Lãnh đạo Tổng cục Thuế: Khẩn trương xây dựng nghị định thực thi Thuế Tối thiểu toàn cầu
Ông Đặng Ngọc Minh, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế cho biết, Bộ Tài chính đang khẩn trương xây dựng nghị định hướng dẫn thực thi quy định Thuế tối thiểu toàn cầu, cố gắng tháng 7/2024 có dự thảo lấy ý kiến rộng rãi; tháng 10/2024 có thể ban hành nghị định hướng dẫn thu thuế bổ sung năm 2024.
Việt Nam được các chuyên gia quốc tế đánh giá rất tích cực trong quá trình xây dựng thể chế, chính sách liên quan tới Quy tắc trụ cột II Thuế tối thiểu toàn cầu. Việc áp dụng Trụ cột 2 Thuế TTTC sẽ mang lại nguồn thu lớn cho NSNN với số thu thêm ước tính khoảng 14.600 tỷ đồng/năm với 122 tập đoàn nước ngoài đầu tư vào Việt Nam. Tuy nhiên, để xây dựng nghị định thực thi Nghị quyết 107 của Quốc hội về việc áp dụng thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung là vấn đề không đơn giản, mang tính kỹ thuật cao và rất phức tạp.
Để biết các cơ quan chức năng đang làm gì để thực thi vấn đề mang tính quốc tế và còn mới với cả thế giới này, Tạp chí Nhà đầu tư đã có cuộc trao đổi với ông Đặng Ngọc Minh, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế - đơn vị được Bộ Tài chính giao trực tiếp xây dựng nghị định nhằm thực thi Trụ cột II Thuế tối thiểu toàn cầu.

Ông Đặng Ngọc Minh, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế, Bộ Tài chính. Ảnh: NDT
Trước tiên, xin ông cho biết tình hình áp dụng Thuế tối thiểu toàn cầu của các nước trên thế giới, đặc biệt là các nước trong khu vực cho đến thời điểm hiện tại?
Ông Đặng Ngọc Minh: Thuế bổ sung tối thiểu nội địa đạt chuẩn (QDMTT) là quy định quan trọng đối với các quốc gia để giành quyền đánh thuế bổ sung trước các quốc gia khác (được quy định tại Điều 10.1 trong tài liệu Quy định mẫu của OECD). Theo đó, các nước có mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp thực tế thấp hơn 15% được quyền ban hành quy định pháp luật để giành quyền thu thuế bổ sung theo quy định QDMTT trước các quốc gia khác (Các quốc gia đang áp dụng quy định IIR và UTPR). Việc ban hành các quy định này phải bảo đảm “đạt tiêu chuẩn” theo hướng dẫn của OECD.
Về tình hình triển khai Thuế tối thiểu toàn cầu, các nước có vốn đầu tư ra nước ngoài về cơ bản sẽ áp dụng Thuế tối thiểu toàn cầu từ năm 2024 để thu thêm phần chênh lệch từ mức thuế thực tế so với Thuế tối thiểu toàn cầu (15%), trong đó có các nước có số vốn đầu tư lớn vào Việt Nam như Hàn Quốc, Nhật Bản, Hồng Kông, Singapore.... Các nước nhận vốn đầu tư từ nước ngoài, tương tự như Việt Nam đang nghiên cứu để đưa ra chính sách ứng phó Thuế tối thiểu toàn cầu, trong đó có việc áp dụng quy định QDMTT để tránh việc nộp thuế bổ sung đối với phần thu nhập của đơn vị hợp thành có thuế suất thực tế thấp hơn mức tối thiểu về các nước có công ty mẹ đóng trụ sở chính, đồng thời cũng nghiên cứu một số giải pháp hỗ trợ về tài chính để giữ chân các doanh nghiệp FDI thuộc đối tượng của Thuế tối thiểu toàn cầu và thu hút các nhà đầu tư mới.
Như vậy, việc ban hành Nghị quyết 107 của Quốc hội có thể coi là động thái quan trọng để giành quyền thu thuế của Việt Nam và đương nhiên chúng ta được ưu tiên thu thuế trước?
Ông Đặng Ngọc Minh: Đúng là như vậy. Thuế tối thiểu toàn cầu không phải là điều ước quốc tế, không phải là cam kết quốc tế, không bắt buộc các quốc gia phải áp dụng. Tuy nhiên, nếu Việt Nam không áp dụng thì vẫn phải chấp nhận việc các quốc gia khác áp dụng Thuế tối thiểu toàn cầu, có quyền thu thuế bổ sung đối với các doanh nghiệp tại Việt Nam (nếu thuộc đối tượng áp dụng) mà được hưởng mức thuế suất thực tế tại Việt Nam thấp hơn mức tối thiểu toàn cầu 15%, đặc biệt là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Trước bối cảnh nêu trên, để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của mình, Việt Nam cần khẳng định áp dụng Thuế tối thiểu toàn cầu. Theo hướng dẫn của OECD về quy định chống xói mòn cơ sở thuế toàn cầu, Thuế tối thiểu toàn cầu có bản chất là thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung vàcác nước cần quy định trong hệ thống pháp luật của mình cho phù hợp.
Việc áp dụng các quy định về thuế tối thiểu toàn cầu mang lại cho Việt Nam những cơ hội mới, cụ thể như: Tăng nguồn thu ngân sách nhà nước từ phần thu thuế bổ sung; Tăng cường hội nhập quốc tế; Hạn chế hiện tượng trốn thuế, tránh thuế, chuyển giá, chuyển lợi nhuận.
Nếu Việt Nam áp dụng quy định về Thuế bổ sung tối thiểu nội địa đạt chuẩn (QDMTT) thì sẽ thu thêm thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung đối với những doanh nghiệp thuộc đối tượng áp dụng. Theo tính toán sơ bộ với số liệu quyết toán thuế năm 2022, có 122 tập đoàn nước ngoài đầu tư vào Việt Nam sẽ chịu ảnh hưởng từ việc áp dụng QDMTT và số thuế Việt Nam sẽ thu được khi áp dụng quy định này ước tính khoảng 14.600 tỷ đồng.
Khi Việt Nam áp dụng Quy định Tổng hợp thu nhập chịu thuế tối thiểu (IIR) đối với những doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài, theo tính toán sơ bộ với số liệu quyết toán thuế năm 2022 thì có khoảng 6 tập đoàn của Việt Nam đầu tư ra nước ngoài chịu ảnh hưởng của quy định IIR và số thuế thu được ước tính khoảng 73 tỷ đồng (nếu nước nhận đầu tư không áp dụng quy định QDMTT).
Nhiều tập đoàn, doanh nghiệp FDI lớn đang rất quan tâm tới lộ trình thực hiện kê khai thuế theo quy định mới? Cùng với đó, doanh nghiệp cũng lo ngại có thể tăng thêm thủ tục hành chính hoặc gây khó cho doanh nghiệp?
Ông Đặng Ngọc Minh: Với Thuế tối thiểu toàn cầu, lần đầu tiên chuyển từ đánh thuế theo pháp nhân sang đánh thuế theo nhóm công ty, quốc gia. Việc đánh thuế theo nhóm công ty có tác dụng với chống chuyển giá, khiến tất cả các bút toán giữa các pháp nhân trong tập đoàn không còn ý nghĩa. Vì cuối cùng, thuế tính trên mức thuế thực tế của cả nhóm.
Đối với quy định về kê khai, nộp thuế và quản lý thuế, theo Nghị quyết 107, người nộp thuế cần nộp hồ sơ bao gồm tờ khai thông tin theo quy định, tờ khai thuế TNDN bổ sung kèm bản thuyết minh giải trình chênh lệch do khác biệt giữa các chuẩn mực kế toán tài chính và nộp thuế cho cả 2 trường hợp.
Thời hạn nộp hồ sơ và nộp thuế kể từ sau ngày kết thúc năm tài chính, theo quy định QDMTT là 12 tháng, theo quy định IIR là 18 tháng đối với năm đầu tiên và 15 tháng đối với các năm tiếp theo.
Nếu tập đoàn đa quốc gia chỉ có duy nhất một đơn vị hợp thành tại Việt Nam, thì một đơn vị hợp thành tại Việt Nam đó sẽ kê khai và nộp thuế. Nếu tập đoàn có nhiều hơn 1 một đơn vị hợp thành tại Việt Nam thì chỉ định một đơn vị hợp thành tại Việt Nam nộp tờ khai và nộp thuế. Trường hợp tập đoàn không thông báo chỉ định, cơ quan thuế sẽ thông báo chỉ định một đơn vị hợp thành phải nộp tờ khai và nộp thuế.
Để giảm gánh nặng tuân thủ đối với các tập đoàn, theo hướng dẫn của OECD, Nghị quyết 107 bao gồm quy định giảm trừ trách nhiệm trong giai đoạn chuyển tiếp cho các năm tài chính từ ngày 31/12/2026 trở về trước nhưng không bao gồm năm tài chính kết thúc sau ngày 30/6/2028. Trong giai đoạn chuyển tiếp, không xử phạt vi phạm hành chính về thuế đối với hành vi vi phạm về khai và nộp tờ khai thông tin theo quy định về thuế TTTC và tờ khai thuế TNDN bổ sung kèm bản thuyết minh giải trình chênh lệch do khác biệt giữa các chuẩn mực kế toán tài chính.
Nghị quyết cũng quy định cho phép đơn vị hợp thành được lựa chọn sử dụng phương pháp tính toán đơn giản để xác định việc đáp ứng các tiêu chí giảm trừ trách nhiệm đối với lợi nhuận tính thuế bổ sung, doanh thu và thu nhập bình quân, thuế suất thực tế. Số thuế TNDN bổ sung đã nộp theo quy định tại Nghị quyết 107 có thể được bù trừ khi xác định thuế TNDN phải nộp tại Việt Nam tương ứng đối với phần thu nhập nhận được do đầu tư ở nước ngoài.
Cuối cùng, là đại diện đơn vị được giao xây dựng nghị định của Chính phủ thực thi Nghị quyết 107 của Quốc hội, xin ông cho biết lộ trình xây dựng nghị định?
Tháng 11/2023, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết 107/2023/QH15 về việc áp dụng thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung theo quy định chống xói mòn cơ sở thuế toàn cầu cũng như kế hoạch xây dựng Nghị định quy định chi tiết Nghị quyết. Theo đó Việt Nam sẽ thực hiện quyền đánh thuế với tập đoàn đa quốc gia hoạt đông đầu tư tại Việt Nam, cũng như tập đoàn Việt Nam đầu tư ra nước ngoài tính từ 1/1/2024.
Để triển khai Nghị quyết này, Chính phủ đã khẩn trương xây dựng các văn bản quy phạm trong đó giao Bộ Tài chính xây dựng nghị định của Chính phủ hướng dẫn thực hiện Thuế tối thiểu toàn cầu. Bộ tài chính đã giao cho các bộ phận chức năng. Tổng cục Thuế đang khẩn trương lấy ý kiến chuyên gia cấp độ kỹ thuật, cố gắng tháng 7/2024 có dự thảo lấy ý kiến rộng rãi cộng đồng doanh nghiệp, dự kiến đến tháng 10/2024 có thể ban hành nghị định hướng dẫn, đạt mục tiêu thu thuế bổ sung vào năm 2024.
Xin trân trọng cảm ơn ông!
- Cùng chuyên mục
Tài chính Hoàng Huy đặt mục tiêu lợi nhuận kỷ lục, nhiều dự án sẽ ghi nhận doanh thu trong năm 2025
Nếu TCH hoàn thành kế hoạch lợi nhuận năm 2025 (1.600 tỷ đồng), đây sẽ là kết quả lãi ròng cao nhất của công ty trong lịch sử hoạt động.
Tài chính - 09/05/2025 16:20
Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp tư nhân sẽ là động lực quan trọng với thị trường chứng khoán
Trong bối cảnh thế giới còn nhiều biến động phức tạp, giới chuyên gia kỳ vọng Nghị quyết số 68 về phát triển kinh tế tư nhân sẽ là một trong các động lực quan trọng với thị trường chứng khoán trong nước.
Tài chính - 09/05/2025 13:46
Ông Lương Trí Thìn: Công ty vốn dưới 10.000 tỷ là công ty nhỏ
Trong 3 năm tới, Đất Xanh sẽ không chào bán cổ phiếu cho cổ đông nữa. Dù vậy, doanh nghiệp còn kế hoạch chào bán riêng lẻ 93 triệu cổ phiếu và phát hành cổ phiếu thưởng.
Tài chính - 09/05/2025 11:08
Quý đầu năm kém vui tại Cảng Quy Nhơn
Trong quý đầu tiên của năm 2025, lợi nhuận sau thuế của CTCP Cảng Quy Nhơn giảm hơn 18,6% so với cùng kỳ. Nguyên nhân do sản lượng hàng hóa thông qua cảng, lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ đều giảm.
Tài chính - 09/05/2025 06:45
Eximbank bổ nhiệm thêm 2 Phó Tổng giám đốc
Đó là ông Phạm Quang Dũng và ông Trần Anh Thắng, nguyên là thành viên HĐQT và thành viên HĐQT độc lập của Eximbank nhiệm kỳ VII (2020-2025).
Tài chính - 08/05/2025 18:40
Bluechips kéo VN-Index tăng gần 20 điểm
Cổ phiếu VIC nói riêng và nhóm VN30 nói chung là chất xúc tác tích cực giúp VN-Index tăng mạnh gần 20 điểm trong phiên giao dịch 8/5.
Tài chính - 08/05/2025 17:12
Tập đoàn Taseco tăng trưởng lợi nhuận 3 năm liên tiếp
Tập đoàn Taseco đạt lợi nhuận gần 1.200 tỷ đồng trong năm 2024; cả 2 mảng hạt nhân gồm dịch vụ phi hàng không và bất động sản đều khởi sắc.
Tài chính - 08/05/2025 16:20
CEO CII: Các lô đất tại Thủ Thiêm được tính giá đất năm 2015 và 2016
Các lô đất được thanh toán sau khi thực hiện dự án BT tại Thủ Thiêm cho CII sẽ được tính giá đất thời điểm tháng 4/2015 và tháng 4/2016.
Tài chính - 08/05/2025 13:50
Dòng tiền sẽ đổ về nhóm VNMidcap trong tháng 5?
Nhóm VNMidcap có nhiều cơ hội thu hút chú ý của nhà đầu tư trong tháng 5 nhờ phục hồi thấp hơn so với nhóm vốn hóa lớn trong tháng 4.
Tài chính - 08/05/2025 08:35
Chủ sở hữu Casino Phú Quốc lỗ lũy kế gần 5.000 tỷ
Mặc dù chi phí được cắt giảm đáng kể nhưng doanh thu đi lùi ở mảng chuyển nhượng bất động sản và casino đã khiến Du lịch Phú Quốc lỗ lớn năm 2024.
Tài chính - 07/05/2025 17:22
Petrolimex làm ăn ra sao dưới thời CEO Đào Nam Hải?
Dưới giai đoạn điều hành của CEO Đào Nam Hải (2022-2024), kết quả kinh doanh của Petrolimex có những chuyển biến đáng chú ý.
Tài chính - 07/05/2025 11:39
Chứng khoán kỳ vọng sẽ bùng nổ cùng KRX
Trong hai ngày vận hành hệ thống KRX, thị trường chứng khoán chưa ghi nhận diễn biến bùng nổ, thanh khoản cũng kém sôi động. Song về dài hạn, việc đưa hệ thống KRX vào vận hành sẽ mở ra các sản phẩm mới, giúp thị trường chứng khoán vận hành tích cực hơn và có thể được nâng hạng trong thời gian gần.
Tài chính - 07/05/2025 09:02
Nhiều giải pháp để chứng khoán Việt Nam sớm nâng hạng
Thứ trưởng Bộ Tài chính Trần Quốc Phương cho biết Bộ Tài chính sẽ tập trung triển khai các giải pháp lớn để gia tăng niềm tin của nhà đầu tư nước ngoài với TTCK Việt Nam và tăng cường sự ủng hộ của NĐTNN đối với việc nâng hạng.
Tài chính - 07/05/2025 08:58
Loạt công ty niêm yết bị UBCKNN xử phạt
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) đã ban hành loạt quyết định xử phạt đối với doanh nghiệp, công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ.
Tài chính - 07/05/2025 08:51
Cổ phiếu giảm mạnh, điều gì đang diễn ra ở Bảo hiểm PJICO?
Cổ phiếu PGI giảm gần 6% trong bối cảnh nhóm bảo hiểm phiên 6/5 diễn biến tích cực khi toàn ngành tăng 1,77%, với nhiều mã tăng tốt như BVH, PVI…
Tài chính - 07/05/2025 07:55
Giá vàng tăng cùng chiều, USD đi ngược thế giới
Tháng 4/2025, giá vàng thế giới tăng hơn 7% nhưng giá vàng trong nước tăng tới 10%. Trong khi đó, giá USD trong nước tăng gần 1% dù trên thị trường quốc tế giảm hơn 3%
Tài chính - 07/05/2025 07:00
- Đọc nhiều
Đáng đọc
- Đáng đọc
Chuyên gia: Không nên quá ‘hoảng loạn’ với con số thuế 46% từ Mỹ
Tài chính - Update 1 month ago
'Bối cảnh mới mở ra những cơ hội đầu tư chưa từng có'
Tài chính - Update 1 month ago
Phát triển kinh tế tư nhân - đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng
Sự kiện - Update 1 month ago