩy đổi mới sáng tạo'

'Doanh nghiệp là động lực chính thúc đẩy đổi mới sáng tạo'

Ủy ban KH,CN&MT của Quốc hội thấy rằng, doanh nghiệp là động lực chính thúc đẩy đổi mới sáng tạo, cung cấp nguồn lực tài chính, nhân lực cho các hoạt động R&D.

Sự kiện - 06/05/2025 13:15

Công bố PCI 2024: Lần đầu tiên Hải Phòng giữ vị trí quán quân

Công bố PCI 2024: Lần đầu tiên Hải Phòng giữ vị trí quán quân

Với số điểm 74,84, lần đầu tiên Hải Phòng vươn lên vị trí quán quân trong Bảng xếp hạng Chỉ số Năng lực Cạnh tranh Cấp tỉnh (PCI).

Sự kiện - 06/05/2025 13:13

Tháo điểm nghẽn thể chế kinh tế tư nhân - từ Nghị quyết 68 của Bộ Chính trị đến sửa đổi Hiến pháp

Tháo điểm nghẽn thể chế kinh tế tư nhân - từ Nghị quyết 68 của Bộ Chính trị đến sửa đổi Hiến pháp

Ngày 4/5/2025, Tổng Bí thư Tô Lâm đã ký ban hành Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, thúc đẩy phát triển mạnh mẽ kinh tế tư nhân trong giai đoạn mới. Đây là lần đầu tiên, một văn kiện từ cấp lãnh đạo cao nhất của Đảng khẳng định khu vực kinh tế tư nhân là "một bộ phận quan trọng nhất của nền kinh tế quốc dân".

Sự kiện - 06/05/2025 10:59